Các Yếu Tố Về Điều Kiện Về Nguồn Lực Con Người, Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị


về KT-XH ở địa phương ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà trường thông qua sự đóng góp hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần của xã hội, địa phương đối với các hoạt động quản lý nhà trường và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Sự phát triển của KHCN ngày càng tác động mạnh mẽ đến GV, nhà trường và cộng đồng xã hội. Nó làm thay đổi về nhận thức của các nhà quản lý phải có sự nghiên cứu, tiếp thu các tiến bộ của KHCN vào công tác quản lý như sử dụng các phương tiện công nghệ trong xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi dưỡng, khai thác, sử dụng các thông tin thông qua mạng xã hội, mạng Internet…để cập nhật kiến thức mới bồi dưỡng cho GV tiểu học.

1.4.3. Yếu tố về sự quản lý của nhà trường

Vai trò của CBQL và đặc biệt là của Hiệu trưởng nhà trường về hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là yếu tố quan trọng, định hướng cho hành động cụ thể. Những yếu tố thuộc về phẩm chất, năng lực, tầm nhìn của CBQL là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại các nhà trường tiểu học.

1.4.4. Các yếu tố về vai trò của giáo viên

Giáo viên là lực lượng nòng cốt trong thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp trước hết phụ thuộc vào nhận thức của GV trong hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp. Bản thân GV phải nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm, yêu cầu của công tác bồi dưỡng từ đó có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp đã được đặt ra. Năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp của người GV là một trong những yếu tố ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Do đó, cần chú ý đến nhận thức của người GV cũng như năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp của họ, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả để hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đạt được hiệu quả cao.


1.4.5. Các yếu tố về điều kiện về nguồn lực con người, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị

Bất cứ một hoạt động nào khi tiến hành hoạt động đều cần đến các điều kiện về nguồn lực con người, CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động đó. Hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cũng vậy, khi triển khai thực hiện rất cần phải có đầy đủ những điều kiện về nguồn lực con người, điều kiện về CSVC, trang thiết bị để hoạt động này được diễn ra theo đúng kế hoạch. Cụ thể là: lực lượng tổ chức, quản lý các hoạt động bồi dưỡng, cơ sở vật chất như: phòng học, trang thiết bị và đồ dùng dạy học; tài liệu, giáo trình, kinh phí,…Việc đáp ứng tốt các điều kiện về nguồn lực con người, CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp sẽ là điều kiện rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả hoạt động này. Do vậy, đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 này tác giả đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Trong đó xây dựng các khái niệm: GV tiểu học; bồi dưỡng; hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học; quản lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Trong đó, khái niệm công cụ chính của luận văn là quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được trình bày như sau: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội để tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đã được quy định.

Luận văn đã triển khai hướng nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp theo chức năng quản lý: (1) Quản lý mục tiêu bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (2) Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (3) Quản lý việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo


chuẩn nghề nghiệp; (4) Quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (5) Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (6) Quản lý các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Luận văn cũng đã xác định được lý luận về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Trong đó gồm các yếu tố như: Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học, các yếu tố về KT-XH; các yếu tố về sự quản lý của nhà trường, các yếu tố về vai trò của người GV và các yếu tố về điều kiện về nguồn lực con người, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Kết quả nghiên cứu lý luận tại chương 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu tiếp chương 2 của luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI‌


2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và công tác giáo dục, đào tạo huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Địa lý và dân số

Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nằm ở cửa ngõ phía nam Thủ đô có diện tích 127,59 km2, có 01 thị trấn và 28 xã. Dân số của huyện Thường Tín là

214.000 người; dân tộc chủ yếu là người Kinh; mật độ dân số đông; dân cư chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Cư dân sống ở khu vực đô thị chủ yếu tập trung ở thị trấn Thường Tín. Mức độ đô thị hóa thấp, quá trình đô thị hóa mới chỉ diễn ra mạnh sau khi huyện Thường Tín được sát nhập từ tỉnh Hà Tây cũ về Hà Nội. Lao động ở huyện Thường Tín chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tuy nhiên diễn ra chậm. Một số lao động của địa phương đi lao động tự do tại trung tâm Hà Nội hoặc các địa phương lân cận thuộc tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định…

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI và của Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, kinh tế huyện Thường Tín tiếp tục được duy trì ổn định và tăng trưởng khá; các chỉ tiêu về KT-XH cơ bản thực hiện đạt và vượt kế hoạch, hoàn thành chỉ tiêu đề ra, đời sống của người dân nơi đây không ngừng được nâng cao. Toàn huyện hiện có 27 xã đạt chuẩn về tiêu chí giảm số hộ nghèo, 100% xã đạt tiêu chí lao động có việc làm, 20 xã đạt tiêu chí xã văn hóa, có 26 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 41 triệu đồng/năm. Số hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm, số hộ giàu và khá tăng cao. Về văn hóa - xã hội,


đã tiếp tục đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao ở cơ sở, nâng cao tỷ lệ số thôn và hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, tăng chất lượng cuộc sống của người dân.

2.1.2. Khái quát chung về tình hình giáo dục, đào tạo của huyện Thường

Tín


2.1.2.1. Tình hình chung

Với phương châm “Trách nhiệm - Năng động - Sáng tạo”, trong những

năm qua, ngành GD&ĐT huyện Thường Tín đã có sự chuyển biến tích cực và khá toàn diện trên các mặt ở tất cả các cấp học, các nhà trường. Toàn huyện có 88 trường Mầm non, Tiểu học, THCS công lập, 53 cơ sở mầm non tư thục, 1.690 nhóm lớp với 56.425 HS (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ, từng bước hiện đại. Huyện Thường Tín luôn chú trọng quan tâm công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, toàn huyện có 50/88 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngành GD&ĐT huyện Thường Tín đã tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, ngành học, chất lượng dạy và học luôn được duy trì ổn định, từng bước được nâng lên vững chắc. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, cấp trung học cơ sở đạt phổ cập mức độ 2; Tiểu học đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi mức độ 3; trên 90% HS Tiểu học được học 2 buổi/ngày; 100% các trường trung học cơ sở xây dựng kế hoạch dạy học theo từng tổ nhóm, phân môn của môn học, bước đầu tiến hành các hoạt động dạy học theo chuyên đề, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ. Ngành GD&ĐT huyện đã không ngừng nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua những thách thức để phấn đấu thi đua hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó, đã góp phần ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục để tạo nên những chuyển biến mới trong những năm tiếp theo.


2.1.2.1. Khái quát chung về công tác giáo dục tiểu học ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

- Khái quát chung về tổng số lớp học, số HS, điểm trường tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Bảng 2.1. Lớp học, số học sinh tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội


TT

Tổng số trường

Số lớp

Tổng số học sinh

Ghi chú

1

29

607

23.491


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín)

Bảng số liệu trên cho thấy, tính đến tháng 8 năm 2019, toàn huyện Thường Tín có tổng số 29 trường tiểu học với 607 lớp học, với tổng số HS là 23.491 HS.

- Về chất lượng HS tiểu học: Kết quả xếp loại cuối năm học 2018 – 2019 của HS các trường tiểu học huyện Thường Tín như sau:

* Về năng lực: Tự phục vụ, tự quản: Tốt: 54,21 %; Đạt : 45,37 %; Cần cố gắng: 0,42 %; Hợp tác: Tốt: 52,86 %; Đạt: 46,67 %; Cần cố gắng: 0,47%; Tự học và giải quyết vấn đề: Tốt: 51,37 %; Đạt: 48,02 %; Cần cố gắng: 0,61%.

* Về phẩm chất: Chăm học, chăm làm: Tốt: 55,94%; Đạt : 43,64%; Cần cố gắng: 0,42 %; Tự tin, trách nhiệm: Tốt: 55,29 %; Đạt : 44,46%; Cần cố gắng: 0,25

%; Trung thực, kỷ luật: Tốt: 59,77 %; Đạt: 40,11 %; Cần cố gắng: 0,12 %; Đoàn kết, yêu thương: Tốt: 61,42 %; Đạt: 38,51%; Cần cố gắng: 0,07 %.

- Về kết quả năm học 2018 - 2019: Hoàn thành chương trình lớp học: 23.491 HS = 100%; Hoàn thành chương trình tiểu học: 4.189 HS = 100%.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín)

Như vậy, 100% các trường đảm bảo chất lượng giáo dục, không có HS bỏ học, không có HS không đạt chuẩn lên lớp. Đối với 61 HS khuyết tật, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Quy định giáo dục hoà nhập cho HS có hoàn cảnh khó khăn. HS khuyết tật được tham gia học hòa nhập cùng với các bạn đảm bảo theo đúng quy định.


- Khái quát chung về số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV các trường tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học



TT


Chức danh


Tổng


Giới tính

Trình độ chuyên môn cao nhất


Chính trị

Nữ

Nam

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

1.

Hiệu trưởng

29

29

0

0

29

0

0

01

21

4

2.

Phó Hiệu trưởng

30

23

07

01

29

1

0

0

29

01

3.

Giáo viên

799

750

49

01

297

396

105

0

23

272

(Nguồn: Thống kê số lượng, chất lượng công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập của UBND huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Kèm theo Báo cáo số 472/BC-UBND ngày 24/9/2019 của UBND huyện Thường Tín)

Qua phân tích bảng 2.2 cho thấy về số lượng và chất lượng CBQL và GV các trường tiểu học cho thấy: mỗi trường có 01 hiệu trưởng và có từ 01 đến 02 phó hiệu trưởng phụ trách. Chất lượng đội ngũ lãnh đạo các trường tiểu học huyện Thường Tín đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo: 100% CBQL đạt chuẩn trình độ. Về GV: với tổng số 799 GV/607 lớp học và 100% GV đạt chuẩn trình độ đào tạo trong đó 86,8% trên chuẩn. Như vậy có thể xác định, số lượng và chất lượng đào tạo của CBQL và GV các trường tiểu học của huyện đã đáp ứng các yêu cầu các nhiệm vụ quản lý và dạy học theo yêu cầu đặt ra.

- Kết quả đánh giá, phân loại CBQL, GV các trường tiểu học theo chuẩn tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá, phân loại CBQL, GV các trường tiểu học theo Chuẩn


TT


Chức danh


Tổng số

Kết quả đánh giá, phân loại CBQL, GV theo Chuẩn

Mức Tốt

Mức Khá

Mức Đạt

Chưa đạt

chuẩn

1.

Hiệu trưởng

29

5

23

01

0

2.

Phó hiệu trưởng

30

4

25

01

0

3.

Giáo viên

799

33

340

426

0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019, Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín)


Việc đánh giá CBQL và GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được tiến hành theo năm học. 100% các trường tiến hành đánh giá đảm bảo dân chủ, công khai và gửi hồ sơ về Phòng GD&ĐT huyện. Qua bảng khảo sát cho thấy:100% CBQL, trong đó có 09 đồng chí đạt mức Tốt, 48 đồng chí xếp loại Khá, mức Đạt là 02 đồng chí, không có đồng chí nào xếp loại không đạt chuẩn. 100% GV Đạt chuẩn, trong số 799 GV được đánh giá, trong đó 33 GV xếp loại mức Tốt, 340 GV xếp loại Khá, 426 GV xếp loại Đạt, không có GV nào xếp loại không đạt Chuẩn.

2.1.2. Khái quát chung về hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Huyện Thường Tín đã thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học. Đã tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Thông báo số 242/TB/TW ngày 15/4/2009 “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”; xây dựng kế hoạch và tích cực chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh các cấp gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 - 2021. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dữ liệu đội ngũ GV theo quy định của Bộ GD&ĐT. Khuyến khích, tạo điều kiện cho CBQL, GV được học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, KT-XH; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực quản lý, năng lực dạy học và các năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GV; yêu cầu nhiệm vụ năm học của cấp học; yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương;...Trong dịp hè 2019, kết hợp với Trường Bồi dưỡng chính trị huyện và Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức bồi dưỡng 17 chuyên đề cho CBQL và 100% GV của các nhà trường. Phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu với UBND huyện xin chủ trương cho các trường tiểu học ký hợp đồng ngắn hạn với 172 GV để tạm thời ổn định công tác giảng dạy trong khi chờ chỉ tiêu tuyển dụng của Thành phố. Giải quyết chế độ hưu cho 67 cán bộ, GV, nhân viên.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí