Phát Triển Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Cho Giáo Viên Và Các Chủ Thể Tham Gia Giáo Dục, Nhằm Rèn Luyện Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Học Sinh Thông Qua Các Môn


nước cần có những con người phát triển toàn diện, tham gia các hội thảo, hội nghị, tập huấn về KNGT...v.v.

Đối với phụ huynh, thông qua các kỳ họp do nhà trường tổ chức như họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, kỷ niệm các ngày lễ tết, thông qua hoạt động tuyên truyền ở địa phương về cách sống, cách cư xử có văn hóa từ đó tác động tới nhận thức người dân.

Đối với học sinh, tập huấn tuyên truyền cho các em qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tối thứ 7, chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL, hoạt động giao lưu giữa các trường.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kết thúc mỗi nội dung, chương trình tập huấn, chương trình hoạt động, nhà trường hoặc giáo viên kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của các chủ thể tham dự so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

+ Kiểm tra, đánh giá tính linh hoạt, tính chặt chẽ, tính hiệu quả sự phối hợp các hoạt động giáo dục được tổ chức

+ Rà soát, đánh giá những ưu điểm, hạn chế để có các biện pháp phát huy và khắc phục.

3.2.2. Phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học ưu thế và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* Mục tiêu của biện pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Người giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục giỏi về lý thuyết, vững về tay nghề, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục một cách đa dạng, linh hoạt, hiệu quả.

- Người giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục nhằm phát triển KNGT cho học sinh có kỹ năng sư phạm giúp học sinh nắm bắt, thích ứng

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 13


nhanh với những yêu cầu đặt ra trong học tập, trong cuộc sống. Nắm bắt được nội dung, yêu cầu, quy trình rèn luyện, phát triển các KNGT.

- Học sinh được phát triển, bồi dưỡng KNGT một cách hiệu quả thông qua các môn học ưu thế như môn GDCD, môn Văn học…, và qua tổ chức HĐGDNGLL

* Nội dung của biện pháp:

- Đánh giá tổng thể năng lực của từng giáo viên

- Đánh giá năng lực của từng chủ thể là học sinh, những chuyên gia được mời hợp tác.

- Khảo sát, đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả của việc phát triển KNGT cho học sinh thông qua các môn học ưu thế và tổ chức các HĐGDNGLL.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi đưỡng

- Tổ chức đào tạo, tự đào tạo, tự bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh tiêu biểu.

- Kiểm tra trình độ năng lực sư phạm của mỗi giáo viên và năng lực tổ chức hoạt động của các chủ thể khác so với yêu cầu thực tiễn của trường PTDT Nội trú đối với nhiệm vụ phát triển KNGT cho học sinh.

* Quy trình thực hiện biện pháp:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Khảo sát, phân loại trình độ năng lực của từng giáo viên, của chủ thể là học sinh.

+ Giáo viên xây dựng kế hoạch cho mình và học sinh tập huấn về KNGT, có kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực theo các nội dung chuyên đề cụ thể với các dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm,

v.v. Các kế hoạch này phải được Ban giám hiệu thông qua và nhất trí.


+ Xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia, những người thành đạt trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy, rèn luyện KNGT cho học sinh cùng với giáo viên nhà trường để trao đổi kinh nghiệm.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Giáo viên, học sinh tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng hoặc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động cho bản thân. Nhà trường có những chính sách đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý để giáo viên và học sinh có động lực phấn đấu.

+ Giáo viên, học sinh đi tham quan, tập huấn (dài hoặc ngắn hạn) tại các trung tâm, các câu lạc bộ hoặc mời chuyên gia giao tiếp của các trung tâm, các trường Đại học đến trường PTDT Nội trú tỉnh giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm để học hỏi.

+ Giáo viên nhà trường kết hợp với các chuyên gia, những người thành đạt giảng dạy, rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh.

+ Giáo viên, học sinh tự rèn luyện năng lực tổ chức hoạt động thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tối thứ 7 hàng tuần, các buổi chào cờ, hoạt động ngoại khóa, các giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt đoàn…v.v.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của giáo viên và học sinh sau khi tham gia tổ chức các hoạt động.

+ Tổng kết, rà soát các môn học, các hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh.

+ Tổng kết, đánh giá tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển, rèn luyện KNGT cho học sinh, từ đó tìm ra biện pháp phù hợp để tác động và điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đề ra.


3.2.3. Nâng cao tính tích cực, tự giác cho học sinh trong các hoạt động, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh thông qua quá trình học tập cũng như các hình thức giao tiếp

* Mục tiêu của biện pháp:

- Học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động, có khả năng tự học, tự giáo dục một cách hiệu quả từ đó tự rèn luyện nâng cao KNGT cho bản thân.

- Học sinh có vốn từ tiếng Việt phong phú, diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu. Biết cách khai thác và kết hợp thế mạnh của tiếng mẹ đẻ khi trau dồi và sử dụng tiếng Việt.

* Nội dung của biện pháp:

- Khảo sát, đánh giá mức độ tham gia các hoạt động của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh chưa tích cực, tự giác khi tham gia các hoạt động. Phân loại học sinh dựa vào thực trạng khảo sát. Đồng thời khảo sát, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tự giáo dục nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh khi tham gia các hoạt động phát triển KNGT.

- Xây dựng kế hoạch trau dồi và rèn luyện vốn ngôn ngữ cho học sinh qua học tập, qua các hình thức hoạt động giáo dục khác.

- Tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

- Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực: chọn nội dung hoạt động phong phú, hình thức phù hợp để học sinh tự tổ chức, tự thực hiện, giáo viên có vai trò cố vấn, giúp đỡ, điều khiển, điều chỉnh.

- Xây dựng quy mô hoạt động phù hợp để phát huy tính tích cực, tự giác trong hoạt động của học sinh và trau dồi vốn ngôn ngữ cho các em.


* Quy trình thực hiện biện pháp:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Khảo sát, đánh giá tính tích cực, tự giác và khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trong giao tiếp, trong học tập. Phân loại học sinh dựa vào thực trạng.

+ Xây dựng kế hoạch phát huy tối đa vai trò chủ thể của học sinh trong các hoạt động, bồi dưỡng, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh qua các giờ học trên lớp, qua các hình thức giao tiếp. Dự trù các điều kiện về con người, thời gian, địa điểm, cách tổ chức, kinh phí…v.v.

+ Xây dựng nội dung HĐGDNGLL phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, phù hợp với mục đích phát triển KNGT cho học sinh.

+ Căn cứ vào thời gian cho tiết học, bài học, thời gian và các điều kiện cho các hoạt động, giáo viên xây dựng quy mô hoạt động theo từng nhóm học sinh.

+ Khuyến khích, động viên học sinh xây dựng kế hoạch tự giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động và trau dồi vốn ngôn ngữ cho bản thân.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Chia học sinh thành các nhóm với những điều kiện tương đồng (đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, trình độ, thời gian, điều kiện tham gia…)

+ Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác; rèn luyện, trau dồi vốn ngôn ngữ thông qua tổ chức các hoạt động với hình thức phong phú, sinh động, hấp dẫn. Khuyến khích học sinh tự bồi dưỡng, tự rèn luyện.

+ Trong các hoạt động, giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ cụ thể, vừa sức như: trang trí lớp học, thiết kế, trang trí các hội nghị, sân khấu đối với những học sinh có năng khiếu hội họa; Trồng hoa viên, cây cảnh;


Chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng; Xuống các trường cấp 2, giúp đỡ các em học sinh THCS tổ chức các HĐGDNGLL (giáo viên, Ban giám hiệu liên hệ trước với các trường đó). Đối với những học sinh nghịch ngợm, hoạt bát, nhanh nhẹn giao cho các em nhiệm vụ làm cờ đỏ chấm điểm thi đua các lớp, đội bảo vệ xung kích, lớp phó lao động…,(giáo viên phải khuyến khích, động viên, uốn nắn và giúp đỡ kịp thời những trường hợp này để các em cố gắng và tự tin hơn vào bản thân).

+ Thường xuyên gọi học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài trong các giờ học. Tổ chức thảo luận lớp, thảo luận nhóm, tổ chức các cuộc thi thuyết trình, hùng biện để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt và trau đồi vốn ngôn ngữ.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Thường xuyên theo dõi, giám sát các hoạt động của học sinh để có những định hướng và giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh cho các em.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ phát triển của học sinh để làm căn cứ cho việc xây dựng và tổ chức các hoạt động tiếp theo.

3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thiết kế các chủ đề phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh phù hợp với các loại hình hoạt động giáo dục của nhà trường

* Mục tiêu của biện pháp:

- Tăng tính hấp dẫn của HĐGDNGLL, tạo ra sự hứng thú đối với học sinh, nhờ đó thu hút được đông đảo học sinh tham gia, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Tạo ra định hướng, vạch ra con đường, đưa ra điều kiện thực hiện để giáo viên và học sinh chủ động tổ chức thực hiện các các chủ đề phát triển KNGT thông qua HĐGDNGLL và các loại hình hoạt động giáo dục khác của nhà trường.


- Các chủ đề phát triển KNGT có sự mềm dẻo, nâng cao KN thực hành cho học sinh, đồng thời có cấu trúc linh hoạt phù hợp với các hoạt động giáo dục đa dạng của nhà trường và nhu cầu của học sinh.

* Nội dung của biện pháp:

- Khảo sát, tổng hợp các hình thức tổ chức HĐGDNGLL hiện có, đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu quả của nó.

- Xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL và thiết kế các chủ đề phát triển các KNGT phù hợp với HĐGDNGLL.

+ Chủ đề, hình thức tổ chức hoạt động luôn luôn đổi mới, đa dạng hóa các loại hình hoạt động là yếu tố quan trọng để thu hút học sinh tích cực và yêu thích các hoạt động. Sự mới lạ bao giờ cũng hấp dẫn đối với học sinh, khiến cho các em say mê khám phá. Nếu các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh sẽ chán nản hoặc thờ ơ. Vậy hoạt động phải bao gồm: Hoạt động học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động này có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như: Hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ học tập, các cuộc thi sân chơi trí tuệ, hội khỏe phù đổng, tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương, hoặc có thể lồng ghép một dạng hoạt động chủ đạo với các hoạt động khác.

+ Các chủ đề phát triển KNGT phải gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát chủ đề năm học và chủ điểm tháng, đặc điểm thực tế của nhà trường; thời điểm thực hiện phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp và tránh dồn dập hoặc rời rạc, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp. Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, thì càng thu hút và kích thích tính hiếu kì cuả học sinh, hoạt động ngoài giờ càng mang tính thuyết phục và hiệu quả.


- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra.

* Quy trình thực hiện biện pháp:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch.

+ Khảo sát, đánh giá các hình thức tổ chức HĐGDNGLL và chỉ rõ ưu điểm, hạn chế để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL.

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL, đồng thời thiết kế các chủ đề phát triển KNGT cho học sinh phù hợp với các hình thức, phương thức đó.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Đổi mới và hoàn thiện các hình thức tổ chức HĐGDNGLL nhằm giáo dục toàn diện và phát triển KNGT cho học sinh theo một số hướng sau:

Đối với tổ chức ngoại khóa các môn học, căn cứ vào phân phối chương trình, vào yêu cầu cụ thể, các nhóm chuyên môn lên kế hoạch ngoại khóa cho bộ môn có thể theo tháng, theo học kỳ với các hình thức như: Môn Văn tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn, tìm hiểu về ca dao, tục ngữ ngắn với từng thời kỳ lịch sử, tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ qua các tác phẩm, thi hùng biện, thuyết trình theo chủ đề, đêm dạ hội Văn học…v.v; Môn GDCD tổ chức thi ứng xử qua các tình huống gắn với đời sống sinh hoạt và học tập, thi tìm hiểu về pháp luật, an toàn giao thông, hóa trang, hùng biện...v.v. Mỗi môn học đều có thể tổ chức những buổi ngoại khóa hợp lý để học sinh tham gia. Qua đó các em thâm nhập với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ và rút ra nhiều bài học bổ ích về nhân sinh qua khoa học, nâng cao KN ứng xử, KNGT, nhận biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Đối với việc tổ chức các hoạt động văn thể mỹ: triển khai theo chủ đề năm học, chủ điểm sinh hoạt tháng, các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong năm theo chỉ đạo của cấp trên, của chính quyền địa phương, phối hợp tổ chức các cuộc

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí