Giáo Viên Tiểu Học Và Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Tiểu Học


học; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, GV; huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực...

Như vậy, quản lý giáo dục là quá trình tổ chức những tác động giáo dục của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý mà chủ yếu là quá trình dạy học và giáo dục ở các nhà trường để phục vụ cho mục tiêu giáo dục đã đề ra.

1.1.2. Giáo viên tiểu học và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

1.1.2.1. Giáo viên tiểu học

Điều 66, Luật Giáo dục năm 2019 quy định: "Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên." [20, tr.12]. Giáo viên là những người có đầy đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định. Trong điều 67, Luật Giáo dục 2019 đã chỉ rõ: "Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: (1) Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; (2) Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; (3) Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp".[20, tr.33].

Giáo viên là người lao động trí óc, đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Muốn dạy học và giáo dục có hiệu quả người GV phải có kiến thức khoa học chuyên sâu theo lĩnh vực, đồng thời còn có các kiến thức khoa học giáo dục, nắm vững các quy luật phát triển tâm sinh lý để hình thành nhân cách cho HS của từng cấp học. Nghề giáo còn đòi hỏi phải có tính nghệ thuật, phải tổ chức ứng xử giữa con người với con người nên đòi hỏi người GV phải khéo ứng xử sư phạm, biết vận dụng các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, phải dựa vào tình huống và con người cụ thể để có phương pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả nhất. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường, là người làm việc trực tiếp với HS, là người điều khiển quá trình dạy học, là yếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục thích hợp và thông qua chính nhân cách của mình GV trực tiếp tác động lên nhân cách của HS.


Từ những phân tích trên đây có thể hiểu khái niệm GV tiểu học như sau: GV tiểu học là những người thực hiện hoạt động dạy học - giáo dục trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục ở bậc tiểu học có đầy đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định.

1.1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Mỗi một nghề nghiệp, trong đó có nghề GV đều có những yêu cầu riêng có của mỗi nghề nghiệp đó để đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Chuẩn nghề nghiệp GV là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GV cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Do đó, việc quy định chuẩn nghề nghiệp cho GV có ý nghĩa rất quan trọng đây là cơ sở pháp lý để xây dựng, đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho GV hoàn thành tốt những mục tiêu đào tạo đặt ra. Đồng thời đây là những thước đo cho mỗi GV đánh giá được năng lực, phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp để từ đó có kế hoạch hoàn thiện hơn để đáp ứng những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Mặt khác, chuẩn nghề nghiệp GV còn giúp các nhà quản lý trong đó có Hiệu trưởng có căn cứ pháp lý đánh giá, xếp loại GV, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường mình quản lý. Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 20/2018/BGDĐT, ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông. Khoản 3 điều 3 Thông tư 20 quy định: "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS trong các cơ sở giáo dục phổ thông" [4, tr.2].

Giáo viên tiểu học là người giảng dạy ở bậc tiểu học nằm trong cơ sở giáo dục phổ thông do đó có thể khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học là hệ thống phẩm chất, năng lực mà GV tiểu học cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS tiểu học. Hệ thống phẩm chất, năng lực này do Bộ GD&ĐT quy định.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 3


1.1.3. Bồi dưỡng và bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.2.3.1. Bồi dưỡng

Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [20, tr.191]. Tuy nhiên, khái niệm bồi dưỡng còn có những cách hiểu khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, thì bồi dưỡng “là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [11, tr.13]. Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả quá trình GD&ĐT nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất nhân cách. Quá trình bồi dưỡng, được hiểu theo nghĩa rộng diễn ra cả trong nhà trường và trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ không những chỉ trang bị những kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học trong nhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển, cập nhật nhằm hoàn thiện phẩm chất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá trình học tập. Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách. Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình GD&ĐT ở nhà trường. Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận của quá trình GD&ĐT, là khâu tiếp nối GD&ĐT con người khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường.

Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Bồi dưỡng là một khâu tiếp nối quá trình đào tạo. Qua nghiên cứu, phân tích các quan điểm nêu trên có thể đưa ra khái niệm bồi dưỡng như sau: Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho cá nhân nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể.


1.2.1.2. Bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Trên cơ sở phân tích các khái niệm bồi dưỡng, GV tiểu học, chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học có thể đưa ra khái niệm hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp như sau: Hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là những tác động có tổ chức, có kế hoạch của các chủ thể quản lý tới GV tiểu học để bổ sung, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nhằm đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học theo quy định.

Qua khái niệm cần chú ý những vấn đề cơ bản là:

- Hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là hoạt động cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng sư phạm và các phẩm chất khác theo quy định nhằm đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học theo quy định hiện hành của các cơ quan quản lý.

- Việc tổ chức bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu tổ chức cho GV không ngừng học tập, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác, không ngừng hoàn thiện nhằm hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2.3.Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Trên cơ sở phân tích các khái niệm GV tiểu học, bồi dưỡng, quản lý, tác giả đã hệ thống hóa, kế thừa các khái niệm nêu trên và đưa ra khái niệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp như sau:

Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội để tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đã được quy định.


1.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.2.1. Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Mục tiêu bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và những phẩm chất bảo đảm cho con người đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và dạy học ở trường tiểu học.

1.2.2. Nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Nội dung bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được quy định trong Thông tư 20/2018/BGDĐT, ngày 22/8/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông [4]. Qua nghiên cứu Thông tư có thể xác định được những nội dung bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm:

Một là: về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

- Đạo đức nghề nghiệp: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

- Lối sống, tác phong: Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức, phong


cách Hồ Chí Minh.Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Hai là,về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

- Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp.

- Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân; Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân; Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm theo chuẩn nghề nghiệp.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục; Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.

- Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho HS; Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS; Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS;

- Hiểu các đối tượng HS và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ HS; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS trong hoạt động dạy học và giáo dục; Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng HS trong hoạt động dạy học và giáo dục;

1.2.3. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề

nghiệp

- Phương pháp bồi dưỡng: Trong thực tiễn, một số phương pháp bồi dưỡng

GV tiểu học là: Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm; Phương pháp nêu và


giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống; Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm; Phương pháp luyện tập thực hành; Phương pháp đóng vai, trò chơi; Phương pháp động não...các phương pháp bồi dưỡng GV này cần được vận dụng một cách tinh tế, khéo léo theo từng điều kiện cụ thể nhằm giúp GV phát triển kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng ngày càng tốt hơn.

- Hình thức bồi dưỡng: Có các hình thức bồi dưỡng cụ thể sau:

Hình thức bồi dưỡng thường xuyên: Là hình thức bồi dưỡng mà được tiến hành theo chương trình, kế hoạch của nhà quản lý theo từng học kỳ, từng năm học nhằm bổ sung, cập nhật các chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của cấp trên, nội dung, chương trình mới nâng cao kiến thức chuyên môn, chuyên sâu của GV tiểu học góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường. Học tập, bồi dưỡng thường xuyên còn là một trong những nhiệm vụ của nhà giáo để đạt được các tiêu chí theo quy định của chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hình thức bồi dưỡng tại chỗ: Là hình thức bồi dưỡng ngay tại nhà trường thông qua các hoạt động như sinh hoạt chuyên môn theo khối, theo tổ chuyên môn, dự giờ, đánh giá bài giảng của các GV khác …Hình thức này giúp các GV nâng cao được trình độ, năng lực chuyên môn thông qua các GV trao đổi, học hỏi nhau trong cùng lĩnh vực công tác. Hình thức này ưu điểm là nằm trong chương trình công tác của GV, đảm bảo được về thời gian, kinh phí…Tuy nhiên, có nhược điểm phạm vi hẹp trong cùng trường nên việc giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà trường còn hạn chế…

Hình thức bồi dưỡng tự đào tạo: Việc học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp của GV là một trong những hoạt động thường xuyên. Qua quá trình công tác, căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp đã được quy định, người GV sẽ xác định cho mình những phẩm chất nghề nghiệp của mình còn yếu, còn chưa đạt yêu cầu để rồi từ đó họ xác định những nội dung, những tiêu chí cần phải được hoàn thiện, bồi dưỡng. Hình thức này được GV thực hiện thông qua các hoạt động như tự nghiên cứu, tự rèn luyện thông qua hệ thống phương tiện, cơ


sở vật chất phục vụ dạy và học của nhà trường như hệ thống thư viện, tư liệu, các văn bản pháp quy của cơ quan cấp trên quản lý, hệ thống giáo án lưu…Để hình thức bồi dưỡng này đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải xác định cho GV về những tiêu chuẩn nghề nghiệp, xác định cho họ những điểm còn thiếu, còn yếu để họ tự bồi dưỡng phấn đấu vươn lên hoàn thiện. Mặt khác, cần phải có những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ việc tự đào tạo của GV tiểu học

Bồi dưỡng từ xa: là hình thức bồi dưỡng sử dụng các thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại để bồi dưỡng. Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển và hỗ trợ của hệ thống thiết bị công nghệ như khai thác mạng internet, truyền hình xuất hiện ngày càng đa dạng và phong phú. GV có thể sử dụng các phương tiện này để bồi dưỡng từ xa theo chuẩn nghề nghiệp. Đây là một trong những hình thức bồi dưỡng đang trở nên phổ biến rộng rãi vì sự tiện ích và tính linh hoạt cao. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng có thể phù hợp tấ t cả đối tượng tham gia cũng như tính hiệu quả của nó. Chính vì vậy, GV cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn tham gia khóa, chương trình bồi dưỡng phù hợp khả năng cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển nghề nghiệp.

1.2.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Đánh giá kết quả bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là việc đo lường kết quả bồi dưỡng, đối chiếu với mục tiêu bồi dưỡng đã xác định, từ đó xác định được kết quả đã đạt được, rút ra kinh nghiệm cần thiết trong việc bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cần đảm bảo tính nghiêm túc, công khai, công bằng kết quả. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được tiến hành đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở đó đánh giá về mức độ đạt được và đánh giá khả năng phát triển cho GV tiểu học, rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, nâng cao chất lượng của hoạt động này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023