Mục Tiêu, Nội Dung, Loại Hình Bồi Dưỡng Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thực Hành

27


Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH


TT

Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH

Đim

chuẩn

1

Nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành

30

1.1

Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành

5

1.2

Chuẩn bị các điều kiện cho bài thực hành (vật tư, dụng

5


cụ, thiết bị...)


1.3

Biên soạn giáo án, đề cương bài thực hành

5

1.4

Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành

3

1.5

Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy thực hành cho

5


phần hướng dẫn ban đầu


1.6

Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án xử lý

2


trong quá trình thực hiện giáo án


1.7

Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các nội dung của

5


bài thực hành


2

Nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành

60

2.1

Sư phạm


40

2.1.1

Tư thế, tác phong

5


2.1.2

Ngôn ngữ

2


2.1.3

Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề

2


2.1.4

Phối hợp các phương pháp dạy thực hành

5


2.1.5

Lựa chọn các bước thao tác mẫu

3


2.1.6

Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học

3


2.1.7

Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học

3


2.1.8

Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh

5


2.1.9

Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp

5


2.1.10

Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng

2


2.1.11

Hướng dẫn cách học, cách luyện tập cho học sinh

5


2.2

Chuyên môn


20

2.2.1

Nội dung dạy học

2


2.2.2

Cấu trúc bài giảng

1


2.2.3

Trình tự hướng dẫn các bước

1


2.2.4

Thao tác mẫu

5


2.2.5

Phân tích, làm mẫu các thao tác khó

4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 5

28



TT

Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH

Đim

chuẩn

2.2.6

Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính xác của học

3


sinh trong thực hành bài tập


2.2.7

Kết hợp lý thuyết và thực hành

2

2.2.8

Liên hệ thực tế

1

2.2.9

Củng cố bài

1

3

Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập

10

3.1

Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của học sinh

2

3.2

Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh

3

3.3

Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh

5

Tổng số điểm

100

Trên cơ sở nội dung các tiêu chí và thang điểm đánh giá, NLDH của GVTH được chia làm 4 loại:

Bảng 1.3. Xếp loại NLDH của GVTH


TT

Xếp loại NLDH

của GVTH

Đim xếp loi

Ghi chú

1

NLDH loại giỏi

Từ 80 đến 100 điểm

Điểm mục 1, 2, 3

2

NLDH loại khá

Từ 70 đến < 80 điểm

(bảng 1.1) phải

đạt từ 70% trở lên

3

NLDH loại trung bình

Từ 50 đến < 70 điểm

Điểm mục 1, 2, 3




(bảng 1.1) phải




đạt từ 50% trở lên

4

NLDH loại yếu

< 50 điểm



1.4. Mục tiêu, nội dung, loại hình bồi dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành

1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng

- Mục tiêu chung: Phát triển và hoàn thiện nhân cách GVTH để có một đội ngũ GVTH giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

- Mục tiêu cụ thể:

29


+ Chuẩn hóa GVTH theo quy định của chức danh giáo viên (giáo viên sơ cấp nghề, giáo viên trung cấp nghề và giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề).

+ Nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao trình độ tay nghề

+ Tiếp cận với thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ mới.

1.4.2. Nội dung bồi dưỡng

Bồi dưỡng NLDH cho GVTH, bao gồm:

- Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành (cần chú trọng bồi dưỡng kỹ năng biên soạn giáo án, kỹ năng thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành và kỹ năng lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học).

- Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành (cần tập trung bồi dưỡng năng lực sư phạm và một số năng lực, kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng thao tác mẫu, kỹ năng phân tích các thao tác khó, năng lực kết hợp lý thuyết và thực hành, năng lực liên hệ thực tế...).

- Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập (cần bồi dưỡng năng lực phân tích kết quả thực hiện bài tập của học sinh, năng lực xử lý thông tin phản hồi).

1.4.3. Loại hình bồi dưỡng

Có nhiều cách phân loại các loại hình bồi dưỡng:

- Theo thời gian: có bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn.

- Theo cách tổ chức: có bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ.

- Theo kiến thức, kỹ năng: có bồi dưỡng trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng bậc tay nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học...

- Theo chu kỳ: có bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đột xuất.

- Theo sự kết hợp: là sự phối hợp giữa các loại hình trên. Ví dụ như: Bồi dưỡng dài hạn, tập trung; bồi dưỡng ngắn hạn tay nghề; bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ sư phạm...

Trong thực tế thường sử dụng loại hình bồi dưỡng kết hợp. Ngoài ra còn hình thức tự bồi dưỡng của từng cá nhân giáo viên.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng

Bồi dưỡng NLDH cho GVTH là một quá trình gồm các khâu như: Chuẩn bị (tìm hiểu nhu cầu, xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, lựa chọn hình thức và địa điểm tổ chức, xác định thời gian, xác định quy mô học viên, dự kiến giảng viên, dự trù kinh phí...); thực hiện bồi dưỡng (giảng dạy, thảo luận nhóm, hội thảo chuyên đề, kiểm tra đánh giá); tổng kết.

30


Kết quả bồi dưỡng phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình bồi dưỡng:

- Yếu tố chủ quan chính là nhận thức về nhu cầu và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NLDH của các cơ sở dạy nghề và của mỗi giáo viên.

- Yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố trong các khâu của quá trình bồi dưỡng và một số tác động khác của xã hội.


Kết luận chương 1

1. GVDN có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh. Để hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình, GVDN được đào tạo để có năng lực chuyên môn kỹ thuật, năng lực sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp. Một trong những năng lực đặc trưng cho GVDN là năng lực SPKT. Năng lực SPKT là loại năng lực chuyên biệt bao gồm NLDH trong dạy nghề, năng lực giáo dục nghề nghiệp và năng lực tổ chức với các năng lực, kỹ năng tương ứng. Năng lực SPKT giúp người GVDN hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh.

2. NLDH trong dạy nghề là thành tố chính của năng lực SPKT. NLDH của GVTH là một tập hợp các nhóm năng lực với các năng lực, kỹ năng thành phần. NLDH giúp GVTH chuẩn bị bài giảng, thực hiện bài giảng và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy thực hành với các kỹ năng có tính đặc thù mà các loại giáo viên khác không có như: Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành; phối hợp các phương pháp dạy thực hành; lựa chọn các thao tác mẫu; làm mẫu các thao tác; phân tích, làm mẫu các thao tác khó; kết hợp lý thuyết với thực hành... NLDH của GVTH ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh.

3. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được xây dựng trên cơ sở cấu trúc NLDH trong dạy nghề, phân tích hoạt động của GVDN và các tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH bao trùm mọi hoạt động chuyên môn, hoạt động sư phạm của GVTH trong việc chuẩn bị, thực hiện bài giảng và đánh giá kết quả học tập. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH là công cụ để khảo sát, điều tra thực trạng và đánh giá NLDH sau bồi dưỡng của nhóm giáo viên TN.

4. Bồi dưỡng NLDH cho GVTH nhằm đạt mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm... Xác định mục tiêu, nội dung và lựa chọn loại hình bồi dưỡng phù hợp giúp cho việc bồi dưỡng đạt kết quả, nâng cao được NLDH cho GVTH.

31


Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

2.1. Sơ lược về ngành dạy nghề, đặc điểm đội ngũ giáo viên thực hành và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu cực miền núi phía Bắc

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề

Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề có tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển đội ngũ GVDN. Sơ đồ (hình 2.1) cho thấy một bức tranh khái quát về toàn bộ quá trình hình thành, phát triển ngành dạy nghề của Việt Nam trong đó có đội ngũ GVDN.


Tổng cục Dạy nghề (Trực thuộc Chính phủ) (6-1978)


Tổng cục đào tạo CNKT Bộ Lao động 10-1969

Vụ đào tạo nghề

Bộ ĐH-THCN-DN 2- 1987


Vụ đào tạo CNKT Bộ Lao động 12-1963

Vụ THCN-DN Bộ GD và ĐT 1992


Vụ chính trị - Đào tạo CN Bộ Lao động 4-1952

Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐTB- Xã hội 7-1998 đến nay

Hình 2.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề

Dạy nghề truyền thống của Việt Nam (truyền nghề trong gia đình, dòng tộc, phường hội...) đã có từ lâu đời. Song dạy nghề theo đúng nghĩa (có cơ quan quản lý, có trường, lớp, tài liệu dạy học...) được bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ 19. Có thể chia ra các thời kỳ sau:

32


- Thời kỳ thực dân Pháp thực hiện khai thác thuộc địa ở Việt Nam và

Đông Dương (năm 1890).

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

- Sau khi hòa bình lập lại và trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954 - 1964).

- Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền Bắc và chi viện cho cách mạng ở miền Nam (1964 - 1975).

- Thời kỳ xây dựng đất nước thống nhất (1975 - 1986).

- Thời kỳ đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần (1986 - 1998).

- Thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế (1998 đến nay).

Trong mỗi thời kỳ đều có những nét đặc trưng riêng theo từng giai đoạn lịch sử. Song bao quát chung đó là sự phát triển mang tính kế thừa để ngành dạy nghề ngày càng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

2.1.2. Đặc điểm đội ngũ giáo viên thực hành và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

2.1.2.1. Một số nét sơ lược về các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Trong đó Thái Nguyên là trung tâm đào tạo của khu vực và là trung tâm đào tạo lớn thứ ba của cả nước (sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Về cơ bản, đây là khu vực có rất nhiều tiềm năng (về con người, về tài nguyên thiên nhiên...) nhưng cũng là nơi còn nhiều khó khăn và là vùng kinh tế, xã hội kém phát triển trong đó có GD&ĐT.

Đề tài thực hiện khảo sát, điều tra tại các trường dạy nghề thuộc 6 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, gồm:

- Tại tỉnh Cao Bằng: Trường Trung cấp nghề Cao Bằng.

- Tại tỉnh Bắc Cạn: Trường Trung cấp nghề Bắc Cạn.

- Tại tỉnh Tuyên quang: Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang và Khoa

Đào tạo nghề , Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tuyên quang.

- Tại tỉnh Hà Giang: Trường Trung cấp nghề Hà Giang.

33


- Tại tỉnh Lạng Sơn: Trường Trung cấp nghề Việt Đức.

- Tại tỉnh Thái Nguyên: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên; Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam; Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - TKV thuộc Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam; Trường Trung cấp nghề số 1 thuộc Bộ Quốc phòng; Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Các ngành nghề đào tạo tại các nhà trường rất đa dạng, phong phú thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau (theo danh mục ngành nghề đào tạo do nhà nước quy định):

- Nhóm nghề Cơ khí: Nghề Hàn; nghề Cắt gọt kim loại; nghề Nguội sửa chữa máy công cụ; nghề Chế tạo thiết bị cơ khí.

- Nhóm nghề Gia công áp lực: Nghề Cán - kéo kim loại; nghề Rèn.

- Nhóm nghề Điện: Nghề Điện công nghiệp; nghề Điện dân dụng; nghề Điện tử công nghiệp; nghề Đo lường điện; nghề Xây lắp điện.

- Nhóm nghề Động lực: Nghề Công nghệ ôtô; nghề Sửa chữa xe máy.

- Nhóm nghề Nông lâm nghiệp: Nghề Lâm sinh; nghề Chế biến rau quả; nghề Công nghệ chế biến chè; nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Nhóm nghề Công nghệ thông tin: Nghề Quản trị cơ sở dữ liệu; nghề Lập trình máy tính; nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.

- Nhóm nghề Kinh tế: Nghề Kế toán doanh nghiệp; nghề Quản trị doanh nghiệp; nghề Maketting.

- Nhóm nghề Kỹ thuật Mỏ: Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ, hầm lò; nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ.

2.1.2.2. Đặc điểm của đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

Khác với giáo viên các trường phổ thông được đào tạo từ trường sư phạm, GVDN được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau. Sơ đồ (hình 2.2) [38] cho thấy con đường hình thành và phát triển đội ngũ GVDN của ngành dạy nghề nói chung (theo mũi tên mnh) và GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nói riêng (theo mũi tên đậm).

34



Giáo viên dạy nghề

(dạy cả LT&TH)


Bồi dưỡng nâng cao


Bồi dưỡng năng lực thực hành

Đào to ĐH hoc CĐ SPKT (hva làm va hc)



Giáo viên dạy nghề (dạy thực hành)

Giáo viên dạy nghề (dạy lý thuyết)



Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật


ĐHSPKT SAU ĐH ĐH CĐ Công nhân bậc cao Nghệ nhân CĐSPKT


Nguồn cung cấp (đào tạo) GVDN


Hình 2.2. Mô hình đào tạo và bồi dưỡng GVDN

Mô hình đào tạo và bồi dưỡng GVDN cho thấy tính khác biệt của đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc với GVTH ở các khu vực khác trong toàn quốc, đó là: GVTH đa số là cử nhân tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng (có trình độ tay nghề tương đương bậc 2/7) được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (sư phạm bậc 1, bậc 2) và bồi dưỡng tay nghề để đảm nhiệm việc dạy thực hành. Có sự khác biệt là do khu vực miền núi phía Bắc là một trong số các khu vực kinh tế xã hội còn kém phát triển về nhiều mặt nên việc thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022