Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 2


J.Vial (1993) nhà giáo dục Pháp, trong cuốn “Lịch sử và thời sự về các phương pháp sư phạm” đã khẳng định: Người dạy không chỉ làm tốt chức năng kép của mình là biết cách truyền đạt cái người học cần mà còn biết tổ chức quá trình nhận thức cho người học có thể tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung học. Để thực hiện vai trò “trọng tài, cố vấn” trong quá trình dạy học, người GV phải có phẩm chất đồng thời của nhà sư phạm và nhà khoa học. Từ lập luận của J.Vial, có thể xem đây là đặc thù lao động ở bình diện chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp của người giáo viên [17].

J.A Centra (1998) với công trình nghiên cứu “Xác định hiệu quả công tác của giáo viên”. J.A Centra cho rằng, bất cứ người GV nào cũng cần thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sử dụng chuyên môn phục vụ cộng đồng. Vì vậy, cần tập trung đánh giá chất lượng hay hiệu quả công tác của nhà giáo theo ba lĩnh vực hoạt động chính đã nêu [34].

UNESCO (1998) tại Hội nghị “Higher Education in the Twenty - First Century - vision and action” đã thông qua Tuyên ngôn về giáo dục với việc xác định sứ mạng cốt lõi của hệ thống giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ GV trong thế kỷ XXI. Tuyên ngôn xác định, chất lượng trong giáo dục là một khái niệm đa chiều, bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: giảng dạy, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, GV và HS,cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật. Trong đó, nhân tố người dạy giữ vai trò quyết định nhất. Tuyên ngôn cũng chỉ rõ cần có một chính sách mạnh mẽ về phát triển GV sao cho có thể nâng cao kỹ năng của họ, khuyến khích khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giảng dạy [37].

Nghiên cứu vấn đề phát triển nghề nghiệp cho GV, các tác giả Daniel R. Beerens (2000), Eleonara Villegas - Reimers (2003), Broughman, S.P (2006), và Beatrice Avalos (2011) xác định nội dung bồi dưỡng GV theo hướng chuyên nghiệp, kết nối quá trình học tập, bồi dưỡng với sự phát triển của nhà trường và xã hội. Giáo viên cần được hỗ trợ trong việc cải tiến liên tục công việc của họ nhằm nâng cao vị trí của bản thân và vị thế của nhà trường [35], [36], [33], [34].


Như vậy, các tác giả đã có những khẳng định tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy và đưa ra những yêu cầu về năng lực giảng dạy đối với người thầy trong công tác giáo dục đào tạo.

- Các nghiên cứu ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV. Nghị quyết TW2 khóa VIII đã nêu: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa GV cũng như cán bộ QLGD” [2]. Từ quan điểm chỉ đạo đó, đã có nhiều nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV nói chung và GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng. Tiêu biểu như:

- Các công trình nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tác giả Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường (2011) trong công trình nghiên cứu vấn đề Cải cách đào tạo và bồi dưỡng GV định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp, trong công trình nghiên cứu đã trình bày quan điểm thực hiện cải cách đào tạo và bồi dưỡng GV theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp, giới thiệu, phát triển các mô hình, chương trình đào tạo GV định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó tổ chức công tác bồi dưỡng GV định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp[8] . Trong công trình nghiên cứu "Công tác hỗ trợ nghiệp vụ sư phạm cho GV tập sự trường tiểu học", tác giả Nguyễn Đức Trí và Nguyễn Thùy Vân (2010) tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn, giới thiệu một số nội dung và hình thức bồi dưỡng GV tập sự, qua đó đề xuất nội dung chương trình hỗ trợ GV tập sự ở trường tiểu học [30].

- Các luận án tiến sĩ:

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 2

Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD: "Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV trung học phổ thông các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, của nghiên cứu sinh Đỗ Tường Hiệp, Học viện Quản lý giáo dục, năm 2013 [15].Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiếng Anh các trường Trung học phổ thông theo định hướng chuẩn hóa”,


của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Phương, Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019 [25].

- Các luận văn thạc sĩ:

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD: "Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng bách khoa Hưng Yên", của tác giả Đỗ Thị Hường, Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009 [16]. Luận văn "Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học thành phố Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Dương Thị Minh Hiền, Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010 [14]. Luận văn "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang" của tác giả Nguyễn Đình Quyết, Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên, năm 2013 [27]. Luận văn "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai" của tác giả Lê Thanh Nhàn, Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2016 [23]. Luận văn "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Nguyễn Bích Thủy, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018 [29].

- Các bài báo liên quan đến đề tài:

Bài báo "Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp", của hai tác giả Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường, Tạp chí Giáo dục, Số 219, 2009 [8]. Bài báo "Mô hình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học của trường đại học Melbourne và định hướng đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Trường ĐHSP Hà Nội", của hai tác giả Phan Thị Mai, Dương Thị Hương, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 251, Kì 1, 2010, tr. 52-54 [22]. Bài báo "Mô hình trường học mới ở Việt Nam và vấn đề bồi dưỡng giáo viên tiểu học", của hai tác giả Hoàng Mai Lê, Nguyễn Quang Nhữ, Tạp chí Giáo dục, Số 373, Kì 1, 01/2016 [21].

Qua nghiên cứu cho thấy: các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GV đều được tổ chức thực hiện ở những lĩnh vực cụ thể, trên địa bàn và


không gian xác định. Những biện pháp bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng được đề xuất đều gắn với những địa danh, đối tượng cụ thể và chỉ phát huy hiệu quả cao khi được tổ chức thực hiện ở những nơi có những đặc điểm tương tự. Quản lý bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu đòi hỏi khách quan cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là không trùng lặp và có ý nghĩa sâu sắc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong thời gian qua để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động này trong những năm gần đây.

- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề


nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo tiếp cận chức năng quản lý. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc phân tích thực trạng hoạt động này trong 3 năm trở lại đây. Do vậy, các số liệu thu thập để phục vụ việc nghiên cứu luận văn chỉ tính từ năm 2016 đến năm 2019.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

- Tiếp cận hệ thống: Hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học có mối quan hệ mật thiết với tất cả các hoạt động khác tại nhà trường. Hoạt động này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các yêu cầu về hoạt động đào tạo nói chung ở bậc học tiểu học và yêu cầu về phát triển, đổi mới giáo dục nước ta trong thời kỳ hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội cần phải được nghiên cứu có tính hệ thống.

- Tiếp cận chức năng quản lý: Luận văn sử dụng tiếp cận chức năng quản lý trong nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội chính là việc thực hiện nghiên cứu để chỉ ra các giải pháp lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động này trong thực tiễn.

- Tiếp cận quá trình:Tiếp cận quá trình trong nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp chính là việc xem xét các thành tố của quá trình bồi dưỡng hoạt động này và mối quan hệ giữa các thành tố quả hoạt động này nhằm có những biện pháp quản lý phù hợp tới các thành tố để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để giải quyết được mục đích và nhiệm vụ của đề tài luận văn đặt ra tác giả xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liêu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận


Nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực quản lý giáo dục. Luận văn hệ thống các tài liệu về bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV, phát triển thêm khái niệm quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV tiểu học. Luận văn đã triển khai hướng nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo tiếp cận quá trình kết hợp với chức năng quản lý.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã chỉ ra được thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng triển khai thực hiện tại các trường tiểu học tại thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà lãnh đạo ngành giáo dục, hiệu trưởng trường tiểu học và GV tiểu học.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP‌

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục

1.1.1.1. Quản lý

Khái niệm quản lý đã xuất hiện từ lâu và ngày càng hoàn thiện cùng với phát triển của xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo cách tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu là:

Frederick W.Taylor (1856-1915) cho rằng: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[dẫn theo 10, tr.89]. Theo Harold Koont: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học” [13, tr.138].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động”. [18, tr.8].Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [7, tr.8].Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”[26, tr105]. Theo tác giả Thái Văn Thành:"Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra". [28, tr.5]


Khái niệm quản lý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra tuy khác nhau nhưng có các dấu hiệu chủ yếu sau: hoạt động quản lý được tiến hành trong tổ chức hay một nhóm xã hội; hoạt động quản lý là những tác động có hướng đích của chủ thể quản lý; hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Từ các quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được những mục tiêu đề ra.

1.1.1.2. Quản lý giáo dục

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục, nhưng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung và bản chất. Tiêu biểu là các quan điểm sau:

Theo tác giả M.I.Kônđacốp: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em" [19, tr.10]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1996), quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới. Quản lý giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước [12, tr. 25].

Qua nghiên cứu các khái niệm trên có thể xác định được chủ thể quản lý, khách thể quản lý, quan hệ quản lý và nội dung quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý là bộ máy QLGD các cấp; khách thể quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học; quan hệ quản lý là những mối quan hệ giữa người học và người dạy; quan hệ giữa người quản lý với người dạy và người học;.. Nội dung quản lý giáo dục là xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị trường

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí