Đánh Giá Của Cbql, Gv Về Các Phương Pháp Giáo Dục

cao và nó cũng đã phản ánh hoàn toàn khách quan trong các nhà trường. Học sinh nào nói tục, chửi bậy, xưng hô không đúng chuẩn mực đều được điều chỉnh kịp thời, thậm chí còn phải chịu những hình thức kỷ luật nhất định. Khi trao đổi với một số em có hạnh kiểm tốt, gương mẫu trong lớp, các em đều nói rằng: Nói tục, chửi bậy là hành vi thiếu văn hóa, các em cảm thấy khó chịu khi nghe một số bạn khác nói tục; nội dung (1) giáo dục học sinh có khả năng tự nhận thức và tự đánh giá đúng bản thân mình đạt mức (71%); và nội dung (2) giáo dục học sinh thức của bản thân trong hành động, hoạt động là (70,7). Ở cả 2 nội dung này đều được thực hiện tích cực trong các hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ tại nhà trường. Mức khá cao ở cả 3 nội dung này đã phản ánh tầm quan trọng và tính hiệu quả ở cả 3 nội dung. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để hình thành kỹ năng tự chủ ở học sinh người DTTS. Ở những nội dung còn lại cũng đều đạt ở mức trên trung bình với mức khá cao. Cụ thể là: Nội dung (5) Giáo dục học sinh biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của bản thân trong hoạt động đạt (68,5%); Nội dung (4) giáo dục học sinh biết nỗ lực ý chí để vượt qua khó khăn trong những tình huống nhất định đạt (67,4%); Nội dung (3) giáo dục học sinh biết xác định mục tiêu và kiên định với mục tiêu trong hoạt động. (6) giáo dục học sinh biết tạo ra hứng thú, xúc cảm cho bản thân một cách tích cực trong hoạt động đạt (56,7%). Ở mức độ “đôi khi” cụ thể là: Nội dung (6) chiếm (39,6%) cao nhất so với những nội dung còn lại. Trong quá trình nghiên cứu và quan sát thực tiễn, việc tạo hứng thú, cảm xúc một cách tích cực trong hoạt động còn hạn chế, giáo viên vẫn chủ yếu tập trung vào giáo dục kiến thức hơn là tạo ra sự hào hứng sôi nổi trong học tập và các hoạt động liên quan. Thậm chí những giáo viên còn thường xuyên gây áp lực, không biết cách giải tỏa cho học sinh, khiến giờ học của giáo viên đó học sinh lười phát biểu, lười tương tác, mệt mỏi và hay ngủ gật trong giờ. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy học sinh đã nhắc đến tên của một số thầy cô giáo có tình trạng thực hiện hoạt động giáo dục như trên. Việc giáo dục học sinh biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của bản thân trong hoạt động ở nội dung (5) chiếm (31,5%); nội dung (3) là (31,3%); nội dung 4 là

(30,4%); nội dung (7) là (25,9%); nội dung (2) là (29,6%); nội dung (1) là (29,6%). Qua đây, cũng đã phản ánh mức độ chưa hài lòng của một số đối tượng được khảo sát về nội dung giáo dục. Trong thực tế, các nội dung này đều đã được thực hiện nhưng chưa thật rõ nét, chưa tạo được những chuyển biến mạnh về

nhận thức. Đây cũng là vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm trong xây dựng và thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ trên cần hiệu quả và thiết thực hơn nữa. Đặc biệt, mức độ (chưa thực hiện) vẫn được đối tượng khảo sát lựa chọn. Cụ thể nội dung (6) là (2,7%); nội dung (3) là (2,7%); nội dung (4) là (2,2%). Lý do, một số học sinh được lựa chọn trả lời phiếu khảo sát có cả đối tượng học sinh trung bình, yếu. Một số em còn hay nghỉ học, ít tham gia các hoạt động của nhà trường. Thậm chí có em học sinh lớp 6 được chúng tôi hỏi cụ thể về nội dung bảng hỏi em còn không hiểu hết ý nghĩa các nội dung. Đây cũng là một vấn đề cần lưu tâm, làm cơ sở để xây dựng giải pháp sau này.

Kết quả đánh giá về nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở một số trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Sẽ là căn cứ để xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ, cần khắc phục hạn chế bằng việc xây dựng nội dung cần sát với thực tiễn hơn nữa. Đồng thời cũng phải nghiên cứu 1 cách sâu sắc cả về phương pháp và hình thức thực hiện.

2.3.2.2. Phương pháp giáo dục

Để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1. Kết quả thu được ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về các phương pháp giáo dục

kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai‌


STT


Phương pháp

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Chưa

thường xuyên

Chưa

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp khích lệ, động viên

50

71,4

20

28,6

0

0

2

Phương pháp thuyết phục

53

75,7

17

24,3

0

0

3

Phương pháp nêu gương

49

70

21

30

0

0

4

Phương pháp đóng vai

35

50

35

50

0

0

5

Phương pháp dự án

48

68,6

22

31,4

0

0

6

Phương pháp khen thưởng trách phạt

47

67,1

23

32,9

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 8

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy: có 6 phương pháp được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.

Ở mức độ thực hiện (thường xuyên) đạt ở mức khá cao là các phương pháp sau: Phương pháp thuyết phục đạt (75,7%). Đối tượng học sinh người DTTS ở lứa tuổi này đã có xu hướng độc lập, tuy nhiên các em chưa nhận thức sâu sắc được vấn đề, dễ hành động tự phát, dễ tự ái. Đối với những em có lực học yếu, kém, các em thường xuyên muốn nghỉ học. Chính vì thế hiệu trưởng nhà trường thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc giáo viên chủ nhiệm phải làm công tác tư tưởng cho các em. Thuyết phục các em vượt qua những khó khăn, rào cản để đến trường. Qua việc trao đổi và phỏng vấn hiệu trưởng trường THCS Xuân Thượng hiện có 200 học sinh DTTS đang theo học và được biết: Ngay cả việc chuyển cấp, giáo viên nhà trường cũng đã phải đến gia đình thuyết phục động viên để một số em được cha mẹ đồng ý cho đi học, các em còn nhỏ không thích xa gia đình, thường xuyên muốn về, mỗi khi về thì nghỉ học luôn cả tuần. Nhờ việc tích cực thực hiện phương pháp này mà quân số học sinh của nhà trường trong cả một năm học luôn được giữ vững. Phương pháp khích lệ, động viên, ở mức độ thực hiện (thường xuyên) cũng đạt ở mức(71,4%). Đây là phương pháp mà các giáo viên sử dụng trong mọi hoàn cảnh khi thấy học sinh tiến bộ, hoặc khích lệ các em cố gắng và tự tin. Một số học sinh người DTTS cho biết: Các em rất vui khi được cô giáo khen. Ở mức độ thực hiện này thì phương pháp nêu gương đạt (70%). Đây là 3 phương pháp đều đạt ở mức khá cao. Các phương pháp còn lại là Phương pháp dự án (68,6%) Đây là phương pháp rất được coi trọng trong giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh. Phương pháp dự án gắn liền với các chuyên đề. Học sinh người DTTS rất hào hứng tham gia các dự án. Vì ở đó các em sẽ được thực hiện một chuỗi các hành động để rèn luyện kỹ năng và khám phá bản thân mình. Ở phương pháp đóng vai đạt (50%), ở mức độ thường xuyên thì phương pháp này mới chỉ đạt trung bình. Qua tìm hiểu thực tế, phương pháp này có được sử dụng nhưng chưa thường xuyên. Nên kết quả thu được từ bảng hỏi là phản ánh hoàn toàn khách quan.

Ở mức độ (chưa thường xuyên) phương pháp đóng vai chiếm tỉ lệ cao nhất trong bảng hỏi là (50%); Phương pháp khen thưởng trách phạt (32,9%); Phương pháp dự án(31,4%); Phương pháp nêu gương là (30%); Phương pháp khích lệ, động viên (28,6%); Phương pháp thuyết phục (24,3%). Mức độ chưa thường

xuyên sẽ phản ánh mức độ thực hiện phương pháp vẫn chưa đạt ở tỉ lệ cao. Đồng thời cũng phản ánh trong quá trình thực hiện phương pháp vẫn còn những vướng mắc nhất định về năng lực hoạt động của giáo viên hoặc nội dung và hình thức chưa thật khoa học và khó áp dụng.

Kết luận: Mỗi một phương pháp có một vai trò riêng trong việc truyền thụ các kỹ năng đối với học sinh. Trong những hoàn cảnh giáo dục khác nhau sẽ lựa chọn các phương pháp phù hợp. CBGV của các nhà trường đã tích cực lựa chọn các phương pháp trên ở mức rất thường xuyên và thường xuyên đều đạt trên 50% trở lên. Ở các phương pháp (4), (5), và (6) thì mức độ thường xuyên chưa được cao. Không có CBGV nào lựa chọn mức độ chưa thực hiện. Các phương pháp đều được thực hiện, chỉ là ở các mức độ khác nhau mà thôi. Những căn cứ trên đâu sẽ là cơ sở để người quản lý có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS.

2.3.2.3. Hình thức giáo dục

Để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về hình thức của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4, thuộc phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7:

Bảng 2.7.a. Đánh giá của CBQL, GV về các hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai‌‌


STT


Hình thức

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo dục thông qua chương trình

giáo dục chính khóa (thông qua các môn học)


49


70


21


30


0


0

2

Giáo dục thông qua các hoạt động

ngoại khóa

49

70

21

30

0

0

3

Giáo dục thông qua các hoạt động của

tổ chức Đoàn, Đội

50

71,4

20

28,6

0

0

4

Giáo dục thông qua các hoạt động phối

hợp với lực lượng khác trong xã hội

41

58,6

29

41,4

0

0

Kết quả khảo sát bảng 2.7 cho thấy: có 4 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.

Ở mức độ thực hiện thường xuyên thì hình thức giáo dục thông qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội đạt (71,4%). Thực tế, tại các nhà trường tổ chức Đoàn, Đội có một vai trò vô cùng quan trọng với các em. Đó là một sân chơi lành mạnh, có định hướng giáo dục kỹ năng tự chủ rất cao. Những năn gần đây thông qua tổ chức Đoàn, Đội các nhà trường đã tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa. Hàng loạt các hội thi: Cắm hoa, văn nghệ,thể thao, rung chuông vàng, gói bánh chưng vào dịp tết cổ truyền, trò chơi dân gian...các em học sinh rất hào hứng tham gia. Qua đó, vai trò của tổ chức Đoàn, Đội ngày càng được khẳng định và phát huy trong giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS tại các nhà trường THCS hiện nay. Ở mức độ này thì hình thức giáo dục thông qua các chương trình giáo dục chính khóa thông qua các môn học đạt ở mức khá cao là (70%). Việc lồng ghép nội dung được thể hiện rất rõ trong giáo án lên lớp mỗi giáo viên. Trao đổi với tổ trưởng môn Văn tại trường THCS Lương Phúc, tôi được biết: Trong giáo án của mỗi giáo viên phải thể hiện được kiến thức liên môn, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh, đặc biệt là học sinh người DTTS. Các bài giảng đạt ở mức đánh giá giỏi đều phải đạt tiêu chí lồng ghép giáo dục kỹ năng tự chủ và gắn với thực tiễn, với khả năng nhận thức và hành động của học sinh. Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa đạt (70%). Đây là kết quả đánh giá của CBGV hoàn toàn lo gic vì các hoạt động ngoại khóa gắn chặt với các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường. Hình thức còn lại là giáo dục thông qua các hoạt động phối hợp với lực lượng khác trong xã hội đạt (58,6%). Đây là hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ chưa đạt được kết quả cao như mong muốn. Thực tế cho thấy huyện Bảo Yên vẫn là một huyện nghèo, đời sống kinh tế, xã hội chưa phát triển mạnh mẽ, việc phối hợp với các lực lượng trong xã hội để phối hợp hành động còn hạn chế. Tuy nhiên, qua đánh giá này đồi hỏi hiệu trưởng các nhà trường cần áp dụng các mô hình giáo dục hiệu quả hơn, xây dựng các mối liên kết hiệu quả hơn để nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội, để học sinh người dân tộc thiểu số va chạm nhiều hơn với thực tiễn.

Ở mức độ (chưa thường xuyên) tỉ lệ nghịch với mức độ ( thường xuyên) cụ thể là: Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động phối hợp với lực lượng khác trong xã hội chiếm (41,4%); hình thức giáo dục thông qua các chương trình giáo dục chính khóa thông qua các môn học chiếm (30%); Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa chiếm (30%); Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội chiếm (28,6%).

Kết luận: Mỗi hình thức giáo dục đều có những điểm mạnh khác nhau, muốn đạt hiệu quả cần được thực hiện với những nội dung phù hợp. Các hình thức giáo dục (1), (2), (3) đạt ở mức khá cao từ 70% trở lên; hình thức giáo dục

(4) mới đạt ở mức trên trung bình. Tuy nhiên, các hình thức đều chưa đạt được ở mức cao, mỗi hình thức có những nguyên nhân khác nhau. Khảo sát này là một kênh thông tin quan trọng để đề xuất các biện pháp cụ thể.

Để khảo sát ý kiến của học sinh về mức độ tham gia các hình thức của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 2. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7.b :

Bảng 2.7.b. Tự đánh giá của HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai về mức độ tham gia các hình thức giáo dục‌

kỹ năng tự chủ



STT


Hình thức

Mức độ tham gia

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo dục thông qua chương trình giáo dục chính khóa (thông qua các

môn học)


141


70,5


59


29,5


0


0

2

Giáo dục thông qua các hoạt động

ngoại khóa

129

64,5

71

35,5

0

0

3

Giáo dục thông qua các hoạt động

của tổ chức Đoàn, Đội

143

71,5

57

28,5

0

0

4

Giáo dục thông qua các hoạt động phối

hợp với lực lượng khác trong xã hội

98

49

100

50

2

1

Kết quả khảo sát bảng 2.7 cho thấy: có 4 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.

Ở mức độ thực hiện (thường xuyên) thì hình thức giáo dục thông qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội đạt (71,5%). Điều này chứng tỏ các em luôn nắm bắt các nội dung triển khai của Đoàn, Đội một cách kịp thời và rất hào hứng tham gia. Ở đây, các em người DTTS đã thực sự hòa nhập để học tập, vui chơi và thể hiện bản thân mình. Cũng ở mức độ (thường xuyên) hình thức giáo dục thông qua các chương trình giáo dục chính khóa thông qua các môn học đạt ở mức khá cao là (70,5%). Đánh giá này của các em cũng rất sát với đánh giá của CBGV. Điều này chứng tỏ đa số các em đều nhận thức được nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ được lồng ghép trong các môn học thường ngày trên lớp. Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa đạt (64,5%). Có một thực tế là các em rất tích cực tham gia hình thức này, nhưng một số em chỉ hiểu đơn giản đây là hoạt động Đoàn, Đội mà chưa hiểu đây cũng đồng thời là hoạt động ngoại khóa. Vì thực tế, trong quá trình tổ chức thực hiện chủ yếu nêu tên chương trình mà ít gắn với hình thức chương trình để các em dễ hình dung hơn. Hình thức còn lại là giáo dục thông qua các hoạt động phối hợp với lực lượng khác trong xã hội đạt mức dưới trung bình là (49%). Đây là hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ chưa được tổ chức thường xuyên. Chính vì thế, có học sinh lựa chọn mức chưa thực hiện chiếm (1%) Tùy mức lựa chọn này không nhiều, nhưng đã phản ánh phần nào về mặt nhận thức chưa đầy đủ về hình thức tổ chức này.

Ở mức độ (chưa thường xuyên) tỉ lệ nghịch với mức độ ( thường xuyên) cụ thể là: Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động phối hợp với lực lượng khác trong xã hội chiếm (50%); Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa chiếm (35,5 %); Hình thức giáo dục thông qua các chương trình giáo dục chính khóa thông qua các môn học chiếm (29%); Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội chiếm (28,5%).

Kết luận: Thông qua phiếu khảo sát điều tra khách thể tham gia là học sinh, đã cho chúng ta cái nhìn 2 chiều về hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ. Cũng như những nhận thức và quan điểm của các khách thể. Để từ đó đề xuất các biện pháp và cách thức thực hiện có hiệu quả hơn.

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Để khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng lập kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5, thuộc phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS

huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xác định nhu cầu về giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở

các trường THCS


35


50


35


50


0


0


2

Xác định nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh

người DTTS ở các trường THCS


52


74,3


18


25,7


0


0


3

Dự kiến nguồn lực giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các

trường THCS


50


71,4


20


28,6


0


0


4

Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS

người DTTS các trường THCS


49


70


21


30


0


0


5

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người

DTTS ở các trường THCS


42


60


26


37,1


2


2,9

Kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy: có 5 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí