Ở mức độ (thường xuyên) các nội dung được đánh giá như sau: nội dung (2), xác định nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS ở các trường THCS đạt (74,3%). Đây luôn là vấn đề căn bản trong giáo dục kỹ năng tự chủ của nhà trường mà hiệu trưởng phải xây dựng. Nó quyết định chiến lược và phương hướng giáo dục của nhà trường. Nội dung (3) dự kiến nguồn lực giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS đạt (71,4%). Thực tế, muốn chất lượng giáo dục kỹ năng tự chủ đạt kết quả thì phải có một độ ngũ nhà giáo có năng lực, tận tâm, tậm tụy với nghề. Khi phỏng vấn hiệu phó phụ trách chuyên môn trường THCS Việt Tiến chúng tôi nhận được sự chia sẻ như sau: Dự kiến nguồn lực cho giáo dục kỹ năng tự chủ là vôi cùng quan trọng. Người quản lý phải đánh giá đúng năng lực của từng CBGV, khối lượng công việc mà họ đang đảm nhiệm, để từ đó sắp xếp vị trí công việc sao cho phù hợp, không bị chồng chéo. Không những đạt hiệu quả cao trong công việc mà tạo mối quan hệ dân chủ, đoàn kết nhất trí trong nhà trường. ở nội dung (4) xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS các trường THCS đạt ở mức này là (70%). Đánh giá này là hoàn toàn hợp lý vì nếu kế hoạch không được chỉ đạo triển khai hiệu quả thì kế hoạch chỉ nằm trên giấy, không có hiệu lực thi hành. Ở nội dung (5) xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS ở các trường THCS ở mức độ này được đánh giá chưa cao mới chỉ đạt (60%). Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá vẫn chưa được thật sự coi trọng. Như vậy, kết quả đạt được khó mà định tính và định lượng một cách chính xác. Ở nội dung xác định nhu cầu nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục kỹ năng tự chủ ở mức độ này đạt được thấp nhất so với các nội dung còn lại và chỉ đạt ở mức trung bình là (50%). Đây là một tồn tại và hạn chế của nhà trường. Qua trao đổi với hiệu trưởng trường THCS Việt Tiến về vấn đề này, chúng tôi được biết: Việc xác định nhu cầu nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục kỹ năng tự chủ là có thực hiện nhưng không thường xuyên. Vấn đề này còn phụ thuộc vào kinh phí nhà trường cử đi đào tạo, phụ thuộc vào các chương trình tập huấn của phòng Giáo dục và sở Giáo dục và đào tạo. Các chương trình tập huấn cũng chưa được tổ chức thường xuyên.
Ở mức đánh giá (không thường xuyên) tỉ lệ nghịch với mức đánh giá (thường xuyên) có số lượng % cụ thể như sau: Nội dung (1) là (50%); nội dung (4) là (30%); nội dung (3) là (28,6%); nội dung (5) là (27,1%); nội dung (2) là (25,7%). Ở mức độ (không thực hiện) chỉ có kết quả đánh giá duy nhất ở nội dung (4) là (2,9%). Kết quả
đánh giá này thể hiện mức độ chưa hài lòng của một số CBGV về thực trạng lập kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ trong nhà trường.
Kết luận: Việc lập kế hoạch quản lý giáo dục là rất cần thiết, qua kết quả khảo sát này để tìm ra những nguyên nhân còn tồn đọng cũng như việc phát triển tốt hơn những kết quả đã đạt được.
2.4.2. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
2.4.2.1. Thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Để khảo sát CBQL, GV về thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7, phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9.a:
Bảng 2.9.a Đánh giá của CBQL, GV về biện pháp tổ chức, giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Không thực hiện | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Tổ chức, thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS theo đúng kế hoạch | 53 | 75,7 | 17 | 24,3 | 0 | 0 |
2 | Tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường (GVCN,GVBM Đoàn đội) trong việc triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 44 | 62,9 | 23 | 32,9 | 3 | 4,2 |
3 | Tổ chức, phối hợp giữa nhà trường với hội phụ huynh HS trong việc triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 31 | 44,3 | 29 | 41,4 | 10 | 14,3 |
4 | Tổ chức động viên, khích lệ GV tích cực triển khai,duy trì các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 26 | 37,2 | 33 | 47,1 | 11 | 15,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Trường Thcs
- Qui Mô Phát Triển Số Lượng Hs Thcs Người Dân Tộc Thiểu Số Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai 3 Năm Trở Lại Đây
- Đánh Giá Của Cbql, Gv Về Các Phương Pháp Giáo Dục
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên,
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy: có 4 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau. Ở mức độ thực hiện (thường xuyên) các nội dung được các khách thể đánh giá thu được kết quả như sau: Nội dung (1) Tổ chức thực hiện các nội dung hình thức, phương pháp đúng mục tiêu đề ra đạt (75,7%). Mức độ thực hiện này được đánh giá là khá cao. Việc tổ chức thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp phải đúng mục tiêu đề ra, cụ thể và kịp thời. Qua việc quan sát chúng tôi nhận thấy tổ chức được thực hiện thông qua kế hoạch cụ thể. Được biết nội dung, hình thức, phương pháp của mỗi chương trình đều được lên theo kế hoạch của năm học, kỳ học và được sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Ở nội dung (2) Tổ chức phối hợp GVCN và giáo viên bộ môn Tổ chức Đoàn đội đạt ở mức đánh giá này là (62,9%). Qua trao đổi, với lãnh đạo quản lý thì vai trò của tổ chưc là cơ sở đầu tiên để đánh giá thành công của hoạt động quản lý giáo dục. Ý thức rõ điều này, nên người cán bộ quản lý tại các trường luôn có gắng thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Ở nội dung (3) tổ chức phối hợp với hội phụ huynh học sinh. Cho thấy việc tổ chức phối hợp với hội cha mẹ học sinh đạt ở mức không cao, trong đó mức độ rất thường xuyên chiếm (44,3%). Nội dung (4) là (37,2%) như vậy, tổ chức động viên và khích lệ GV tích cực triển khai,duy trì các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng tự chủ còn ở mức rất thấp. Vẫn chưa được chú trọng ngay trong cả tư duy người quản lý. Thực trạng này diễn ra phổ biến ở các nhà trường.
Ở mức (chưa thường xuyên) chiếm số % từ cao xuống thấp như sau: Nội dung (4) là (47,1%); nội dung (3) là (41,4%); nội dung (2) là (32,9%); Mức độ này tỷ lệ nghịch với mức độ (thường xuyên). Ở mức (không thực hiện) vẫn còn tồn tại ở một số nội dung sau: Nội dung (3) là (14,3%), nội dung (2) là (4,2%). Kết quả này cho thấy tính thiếu hiệu quả trong việc tổ chức ở một số nội dung còn cao. Là nguyên nhân dẫn tới những thực trạng còn tồn tại những hạn chế ở trên.
2.4.2.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Để khảo sát CBQL, GV về thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7, phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9.b:
Bảng 2.9.b Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo triển khai giáo dục
kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Không thực hiện | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Chỉ đạo thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS theo đúng kế hoạch | 53 | 77,1 | 16 | 22,9 | 0 | 0 |
2 | Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường (GVCN,GVBM Đoàn đội) trong việc triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 44 | 62,9 | 23 | 32,9 | 3 | 4,2 |
3 | Chỉ đạo, phối hợp giữa nhà trường với hội phụ huynh HS trong việc triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 30 | 42,9 | 30 | 42,9 | 10 | 14,2 |
4 | Chỉ đạo động viên, khích lệ GV tích cực triển khai,duy trì các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 26 | 37,2 | 33 | 47,1 | 11 | 15,7 |
Kết quả khảo sát bảng 2.9 b cho thấy: có 4 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau. Ở mức độ thực hiện (thường xuyên) các nội dung được các khách thể đánh giá thu được kết quả như sau: Nội dung (1) Chỉ đạo thực hiện các nội dung hình thức, phương pháp đúng mục tiêu đề ra đạt (77,1%). Mức độ thực hiện này được đánh giá là khá cao. Việc chỉ đạo thực hiện nội dung,
hình thức, phương pháp phải đúng mục tiêu đề ra, cụ thể và kịp thời. Qua việc quan sát chúng tôi nhận thấy chỉ đạo triển khai sát sao, nghiêm túc. Các nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS rất đa dạng và phong phú. Được biết, nội dung, hình thức, phương pháp của mỗi chương trình đều được lên theo kế hoạch của năm học, kỳ học và được sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Hiệu quả của công tác chỉ đạo triển khai được đánh giá cao. Ở nội dung (2) Chỉ đạo phối hợp GVCN và giáo viên bộ môn Tổ chức Đoàn đội đạt ở mức đánh giá này là (62,9%). Trong đó giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò nòng cốt, theo sát và đánh giá, kiểm tra các nội dung kỹ năng sống, quyết định rất lớn tới chất lượng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số. Qua trao đổi, với lãnh đạo quản lý thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm được đánh giá cao. Tuy nhiên, còn một số giáo viên bộ môn chưa thực sự tích cực trong việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương trình học trên lớp, tham gia các chương trình còn hời hợt, chưa tâm huyết, chưa hết mình. Ở nội dung (3) kiểm tra, đánh giá việc chỉ đạo, phối hợp với hội phụ huynh học sinh. Cho thấy việc phối hợp với hội cha mẹ học sinh đạt ở mức không cao, trong đó mức độ rất thường xuyên chiếm (42,9%). Cha mẹ của học sinh người DTTS ít thể hiện được vai trò của mình trong việc liên kết tham gia các hoạt động của nhà trường. Nội dung (4) là (37,2%) như vậy, chỉ đạo động viên và khích lệ GV tích cực triển khai,duy trì các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng tự chủ còn ở mức rất thấp. Vẫn chưa được chú trọng ngay trong cả tư duy người quản lý. Thực trạng này diễn ra phổ biến ở các nhà trường.
Ở mức (chưa thường xuyên) chiếm số % từ cao xuống thấp như sau: Nội dung (4) là (47,1%); nội dung (3) là tương đương (42,9%); nội dung (2) là (32,9%); Mức độ này tỷ lệ nghịch với mức độ (thường xuyên). Ở mức (không thực hiện) vẫn còn tồn tại ở một số nội dung sau: Nội dung (3) là (14,3%), nội dung (2) là (4,2%). Kết quả này cho thấy tính thiếu hiệu quả trong việc chỉ đạo triển khai ở một số nội dung còn cao. Là nguyên nhân dẫn tới những thực trạng còn tồn tại những hạn chế ở trên.
2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Để khảo sát về thực trạng chỉ đạo triển khai của CBGV về giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9. thuộc phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.10:
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Không thực hiện | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS. | 46 | 65,7 | 20 | 28,6 | 4 | 5,7 |
2 | Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS. | 42 | 60 | 23 | 32,9 | 5 | 7,1 |
3 | Xây dựng các tiêu chí cụ thể cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 42 | 60 | 24 | 34,3 | 4 | 5,7 |
4 | Kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện vật chất và trang thiết bị kỹ thuật để giáo dục kỹ năng tự chu cho HS người DTTS | 43 | 61,4 | 25 | 35,7 | 2 | 2,9 |
5 | Tổ chức rút kinh nghiệm về các hoạt động và các chương trình giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 46 | 65,7 | 18 | 25,7 | 8 | 8,6 |
Kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy: có 6 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.
Ở mức độ thực hiện (thường xuyên) việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của CBGV đều chỉ đạt ở mức trung bình và trung bình khá. Cụ thể như sau: nội dung (2) đạt mức cao nhất là (67,1%); nội dung (1) và (6) là (65,7%); nội dung (5) là (61,4%); nội dung (3).
Ở mức độ (không thực hiện) còn tồn tại ở cả 6 nội dung cụ thể như sau: Nội dung (6) là (8,6%); nội dung (1) và (4) là (7,1%); nội dung (1) (5,7%); nội dung (2) và (5) là (2,9%). ở mức độ này chiếm tỷ lệ % không quá cao, nhưng phản ánh một thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá chưa được coi trọng, quá trình thực hiện chưa hiệu quả và còn tồn tại những vấn đề bất cập sau: Đánh giá về mức độ kiểm tra, đánh giá của khách thể là CBGV chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Tìm hiểu nguyên nhân từ nhiều phía chúng tôi nhận thấy công tác kiểm tra, đánh giá sau khi thực hiện chưa thực sự được chú trọng. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả thường chưa cụ thể, còn chung chung, hình thức. Trong đó, việc đánh giá kết quả đạt được của học sinh là quan trọng nhất lại thực hiện ở mức trung bình khá. Khi trao đổi trực tiếp với giáo viên về công tác đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ của giáo viên chúng tôi thu được những thông tin sau: Việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh chưa có công cụ đánh giá riêng, chưa có tiêu chí cụ thể, chưa được tiến hành một cách khoa học phần lớn mới chỉ tập trung đánh giá kết quả dạy học (thông qua chất lượng thi cuối kỳ, cuối năm, qua các bài kiểm tra thường xuyên) và rèn luyện của học sinh, thái độ tham gia hoạt động của học sinh. Việc đánh giá thực hiện mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ chưa có chuẩn đánh giá vì vậy giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh trong lớp mà chủ yếu đánh giá nhận xét chung về tinh thần ý thức, thái độ tham gia hoạt động của học sinh.
Việc thực hiện tốt chức năng đánh giá kết quả giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả công tác tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Để khảo sát CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10, thuộc phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.11:
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Các yếu tố | Mức độ ảnh hưởng | ||||||
Ảnh hưởng Nhiều | Ảnh hưởng Ít | Không ảnh hưởng | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Nhận thức của CBQL, GV, HS phụ huynh học sinh về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 42 | 60 | 28 | 40 | 0 | 0 |
2 | Năng lực của GV, Cán bộ Đoàn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 44 | 62,9 | 24 | 34,3 | 2 | 2,8 |
3 | Kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 41 | 58,6 | 27 | 38,6 | 2 | 2,8 |
4 | CSVC, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 38 | 54,3 | 32 | 45,7 | 0 | 0 |
5 | Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 37 | 52,9 | 30 | 42,9 | 3 | 4,2 |
6 | Sự chỉ đạo sát sao của sở, phòng GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 35 | 50 | 29 | 41,4 | 6 | 8,6 |
Kết quả khảo sát bảng 2.11 cho thấy: có 6 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.