Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiểu Học Theo Chuẩn Nghề Nghiệp


2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Kết quả xử lý, phân tích thống kê từ hơn 275 phiếu khảo sát có thông tin về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, số liệu thu được thể hiện trong bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp


TT


Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

𝑥̅

Thứ

bậc

𝑥̅

Thứ

bậc

1.

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế

hoạch hoạt động bồi dưỡng

3,53

3

3,69

1


2.

Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng GV và triển khai thực hiện nghiêm

túc theo tiêu chí này


2,86


10


2,96


10


3.

Đôn đốc cá nhânđược giao nhiệm vụ phụ trách theo dõi, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng GV ở

các tổ chuyên môn


3,12


7


3,25


6


4.

Giám sát, theo dõiquá trình triển khai hoạt

động bồi dưỡng GV và đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng GV


3,24


6


3,19


7


5.

Rà soát, bổ sung đảm bảo điều kiện CSVC,

nguồn lực cần thiết phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV


3,69


1


3,65


2


6.

Biểu dương, khen thưởng GV tích cực học tập,

bồi dưỡng và đạt thành tích trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt


3,44


4


3,40


5

7.

Phê bình, nhắc nhở GV chưa tích cực học tập,

bồi dưỡng

3,57

2

3,60

3


8.

Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm công tác

tổ chức bồi dưỡng GV theo từng giai đoạnvàcả năm


3,09


8


3,11


8


9.

Kiểm tra, đôn đốc hoạt động tự bồi dưỡng của

GV thông qua kết quả sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ, thao giảng…


3,31


5


3,41


4


10.

Phối hợp các lực lượng liên quan cùng tham

gia kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV


3,02


9


3,11


8


Trung bình

3,29


3,34


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 8


Kết quả bảng 2.13 cho thấy: Nhìn chung những công việc của chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được phần đông đối tượng tham gia khảo sát đánh giá cao về mức độ thực hiện thường xuyên với điểm trung bình là 3,29. Trong đó, nội dung được đánh giá rất thường xuyên là: "Rà soát, bổ sung đảm bảo điều kiện CSVC, nguồn lực cần thiết phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV" điểm trung bình (𝑥̅ = 3,69); "Phê bình, nhắc nhở GV chưa tích cực học tập, bồi dưỡng"(𝑥̅ = 3,57). Kết quả này thể hiện thực tế các nhà quản lý rất quan tâm thực hiện việc đảm bảo các điều kiện CSVC, nguồn lực cần thiết phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV, mặt khác các nhà quản lý cũng đã thường xuyên quan tâm kiểm tra, nhắc nhở những GV chưa tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trong nhà trường. Qua trao đổi ý kiến, bà N.Th.K.A (Hiệu trưởng trường Tiểu học N.T) cho biết: “Hầu hết CBQL nhà trường, cơ sở giáo dục tiểu học phải thường xuyên tiến hành kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc GV tích cực học tập bồi dưỡng để học xác định rõ được mục tiêu từ đó phấn đấu vươn lên.Đồng thời, nhà trường

N.T của chúng tôi, Ban giám hiệu cũng luôn quan tâm rà soát, kiểm tra các điều kiện CSVC, các nguồn lực để đảm bảo hoạt động bồi dưỡng GV của nhà trường đạt kết quả cao nhất”.

Tiến hành phân tích tính hiệu quả của việc thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, kết quả bảng

2.13 cho thấy: Mặc dù kết quả mức độ thực hiện các nội dung thuộc chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đều đạt điểm trung bình từ mức thường xuyên trở lên, song hiệu quả thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp vẫn chưa tương xứng. Cụ thể là, điểm trung bình tính hiệu quả thực hiện các nội dung chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề chỉ đạt 3,24 (tương đối hiệu quả). Trong đó, nội dung “Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng GV và triển khai thực hiện nghiêm túc theo tiêu chí này” có điểm trung bình thấp nhất 2,96 tương ứng mức tương đối hiệu quả.


Như vậy có thể nhận xét, dù đánh giá thực trạng thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ở mức độ thường xuyên song hiệu quả thực hiện chức năng này chưa cao. Để tìm hiểu thêm thực trạng thực hiện và hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, qua trao đổi với CBQL và GV một số trường tiểu học, một số ý kiến cho rằng hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp còn hạn chế có thể do tình trạng CBQL thực hiện chưa đầy đủ các chức năng quản lý, từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng GV tại các nhà trường. Một số CBQL chưa thể hiện vai trò và quan tâm đúng mức đến hoạt động bồi dưỡng GV hoặc khoán trắng cho các tổ chuyên môn, do vậy hiệu quả quản lý chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức. Thêm vào đó, văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp còn chung chung (tiêu chí định lượng, định tính) nên ít nhiều gây khó khăn trong quá trình quản lý.

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà NộiTìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu

học theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Kết quả xử lý thông tin thu được trong bảng 2.14 sau đây:

Bảng 2.14.Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

TT

Yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV

Mức độ ảnh hưởng

𝑥̅

Thứ

bậc

1

2

3

4


1.

Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hoạt

động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp


221


45


9


0


3,77


3

2.

Năng lực, phẩm chất của CBQL

nhà trường

198

67

10

0

3,68

4


3.

Nội dung, chương trình bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề

nghiệp


121


89


63


2


3,20


7


4.

Phương tiện kỹ thuật, mạng

internet, máy tính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng tiểu


82


109


72


12


2,95


10



TT

Yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV

Mức độ ảnh hưởng

𝑥̅

Thứ

bậc

1

2

3

4


học theo chuẩn nghề nghiệp








5.

Nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo

chuẩn nghề nghiệp


134


82


53


6


3,25


6


6.

Đội ngũ giáo viên cốt cán, vững vàng chuyên môn, giỏi về phương pháp, giàu kinh nghiệm thực tiễn,

nhiệt huyết trong công việc


83


137


46


9


3,07


8


7.

Sách báo, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên đề bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề

nghiệp


89


102


74


10


2,98


9


8.

Thời gian, thời điểm, thời lượng

dành cho hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp


105


73


68


29


2,92


11


9.

Ý thức tham gia bồi dưỡng của GV tiểu học, các lực lượng tham gia bồi dưỡng GV theo chuẩn

nghề nghiệp


234


33


8


0


3,82


2


10.

Phương pháp, hình thức, môi trường tổ chức bồi dưỡng GV tiểu

học theo chuẩn nghề nghiệp


167


77


29


2


3,49


5

11.

Chính sách đãi ngộ, sử dụng GV

sau bồi dưỡng

251

24

0

0

3,91

1


Trung bình





3,37


Phân tích bảng 2.14 cho thấy: Nhìn chung đa số ý kiến cho rằng, quản lý hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ít nhiều chịu ảnh hưởng của các yếu tố liệt kê bảng 2.14 điểm trung bình 3,37 ở mức độ ảnh hưởng, cụ thể là: Yếu tố “Thời gian, thời điểm, thời lượng dành cho hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” điểm trung bình 𝑥̅ = 2,92, “Phương tiện kỹ thuật, mạng internet, máy tính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” điểm trung bình 𝑥̅ = 2,95 là những yếu tố ít ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng tiểu học. Ngược lại, một số yếu tố: “Chính sách đãi ngộ, sử dụng GV sau bồi dưỡng” điểm trung bình 𝑥̅ = 3,91; yếu tố “Ý thức tham gia bồi dưỡng của GV, các lực lượng bồi dưỡng” điểm trung bình 𝑥̅ = 3,82 và yếu tố“Văn


bản hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” điểm trung bình 𝑥̅ = 3,77, là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Tiến hành tham khảo ý kiến CBQL tiểu học về vấn đề này, bà T.Th.K.O (Phó Hiệu trưởng trường tiểu học V.T) cho rằng: “Muốn nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cần quan tâm giải quyết nhiều yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải tác động đến ý thức GV, thỏa mãn nhu cầu của họ và cần thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, sử dụng GV sau bồi dưỡng đủ sức thuyết phục và khích lệ GV tích cực tham gia bồi dưỡng”.

Như vậy, đa số lượt ý kiến phản ánh rằng có sự ảnh hưởng nhất định của một số yếu tố đến quản lý hoạt động bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, tuy nhiên tác động của những yếu tố này ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố liên quan đến cơ chế quản lý và năng lực, phẩm chất, ý thức của CBQL và GV tiểu học.

2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

2.4.6.1. Đánh giá chung

Căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, có thể đưa ra một số nhận định:

- Điểm mạnh:

Nhìn chung CBQL và GV tiểu học đã có nhận thức đúng đắn và khá khách quan về sự tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Nội dung bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đã hướng đến xác định được nội dung bồi dưỡng thiết thực, gần gũi, bám sát thực tế và phục vụ công việc của GV, trong đó đã giảm lý thuyết, tăng thực hành phát triển kỹ năng dạy học, giáo dục. Nội dung bồi dưỡng đã tập trung vào một số nội dung: tăng cường bồi dưỡng nội dung liên quan đến việc cập


nhật các phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (bảng tương tác thông minh, sách giáo khoa điện tử…)…

Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được đánh giá cơ bản đạt được các yêu cầu đề ra trên các mặt công tác theo chức năng quản lý như: xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV: Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học và bồi dưỡng GV, tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính, vật chất, thời gian cho GV tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, xây dựng và phát triển kênh truyền hình riêng về giáo dục phổ thông (quản lý giáo dục, phương pháp dạy học, đổi mới PPDH, giới thiệu xu hướng mới về giáo dục… để cha mẹ HS và xã hội cùng tham gia trao đổi, thảo luận.

- Điểm yếu:

Qua kết quả điều tra bằng bảng hỏi cũng như trao đổi trực tiếp với CBQL và GV, cho thấy những năm gần đây hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã được chú trọng nhưng vẫn còn có một bộ phận cán bộ, GV còn chưa nhận thức một cách sâu sắc về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động này. Các chủ thể quản lý đã thực hiện các chức năng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao như đã phân tích ở từng nội dung cụ thể nên trên.

2.4.6.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

- Về phía GV: một bộ phận GV thiếu quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng, khó khăn khi xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của bản thân và đáp ứng đòi hỏi của nghề nghiệp. Một số GV chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, ngại tham gia bồi dưỡng nên mang tư tưởng trung bình chủ nghĩa nên phó mặc cho nhà trường. Ngoài thời gian dạy học, hoàn thiện hồ sơ chuyên


môn, GV tiểu học còn phải làm thêm các công việc khác để cải thiện kinh tế, chăm sóc gia đình do đó không bố trí thời gian tham gia bồi dưỡng. Một số GV do sức khỏe hạn chế, lớn tuổi nên khá e ngại và gặp khó khăn khi tiếp cận các phương tiện CNTT hoặc các phương pháp dạy học hiện đại…

- Về phía nhà trường: Qua trao đổi với CBQL và GV một số trường tiểu học, có ý kiến cho rằng hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng GV còn hạn chế là do tình trạng CBQL chưa thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý, từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng GV. Một số CBQL chưa thể hiện vai trò và quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng GV hoặc khoán trắng cho tổ chuyên môn, do vậy hiệu quả quản lý chưa cao và mang tính hình thức.

- Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Cơ chế quản lý chưa thể hiện sự cho phép GV tham gia rộng rãi vào xây dựng nội dung chương trình giáo dục tiểu học, để từ đó xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp. Chế độ chính sách đối với cán bộ, GV còn hạn chế, chưa thật sự tạo động lực làm việc cho đội ngũ này do đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà trường và quản lý công tác bồi dưỡng GV. Điều kiện CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng GV còn thiếu đồng bộ, chưa gắn với nhu cầu thực tế nên hiệu quả sử dụng không cao, còn có lãng phí. Người lãnh đạo trong trường tiểu học còn chưa chủ động, tích cực trong hoạt động bồi dưỡng GV, còn thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, áp lực về thành tích, quản lý hành chính. Để khắc phục những yếu điểm và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, trong đó quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Do vậy, nghiên cứu vấn đề này nhằm đề xuất giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội phù hợp và có tính khả thi cao.


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 này tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp; thực trạng quản lý bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu như sau:

Đội ngũ CBQL và GV tiểu học nhận thức khá đầy đủ, khách quan về sự cần thiết của công tác bồi dưỡng và quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp của GV tiểu học tuy đạt mức khá trở lên song vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp qua 4 chức năng của hoạt động quản lý cho thấy: Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng đã thực hiện ở mức độ khá các nội dung quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đạt được yêu cầu theo mong muốn cần phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy: một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, nhất là các yếu tố thuộc về trọng trách của CBQL, GV tiểu học, CSVC và các yếu tố liên quan đến cơ chế sử dụng GV sau bồi dưỡng.

Kết quả nghiên cứu chương 2 của luận văn là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại chương 3.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí