* Kết quả các cuộc thi các cuộc thi
Nội dung thi | Kết quả các cấp | |||||
Cấp trường | Cấp Quận | Cấp TP | Cấp QG | Châu Á | ||
1 | Thi Olympic Tiếng Anh | 35 | 14 | |||
2 | Thi Toán- Khoa học- Tiếng Anh | 4 | ||||
3 | Thi Toán trên Internet | 2 | ||||
4 | Robothon | 18 | 8 | |||
5 | Tin học trẻ không chuyên | 5 | ||||
6 | Viết thư quốc tế UPU | 12 | ||||
7 | Thuật Toán Quốc tế Bebras | 4 | ||||
8 | Toán Quốc tế Kangaroo IKMC | 15 | ||||
9 | Trạng Nguyên nhỏ tuổi (Báo NĐ tổ chức) | 7 | 2 | |||
10 | Thi viết chữ đ p (Báo NĐ tổ chức) | 5 | 2 | |||
11 | Toán qua mạng bằng Tiếng Việt | 1 | ||||
12 | Vẽ tranh | 20 | ||||
13 | Ý tưởng trẻ thơ | 15 | ||||
14 | Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng | 12 | ||||
15 | An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ | 15 | ||||
16 | Thể dục thể thao | 15 | 32 | 15 | 1 | 1 |
17 | Giọng hát dân ca nhí | 5 | 1 | |||
18 | Trạng Nhí Tiếng Anh | 325 | 34 | |||
Tổng HS đạt giải các cấp | 489 | 81 | 15 | 39 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Của Giáo Viên Tiểu Học
- Phương Pháp Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Của Giáo Viên Tiểu Học
- Tổ Chức Khảo Sát Thực Trạng Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Tiểu Học Đông Ngạc A
- Hình Thức Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Của Giáo Viên Tiểu Học
- Biện Pháp 1 . Định Hướng Và Nâng Cao Nhận Thức Về Đổi Mới Quản Lý Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
- Biện Pháp 4 . Quản Lí Hoạt Động Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Đội Ngũ
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn số liệu năm học 2018 -2019 của trường tiểu học Đông Ngạc A)
Trường tiểu học Đông Ngạc A về chất lượng giáo dục cơ bản ổn định, chất lượng đại trà khá vững chắc; kỉ cương và nề nếp cơ bản được duy trì. Các mô hình trường học mới, phương pháp dạy học tích cực dần khẳng định được ưu thế, được áp dụng và nhân rộng. Giáo dục mũi nhọn giành được nhiều thành tích. Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhìn chung đủ về số lượng, tương đối đảm bảo về chất lượng, 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn và đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước. Công tác phát triển Đảng trong ngành giáo dục rất được quan tâm, đây là lực lượng nòng cốt trong nhà trường. Trong nhà trường, các hoạt động Công đoàn, Thanh tra, Đoàn, Đội Thiếu niên được chú trọng, ban đại diện cha m học sinh phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, Nhi đồng chăm ngoan.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là:
- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thật mạnh mẽ. Trang thiết bị dạy học còn thiếu, hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Chất lượng dạy học còn có sự chênh lệch giữa các khối lớp.
- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa đều, chưa mạnh, khai thác các nguồn lực cho giáo dục còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường tiểu học Đông Ngạc A
- Cán bộ quản lý toàn trường: 3 đ/c
- Số giáo viên chủ nhiệm toàn trường: 40 đ/c
- Số giáo viên chủ nhiệm từng khối:
K1:8 đ/c, K2:8 đ/c, K3:7 đ/c, K4: 9 đ/c, K5: 8 đ/c
- Trình độ đào tạo: Đại học: 38 đc, Trung cấp: 2 đc
- Độ tuổi trung bình từng khối:
K1: 40 tuổi, K2: 39,4 tuổi, K3:38,9 tuổi, K4:40,2 tuổi, K5: 36,3 tuổi
Nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Đông Ngạc A, chúng tôi nhận thấy thực tế hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của người làm công tác chủ nhiệm. Thế nhưng, số giáo viên có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học Đông Ngạc A còn ít, không đủ để rải đều cho các lớp học nên công tác chủ nhiệm có phần hạn chế, hiệu quả giáo dục học sinh chưa cao.
Có không ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm vẫn còn thụ động, chưa tích cự trong mọi công việc. Phần lớn các công việc của giáo viên lệ thuộc nhiều ở sự nhắc nhở, chỉ bảo của khối trưởng và ban giám hiệu nhà trường. Họ còn trông chờ, ỷ lại, chưa thể hiện sự chủ động của mình trong công tác chủ nhiệm. Ban giám hiệu nhà trường không thể làm thay phần việc của giáo viên chủ nhiệm, và cũng không thể lúc nào cũng nắm bắt kịp thời tình hình cụ thể của từng lớp, của từng đối tượng học sinh. Thực trạng đó đã dẫn đến một số tồn tại phổ biến như: Không kịp thời ngăn chặn các biểu hiện chưa tốt của học sinh, cách thức xử lý học sinh vi phạm cũng khá ngẫu hứng, đôi khi không đúng phương pháp sư phạm và thiếu tính chuyên nghiệp, dễ vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm nhân phẩm học sinh, đồng thời gây bực dọc đối với phụ huynh. Việc vận dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục hành vi học sinh của giáo viên còn khập khiễng, nghèo nàn, đơn điệu, không hài hòa giữa tình và lý, thậm chí mang nặng tính áp lực, răn đe, buộc học sinh vâng lời tức thời, không làm cho học sinh tâm phục, khẩu phục. Không kịp thời, còn nóng vội và thiếu kinh nghiệm khi xử lý các vụ việc, thiếu bao dung cần thiết mà thiên về xử phạt. Chưa thấu hiểu hết nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tâm sự riêng của học sinh, chưa cùng các em chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, bế tắc, vướng mắc một cách chân tình, thực sự. Chưa tin tưởng, mạnh dạn bố trí, giao việc để tạo điều kiện thuận lợi, qua đó đánh giá, động viên, khích lệ các em phấn đấu trở thành học sinh tốt.
Trong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, ban giám hiệu thỉnh thoảng phát hiện ra giáo viên còn qua loa trong việc nắm bắt tình hình học sinh, buộc phải điều chỉnh, bổ sung. Nhiều thông tin về học sinh không cụ thể, còn áp đặt thông tin. Khả năng giao tiếp, phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các thành viên khác trong nhà trường, với Đoàn, Đội, phụ huynh, chính quyền còn hạn chế dẫn đến phương pháp, biện pháp giáo dục học sinh không đồng bộ.
Trong quá trình chủ nhiệm, khả năng dự báo của một số giáo viên chưa tốt, chưa cụ thể hóa các nhiệm vụ, quy định trong Điều lệ, Nghị quyết thành chương trình, kế hoạch, công việc hành động cụ thể sao cho phù hợp tình hình thực tế của
lớp, vì thế công tác chủ nhiệm đôi khi kém phần phong phú. Nội dung, hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt lớp thiếu đầu tư, không thu hút lôi cuốn học sinh …hiệu quả giáo dục kém. Trong các buổi sinh hoạt tập thể lớp, ngoại khóa chưa thấy giáo viên chủ động tổ chức cho các em tự thảo luận, tranh luận về một chủ đề thiết thực nào đó để giáo dục, như từ những câu chuyện người thật, việc thật có tính thời sự, gần gũi … giúp các em nhận thức hành vi đúng - hành vi sai, chân – thiện – mỹ, việc lợi – việc hại. Thông qua đó giáo dục kỹ năng sống, lý tưởng sống cho các em.
Thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến yếu kém, hạn chế nói trên chính là trình độ nghiệp vụ còn yếu và nhiệt huyết chưa cao của một bộ phận giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Mặt khác, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chậm đổi mới, lạc hậu và có phần bế tắc. Trong khi đó, diễn biến tâm sinh lý của học sinh ngày càng phức tạp, nhất là trong thời kỳ mới - thời kỳ đất nước đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh cũng là điều hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Đừng đợi đến các kì họp phụ huynh hay khi các em vi phạm nội quy trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. Giáo viên có thể thăm hỏi chuyện gia đình, trao đổi chia sẻ cách dạy dỗ con em khi có dịp gặp mặt nhau như lúc phụ huynh đưa đón con em. Thầy cô cũng đừng để các cuộc họp phụ huynh là lúc phê phán, nhắc nhở việc học tập, hạnh kiểm của học sinh. Hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa người giáo dục trẻ em được đào tạo bài bản ở trường sư phạm và những người giáo dục trẻ theo bản năng, theo vốn hiểu biết của bản thân. Cả hai bên đều học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Làm được như thế, chắc chắn các thầy cô sẽ được sự tin yêu ở phụ huynh và họ sẵn sàng hỗ trợ cho giáo viên trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt mà giáo viên đề ra, cũng như dễ dàng cung cấp mọi thông tin về trẻ ở gia đình.
Ngoài ra, công tác chủ nhiệm còn phải làm cho lớp học đoàn kết, yêu thương nhau, luôn quan tâm gắn bó với nhau. Để tạo được một lớp học như thế, người giáo viên cần phải tạo điều kiện cho học sinh thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên
trong lớp, chẳng hạn như cho các em tự làm thiệp chúc mừng bạn trong lớp nhân ngày sinh nhật, học sinh làm thiệp chúc mừng m , cô giáo nhân ngày 8-3, học sinh viết nhật ký lớp (mỗi học sinh viết 1 ngày, nêu tất cả những vui buồn của lớp trong ngày mà mình cảm nhận được), động viên các em tham gia tất cả các phong trào của trường, của đội, nhất là các phong trào đòi hỏi sự tham gia tập thể như ngày hội thể thao, hội khỏe, ngày hội sách...
Tóm lại, một số giáo viên chưa tạo điều kiện thuận lợi để các em tự giác, chủ động, tích cực gây dựng niềm tin, động lực để có ý thức quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành học sinh chủ động, ngoan ngoãn. Phải khẳng định rằng, thực trạng công tác chủ nhiệm lớp những năm qua chưa linh hoạt, sáng tạo, thiếu đầu tư. Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chưa xứng tầm với vai trò của nó đối với việc hình thành nhân cách học sinh trong bối cảnh đổi mới của giáo dục hiện nay.
2.2.3. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Bảng 2.1: Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, địa phương)
Thực trạng công tác phối hợp | Mức độ thường xuyên (%) | Mức độ hiệu quả (%) | |||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không làm | Rất hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | Không hiệu quả | ||
1 | Xây dựng kế hoạch phối hợp trong công tác chủ nhiệm | 4,7 | 12 | 67 | 15,3 | 10 | 22 | 31 | 37 |
2 | Xác định các nội dung cần phối hợp trong công tác chủ nhiệm | 10 | 19,5 | 58 | 12,5 | 13,5 | 15,5 | 43,5 | 27,5 |
3 | Xác định trách nhiệm của từng LLGD tham gia hoạt động chủ nhiệm | 15,7 | 22,3 | 26,8 | 35,2 | 22 | 18 | 36 | 24 |
4 | Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác chủ nhiệm cho HS | 8,6 | 21,4 | 42 | 28 | 28,7 | 32 | 34,3 | 5 |
5 | Huy động sự tham gia của các LLGD trong công tác chủ nhiệm | 26 | 43 | 25 | 6 | 21 | 30 | 42 | 7 |
6 | Xác định đúng ý nghĩa của công tác phối hợp | 23,6 | 46 | 27,9 | 2,5 | 33 | 32 | 25 | 10 |
Phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường qua Kết quả điều tra cho thấy, 69,6 % số GVCN đã xác định đúng ý nghĩa của công tác phối kết hợp. 69,0% GVCN Thường xuyên huy động sự tham gia của các lực lượng khác như phụ huynh học sinh để nắm tình hình HS từ cha m các em, điều này thể hiện sự chú trọng phối hợp với cha m trong quản lý và giáo dục học sinh. Mặt khác cũng phản ánh sự hạn chế của một số GVCN khi đánh giá mức độ hiệu quả hơn 50 % GV được hỏi lựa chọn mức độ ít hiệu quả hoặc không hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch phối kết hợp với cha m HS khi đánh giá mức độ hiệu quả của công tác xây dựng kế hoạch phối hợp, nên hiệu quả của công tác phối hợp các lực lượng ngoài trường học chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số GVCN trao đổi với gia đình HS chỉ tập trung vào kết quả rèn luyện; những khuyết điểm của HS, bàn biện pháp phối hợp… mà thiếu sự tìm hiểu hoàn cảnh của HS để có những biện pháp phối hợp GD chủ động và phù hợp hơn.
2.3. Thực trạng công tác quản lí chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường Tiểu học Đông Ngạc A
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A
Nội dung khảo sát | Mức độ đánh giá | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Kém | ||||||
SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | ||
1 | GV đánh giá xây dựng mục tiêu quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên | 25 | 35,7 | 28 | 40 | 15 | 21,4 | 2 | 2,9 |
2 | GV đánh giá Nội dung quản lí công tác chủ nhiệm | 27 | 38,6 | 24 | 34 | 16 | 22,8 | 3 | 4,6 |
3 | GV đánh giá Phương pháp quản lí công tác chủ nhiệm | 35 | 50 | 22 | 31 | 12 | 17 | 1 | 2 |
4 | GV đánh giá Hình thức quản lí công tác chủ nhiệm | 36 | 51,2 | 26 | 37,2 | 6 | 8,8 | 2 | 2,8 |
5 | GV đánh giá Kiểm tra, đánh giá quản lí công tác chủ nhiệm | 13 | 18,5 | 5 | 7,1 | 20 | 28,5 | 32 | 45,9 |
6 | GV đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí chủ nhiệm lớp | 10 | 14 | 9 | 12,8 | 22 | 31,4 | 29 | 41,8 |
2.3.1. Thực trạng về xây dựng mục tiêu quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học
Thông qua kết quả khảo sát thực trạng về xây dựng mục tiêu quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học Đông Ngạc A, mặc dù tỷ lệ CBQL, GV đánh giá công tác này ở mức tốt, khá đạt trên 50 %. Như chúng ta đã biết nhiệm vụ cụ thể của GVCN được quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 31, Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, GVCN còn có những nhiệm vụ đặc thù riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH, phong tục tập quán... ở địa phương mình công tác. Qua khảo sát việc thực hiện xây dựng mục tiêu nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường Đông Ngạc A có thể thấy GVCN đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Các GVCN đã chủ động xây dựng kế hoạch mục tiêu, nhiệm vụ: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Các nhiệm vụ GVCN thực hiện ở mức độ bình thường hoặc chưa tốt đặt ra yêu cầu đối với các nhà trường là phải chú trọng bồi dưỡng GVCN về xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, hoạt động chủ nhiệm.
Các công việc có số đông GVCN làm tốt là kết hợp với cha m để quản lý, giáo dục học sinh; phối hợp với các cán bộ Đoàn thanh niên, các giáo viên bộ môn; lập kế hoạch công tác, kế hoạch các hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục; công tác phối hợp với cha m học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; giáo dục học sinh cá biệt vẫn được phần lớn GVCN cho là khó thực hiện tốt.
2.3.2. Nội dung quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học
Qua tìm hiểu ý kiến của CBQL, GVCN về nội dung tổ chức quản lý công tác chủ nhiệm cho thấy 72,6 % chọn tốt, khá, các GVCN đã có sự đổi mới nội dung, hình thức tổ chức quản lý học sinh. Nội dung công tác chủ nhiệm đã chủ yếu hướng vào HS, đã chú ý đến việc động viên, khích lệ, tạo không khí nh nhàng, thân thiện. Hình thức tổ chức đã có sự chuyển đổi một phần vai trò giữa GV và HS. Khảo sát ý
kiến của HS về các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp cho thấy, GVCN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong buổi sinh hoạt lớp, chưa phát huy được tính tích cực của HS và vai trò cán bộ lớp chưa được nâng cao.
Biện pháp nắm bắt tình hình HS Khảo sát về biện pháp nắm tình hình HS cho thấy, GVCN rất chú trọng việc nắm tình hình và đã sử dụng nhiều kênh thông tin để nắm tình hình HS. Kênh thông tin được nhiều GVCN sử dụng nhất là từ cán bộ lớp, GV bộ môn và sổ ghi đầu bài. Có 70,5 % số GVCN cho rằng họ theo dõi trực tiếp, sát sao tình hình HS hằng ngày, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao.
2.3.3. Phương pháp quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá phương pháp quản lý công tác chủ nhiệm cho giáo viên (%)
Nộidung | Tự nhận xét của CBQL | Đánh giá của tổ trưởng và GVCN | |||||||||
Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | ||||||||||
Thường xuyên | Không thường xuyên | Không thực hiện | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không thực hiện | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||
1 | Tổ chức cho GV nghiên cứu vị trí, vai trò, chức năng của GVCN | 91,4 | 8,6 | 0 | 84 | 16 | 0 | 75 | 20 | 5 | 0 |
2 | Tổ chức thảo luận về tìm hiểu HS và môi trường giáo dục | 83,7 | 16,3 | 0 | 79 | 20 | 1 | 66 | 30 | 4 | 0 |
3 | Tổ chức lên kế hoạch chủ nhiệm theo yêu cầu đổi mới giáo dục | 90,3 | 9,7 | 0 | 81 | 19 | 0 | 81 | 17 | 2 | 0 |
4 | Rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm | 91,3 | 8,7 | 0 | 75 | 25 | 0 | 80 | 20 | 0 | 0 |
5 | Quản lý GVCN thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục | 89,7 | 10,3 | 0 | 73 | 13 | 14 | 76 | 19 | 5 | 0 |
6 | Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN | 91,3 | 8,7 | 0 | 82 | 11 | 7 | 82 | 18 | 0 | 0 |