Doanh nghiệp công nghiệp
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp công nghiệp: bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp và đảm bảo các nguồn đầu vào hợp lý nhằm duy trì sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu thị trường.
- Trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp: là sự đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với ngành nghề nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trình độ kỹ thuật - công nghệ quy định năng suất lao động trong doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó.
- Trình độ nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động. Trình độ nhân lực là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp cận với các chuẩn quản lý tiên tiến, các thiết bị - công nghệ hiện đại.
- Trình độ tổ chức, quản lý của của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh hình thức và mức độ khoa học, hiệu quả trong tổ chức quản lý doanh nghiệp; trình độ này cũng được thể hiện qua các mô hình tổ chức và các chuẩn quản lý tiên tiến được doanh nghiệp áp dụng.
1.2.2. Các nhân tố thuộc về quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
Năng lực quản lí, điều hành của Nhà nước là nhân tố rất quan trọng đối với việc bảo đảm tính bền vững của phát triển công nghiệp. Năng lực quản lí, điều hành của Nhà nước thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có các nội dung: xây dựng thể chế, chính sách, điều tiết sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát
triển công nghiệp, bảo nhiễm v.v..
đảm tiến bộ
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Công Nghiệp Và Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Một Số Lý Thuyết Về Phát Triển Công Nghiệp Tại Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Tiêu Chí Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 9
- Bài Học Cho Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững Ở
- Điều Kiện Phát Triển Nổi Bật Của Vùng Kttđ Bắc Bộ Cho Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
và công bằng xã hội, kiểm soát gây ô
Môi trường chính trị - pháp lí ổn định được coi là một trong những
điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho công nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Thực tế cho thấy, nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng
chỉ
có thể
PTBV nếu có hệ quan
điểm và các định hướng chính trị đúng
đắn; xã hội có nhận thức và thái
độ đúng về
PTBV; thể
chế, các chuẩn
mực hành vi về PTBV được hình thành... Môi trường chính trị - pháp lý có tác động định hướng hành vi của từng con người, doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn lực, phát triển sản xuất, ứng xử với môi trường.
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cũng là nhân tố quan trọng cho công
nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Trong đó, đặc biệt là kiểm soát
lạm phát ở mức chấp nhận được, đảm bảo toàn dụng nhân lực hay duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp... Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các biện pháp tích cực và chủ động trong khắc phục chu kỳ kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Chính sách cơ cấu kinh tế
Vấn đề phát triển bền vững nói chung và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững nói riêng được thể hiện tập trung nhất trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội và chính sách bảo vệ môi trường, trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường của một nước. Trong chính sách quốc gia về phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu kinh tế theo ngành và theo sở hữu có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Lựa chọn cơ cấu kinh tế, trong nhiều trường hợp, quyết định cách giải quyết đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu PTBV. Chẳng hạn, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng
tỷ trọng hàng chế
biến, chế
tạo, dựa trên cơ
sở công nghệ
và nguồn
nhân lực chất lượng cao sẽ
đảm bảo được tốc độ
và chất lượng tăng
trưởng công nghiệp dài hạn, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập bền vững cho người lao động.
Chính sách cơ cấu khuyến khích khai thác nhanh hơn và sử dụng ngày
càng nhiều hơn nguồn tài nguyên để đạt được hiệu quả kinh tế sẽ hạn
chế
tăng trưởng cao trong dài hạn và làm nảy sinh các vấn đề
môi
trường, xã hội.
Chính sách sở
hữu, hay cơ
cấu theo thành phần kinh tế
có vai trò
trong việc giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, sức lao động, nhất là nguồn lao động trí tuệ... của các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước để phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo nhiều việc
làm, góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Một chính sách sở hữu đúng đắn, đảm bảo hài hoà được lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế có vai trò to lớn trong việc thúc
đẩy kinh tế vững.
nói chung và công nghiệp nói riêng phát triển nhanh và bền
Thực tiễn thực hiện chính sách sở hữu của nhiều nước có nền kinh tế chuyển đổi, trong đó có Việt Nam đã chứng minh, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần là điểm mấu chốt của cải cách, đổi mới, đặt nền móng cho sự phát triển tư duy về sở hữu, là nhân tố quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế ở những nước này. Chính nhờ chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, mọi chủ thể kinh tế có quyền phát huy sức lực, trí tuệ, cơ sở vật chất, có thêm nhiều việc làm, làm giàu cho bản thân và xã hội. Sức mạnh to lớn của nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên được sử dụng tối đa nhờ thay đổi quan hệ sở hữu kèm theo các quan hệ lợi
ích, thực sự giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực phát triển.
Quyền tự chủ, tự do kinh doanh khiến nhiều tiềm năng được khơi thông nhất
là trong lĩnh vực công nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một
chính sách sở hữu được điều chỉnh linh hoạt, gắn liền với sự hình thành và phát triển cơ chế thị trường, tôn trọng nguyên tắc thị trường trong việc xác
lập các quan hệ sở hữu, các loại hình sản xuất, kinh doanh, tôn trọng hệ
thống lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế là yếu tố nền tảng, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng phát triển theo hướng bền vững.
Văn hoá
Yếu tố văn hoá có ảnh hưởng to lớn phát triển kinh tế nói chung và
phát triển công nghiệp nói riêng. Những khác biệt về văn hoá mang tính
bản sắc lành mạnh có ảnh hưởng đến chất lượng lao động công nghiệp, văn hoá kinh doanh và tính độc đáo của sản phẩm công nghiệp. Trước đây,
yếu tố văn hoá thường dễ bị lãng quên khi đánh giá khía cạnh kinh tế
của một vấn đề nào đó bởi tác động của nó có tính gián tiếp và định tính cao, khó có thể lượng hoá. Trong quá trình phát triển, các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận rõ rằng, nhân tố văn hoá không chỉ là thành quả mà còn là động lực của phát triển kinh tế. Văn hoá là nguồn cổ xuý trực tiếp cho phát triển bền vững.
Tính bền vững của thể chế kinh tế
Mặc dù còn nhiều cách hiểu khác nhau về thể chế kinh tế, tuy nhiên, quan điểm chung nhất đều thống nhất rằng thể chế kinh tế bao gồm 4 bộ phận chủ yếu: Một là, các quy tắc, chuẩn mực về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường; Hai là, bản thân các bên tham gia thị trường với tư cách là
các chủ
thể
thị
trường;
Ba là, cách thức tổ
chức thực hiện các quy tắc,
chuẩn mực thị trường, nhằm đạt được mục tiêu, hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn; Bốn là, hệ thống các thực thể thị trường vật chất, tức là bản thân các “thị trường”- với tư cách là các địa điểm, là
“sân chơi”, là các đầu mối giao dịch, nơi hàng hóa, dịch vụ được trao đổi
trên cơ sở cung cầu, quy định của “luật chơi. Với cách hiểu trên, thể chế
kinh tế và đặc biệt là tính bền vững của thể chế kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến mọi hoạt động phát triển kinh tế trong đó có phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở
một số Nam
nước và bài học cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
ở một số nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của các nước phát triển và mới công nghiệp hóa
* Các biện pháp nâng cao tốc độ nghiệp
Nhật bản
và chất lượng tăng trưởng công
Trước những năm 1960 của thế kỷ 20, Nhật Bản thực hiện chính
sách thúc đẩy nền tảng công nghiệp nhằm phát triển các ngành công nghiệp nặng và khuyến khích xuất khẩu. Trong những năm 1960, Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lại các ngành công nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp trong một ngành sát nhập, liên kết, hợp tác với nhau nhằm tạo ra hệ thống công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế trong quá trình tự do hóa. Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Nhật Bản ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao tiêu tốn ít nhiên liệu và lao động sống, như: vi mạch, máy tính, sản xuất người máy, mỹ phẩm và hợp kim… Chính phủ đã chú trọng vào
đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, chế tạo và thử nghiệm, đồng
thời khuyến khích tư
nhân bỏ
vốn đầu tư vào R&D nhằm phát triển các
ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao.
Nhật Bản đã kết hợp vai trò Nhà nước và sự
năng động của thị
trường trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp. Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công cụ khá đa dạng thông qua các chính sách, kế hoạch định hướng phát triển khuyến khích các công
ty tư
nhân hoạt động sản xuất kinh doanh; khuyến khích và
ủng hộ mọi
mặt cho sự phát triển của các tập đoàn tài phiệt - Zaibatsu, để các Zaibatsu dần phát triển thành công ty xuyên quốc gia hiện đại.
Nhật Bản đánh giá cao tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ, và khái niệm công nghiệp hỗ trợ được bắt nguồn từ những nhà sản xuất công nghiệp của nước này. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ đã được chính thức đưa vào các văn bản của cơ quan chính quyền Nhật bản từ những năm 80
của thế kỷ
20 như
là mục tiêu trong chính sách hỗ
trợ
phát triển công
nghiệp cũng như khuyến khích đầu tư và sản xuất của các doanh nghiệp. Một trong những thế mạnh của sản xuất công nghiệp Nhật Bản là sự phát triển mạng lưới sản xuất nhiều cấp với liên kết chặt chẽ. Nhật bản đã duy trì mạng lưới sản xuất hai tầng, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò là nguồn cung cấp và gia công các linh, phụ kiện cho các ngành và các tập đoàn sản xuất lớn. Đằng sau các tập đoàn có quy mô toàn cầu
như: Sony, Toyota, Nissan…là rất nhiều công ty vệ tinh cung cấp nhiều
loại phụ
tùng linh kiện, phụ
kiện khác nhau với chất lượng cao và giá
thành thấp. Đây chính là một động lực to lớn để công nghiệp Nhật bản phát triển theo hướng bền vững và tạo ra sự thần kỳ trong phát triển kinh tế.
Hàn Quốc
Ngay từ thập kỷ 1970, Hàn Quốc đã chuyển cơ cấu công nghiệp từ ưu
tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng nhiều vốn sang các
ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Cũng giống như Nhật Bản, chính phủ Hàn Quốc gắn kết chặt chẽ với các Chaebol, khuyến khích và ủng hộ mọi mặt cho sự phát triển của Chaebol. Cùng với khu vực tư nhân đặc biệt là các Chaebol, những công ty xuyên quốc gia lớn, các xí nghiệp Nhà nước của Hàn Quốc có vai trò lớn thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cao nhất, bên cạnh Thụy Điển, Phần Lan và Nhật Bản. Hàn Quốc thực hiện nhiều biện pháp như: tăng chi tiêu cho hoạt động R&D để thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển những lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp
chế tạo máy, các ngành điện tử, hoá chất; thực hiện du nhập, khai thác,
phổ
biến công nghệ; tự
do hoá nhập khẩu kỹ
thuật; Tăng số
lượng các
trường kỹ thuật và khuyến khích công ty lớn xây dựng các trung tâm đào tạo, chú ý đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nâng cao khả năng thu nhận và phát triển kỹ thuật. Chính phủ khuyến khích tư nhân hoạt động R&D, nỗ lực nắm bắt và nhanh chóng làm chủ kỹ thuật để đuổi kịp các nước tiên tiến; khuyến khích liên kết các ngành công nghiệp, các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ cao. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển công nghiệp quá chú trọng đến thị trường xuất khẩu, rập khuôn theo quy trình sản xuất của các nước phát triển để dồn sức vào ngành công nghiệp chế biến với lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp, Hàn Quốc có một nền công nghiệp quá lệ thuộc vào đầu tư quốc tế và vào thị trường xuất khẩu; Hơn nữa, phát triển công nghiệp của Hàn
Quốc đã để
lại gánh nặng cho ngành nông nghiệp về
lao động, khi tỷ lệ
người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị ở Hàn Quốc vào loại cao nhất thế giới.
Singapo
Từ đầu những năm 80, 90 thế kỷ 20, Singapo đã sớm tiến hành cơ cấu lại các ngành công nghiệp của mình để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp từ phát triển chủ yếu những ngành sử dụng nhiều lao động để tận dụng chi phí lao động thấp như ngành sợi, may mặc, chế biến gỗ, thực phẩm và lắp ráp các thiết bị giao thông vận tải sang tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều vốn, lao động có kỹ năng, có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn như ngành lọc dầu, đóng tàu biển. ..
Chiến lược giáo dục của Singapore luôn được chính phủ chú
trọng và ngày càng phát huy tác dụng của nó đối với nền kinh tế. Singapo áp dụng phương pháp đào tạo nguồn nhân lực đa năng, kết hợp giữa đào tạo trong nhà trường và đào tạo trong công ty, kích thích người lao động phát huy sáng kiến bằng các chế độ khen thưởng hợp lý, tận dụng các TNCs trong đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với đó, Singapo đã phối hợp khá tốt việc đào tạo nguồn nhân lực với việc đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị theo hướng hiện đại. Do có đội ngũ lao động có tay nghề và kỹ năng tương đối khá, đất nước này đã tiếp thu và ứng dụng hiệu quả công nghệ nhập khẩu hoặc công nghệ chuyển giao. Singapore còn rất coi trọng sự chuyển giao công nghệ bằng cách thuê chuyên gia, kỹ sư và các nhà tư vấn nước ngoài, cử cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập. Chính phủ cũng đã chọn ra được những ngành công nghiệp trọng điểm để có
những khuyến khích về nghiệp non trẻ.
thuế, trợ
cấp, bảo hộ
hợp lý các ngành công
Nét nổi bật trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở
Singapore là việc quy hoạch các KCN không chỉ nhằm giải quyết vấn đề về hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tổ chức không gian, kiến trúc đáp ứng cho phát triển công nghiệp, mà còn đảm bảo môi trường sinh thái và chú trọng đến nơi ở cho người công nhân. Các KCN của Singapore chủ yếu