Thực Trạng Thời Gian Dành Cho Hoạt Động Tự Học

Bảng 2.4. Thực trạng thời gian dành cho hoạt động tự học



TT


Thời gian dành cho hoạt động tự học

Mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không bao giờ

1

Học theo thời gian quy định của nhà trường

76,0

14,0

10,0

2

Học vào các buổi trước giờ học chính khóa

26,0

44,4

29,6

3

Học vào lúc đêm khuya sau thời gian quy

định tự học của nhà trường

7,6

20,8

71,6

4

Học vào lúc chiều tối sau thời gian quy định

học buổi chiều của nhà trường

9,2

18,8

72,0

5

Học vào bất cứ lúc nào khi có thời gian

24,8

50,8

24,4


6

Học tại nhà những ngày cuối tuần, học khi

trên nương rãy, khi trông em hoặc khi chăn thả trâu giúp gia đình…


39,2


55,6


5,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên - 7

Kết quả bảng 2.4 cho thấy mức độ thời gian dành cho hoạt động tự học của học sinh rất khác nhau. Đa số học sinh thường xuyên tự học theo thời gian quy định của nhà trường (76 %), chỉ có 10 % HS là không bao giờ thực hiện thời gian tự học theo quy định. 39,2 % học sinh thường xuyên học tại nhà những ngày cuối tuần, học khi trên nương rãy, khi trông em hoặc khi chăn thả trâu giúp gia đình, chỉ có 7,6 % học vào lúc đêm khuya sau thời gian quy định tự học của nhà trường và 9,2 % học vào lúc chiều tối sau thời gian quy định học buổi chiều của nhà trường, điều đó cho thấy đa số các em mới chỉ tập chung tự học vào thời gian bắt buộc của nhà trường mà chưa tự chủ động sắp xếp thời gian tự học thêm cho bản thân. Một phần do các em còn trong tuổi ăn, tuổi chơi, chưa biết sắp xếp thời gian tự học, chưa xác định được vai trò của tự học. Đòi hỏi CBQL và GV cần xây dựng cho các em thời gian tự học một cách thường xuyên, liên tục.

2.3.3.4. Thực trạng về nội dung tự học của học sinh

Nội dung tự học của học sinh bao gồm những môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn học tự chọn với ban cơ bản và nâng cao. Ngoài ra học sinh trường bán trúphần lớn thời gian trong tuần được sống trong môi trường tập thể nên nội dung tự học của học sinh còn được thể hiện qua các buổi sinh hoạt tập thể như: Đọc báo, xem ti vi, qua hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao,… Bên cạnh đó, nội dung tự học của học sinh còn bao gồm các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục giới tính,…

Qua khảo sát thực trạng nội dung tự học của học sinh, thu được kết quả:

89,2 % học sinh học bài cũ của những môn có kiểm tra trong ngày hôm sau; chỉ có 22,4 % học sinh học lại ngay các bài mới học trong ngày; 27,2 % nghiên cứu trước bài mới để hôm sau học; 15,6% tìm đọc thêm sách, tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức.

Từ kết quả trên cho thấy, đa số HS chỉ chú trọng vào nội dung học mang tính đối phó, chỉ quan tâm đến kết quả kiểm tra trước mắt, chưa biết học đều ở tất cả các nội dung. Thực trạng này phản ánh phần nào nhận thức của số đông HS. Rất ít HS có thói quen học lại ngay các môn mới học trong ngày; nghiên cứu trước bài mới hoặc tìm đọc thêm sách, tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ.

Về hình thức tự học của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Qua khảo sát thực trạng hình thức tự học của học sinh, thu được kết quả: 91,6 % học sinh học thuộc lòng các nội dung chính của bài cũ; chỉ có 4,0 % học sinh tìm đọc thêm sách, tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức; 3,6 % học sinh tự tìm tài liệu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học qua mạng Internet. 0,8 % học sinh tích cực trao đổi bài với bạn bè hoặc nhờ thầy cô hướng dẫn bài. Qua đây cho thấy đa số học sinh chưa chú trọng vào việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu mở rộng kiến thức, chưa tích cực trao đổi với bạn bè hoặc nhờ thầy cô hướng dẫn. Điều này cho thấy học sinh

dân tộc thiểu số các em còn nhút nhát, e ngại, chưa mạnh dạn, còn hạn chế giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Đây là vấn đề trở ngại lớn tới hoạt động tự học của học sinh đòi hỏi người thầy cần thường xuyên gần gũi, quan tâm tới các em, giúp các em bỏ qua được các rào cản về dân tộc và ngôn ngữ. Ngoài ra một trong những khó khăn của các em hiện nay trong quá trình tự học là chưa có điều kiện tiếp cận các thiết bị đồ dùng học tập mang tính hiện đại với Internet cũng như các phần mềm hỗ trợ học tập …

2.3.3.5. Thực trạng về phương pháp tự học của học sinh

Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phương pháp riêng phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

Khảo sát về thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh, thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh



STT


Phương pháp

Mức độ (%)

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Chưa sử

dụng

1

Xây dựng kế hoạch tự học cho từng

môn học

4,8

11,6

83,6

2

Tự nghiên cứu SGK, tài liệu liên

quan đến bài học

20,8

38,4

40,8

3

Thảo luận, trao đổi với bạn bè và hỏi

ý kiến thầy cô về vấn đề chưa hiểu.

26,0

35,6

38,4

4

Lựa chọn những vấn đề hay, các

vấn đề mình yêu thích để tự học

21,2

34,8

44,0

5

Học thuộc bài mà thầy cô giảng,

mình ghi chép được trên lớp

40,8

48,4

10,8

6

Học các ý chính cơ bản của bài học

39,6

43,6

16,8

7

Tìm hiểu, tụ học qua các phương tiện

công nghệ thông tin (mạng, ….)

6,8

8,8

84,4

Qua khảo sát thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh, cho thấy:

+ Ở mức độ rất thường xuyên, và thường xuyên các phương pháp: học thuộc bài mà thầy cô giảng, mình ghi chép được trên lớp được học sinh sử dụng nhiều nhất với 40,8%; tiếp đến là phương pháp học các ý chính cơ bản của bài học 39,6%. Các phương pháp tự nghiên cứu SGK, tài liệu liên quan đến bài học; thảo luận, trao đổi với bạn bè và hỏi ý kiến thầy cô về vấn đề chưa hiểu; Lựa chọn những vấn đề hay, các vấn đề mình yêu thích để tự học được học sinh lựa chọn ở mức trung bình từ 20 % đến trên 30 %.

+ Tỷ lệ học sinh chưa xây dựng kế hoạch tự học cho từng môn học còn cao 83,6 %, chưa sử dụng phương pháp tìm hiểu, tự học qua các phương tiện công nghệ thông tin( mạng, ….) chiếm 84,4%.

Điều này phản ánh đúng thực trạng trong tự học hiện nay của học sinh các trường PTDTBT THCS Huyện Nậm Pồ, đó là chỉ chú trọng học thuộc bài mà thầy cô giảng, mình ghi chép được trên lớp, học các ý chính cơ bản của bài học để đối phó khi thầy cô kiểm tra. Các em chưa tích cực tìm hiểu, tự học qua các phương tiện công nghệ thông tin, sách, báo…. Điều này một phần cũng do hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của nhiều em còn khó khăn, thiếu thốn.

Như vậy, phương pháp tự học có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đòi hỏi HS không chỉ có nắm được mục tiêu, động cơ học tập mà phải có phương pháp tự học phù hợp. Biết kết hợp nhiều phương pháp tự học khác nhau. Do đó, nhà trường cần quan tâm và bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.

Qua khảo sát cho thấy cơ bản các phương pháp học sinh áp dụng trong quá trình tự học bước đầu giúp học sinh có nhiều tiến bộ với trên 80% đồng ý, tuy nhiên vẫn còn 10% học sinh cho rằng phương pháp tự học của mình cho kết quả không như mong muốn.

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chúng tôi thiết kế mẫu phiếu số 2, trưng cầu ý kiến của 24 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu) và 76 giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tự học hiện nay của các trường PTDTBT THCS

Việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học là quan trọng và cần thiết, qua khảo sát cho thấy việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học mới hiện nay của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ mới chỉ chú trọng trong thời gian đầu năm học; công tác kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Một số GVCN chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học. Vì vậy nhiều HS học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, thời gian tự học.

BGH quản lý việc lập kế hoạch tự học theo từng giai đoạn và quá trình: Kế hoạch tự học theo ngày, theo tuần gắn với thời khóa biểu; kế hoạch tự học theo tháng, theo chủ đề, phong trào học tập; kế hoạch học tập theo kì học, năm học.

Quản lý việc xây dựng bản kế hoạch: tên kế hoạch, thời gian thực hiện, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện tài liệu, địa điểm…

Khảo sát về công tác hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 cho thấy các nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học cho học kỳ và kế hoạch tự học cho cả năm học được BGH và GV thống nhất cao nhất ở mức độ thường xuyên; ngược lại đối với kế hoạch tự học từng tháng và kế hoạch tự học từng tuần thì chưa được quan tâm. Nhất là đối với loại kế hoạch tự học từng tuần có tới 50% giáo viên không thường xuyên thực hiện và 15% GV không thực hiện.

Bảng 2.6. Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học



TT


Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch

tự học

Mức độ (%)

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực hiện

BGH

GV

BGH

GV

BGH

GV

1

Kế hoạch tự học từng buổi

0

4,0

4,2

8,7

95,8

87,3

2

KH tự học nhóm với bạn bè hoặc

dưới sự hướng dẫn của GV

0

31,7

0

28,6

100

39,7

3

Kế hoạch tự học từng tuần

62,5

39,7

37,5

31,7

0

28,6

4

Kế hoạch tự học từng tháng

83,3

43,6

16,7

32,5

0

23,9

5

Kế hoạch tự học từng học kỳ

95,8

52,4

4,2

27,8

0

19,8

6

Kế hoạch tự học cả năm học

100

87,3

0

8,7

0

4,0

Việc hướng dẫn học sinh bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học chỉ có 33,3% cán bộ quản lý và 40% giáo viên quan tâm ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 66,7% cán bộ quản lý, 50% giáo viên không thường xuyên quan tâm và 10% giáo viên không thực hiện.

Từ kết quả trên cho thấy việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học của cán bộ quản lý và giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đối với kế hoạch tự học từng tháng và kế hoạch tự học từng tuần. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động tự học của học sinh. Trên thực tế cho thấy đa số học sinh mới chỉ có thói quen học theo thời khoá biểu của nhà trường, học khi thầy cô giao bài về nhà hoặc học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

2.4.2. Thực trạng quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học

Quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm đến việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học.

Khảo sát việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học, thu được kết quả trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Đánh giá việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học



TT


Nội dung tự học

Mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không thực hiện

BGH

GV

BGH

GV

BGH

GV


1

Hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tình cảm, thái độ mà học sinh cần nắm được thông qua nội dung chương trình do Bộ

GD&Đt quy định


56,8


62,7


43,2


37,3


0


0


2

Bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,.. mà học sinh có được thông qua sách tham khảo, sách nâng cao,

mạng internet,…


63,3


70,2


36,7


29,8


0


0


Qua các số liệu ở bảng 2.7 cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá chưa đúng nội dung tự học theo chương trình do Bộ GD&ĐT quy định với tỷ lệ đánh giá của CBQL là 56,8 % và GV là 62,7 % ở mức độ thường xuyên, ở nội dung tự học này vẫn còn 43,2% CBQL và 37,3% GV không thường xuyên thực hiện. Đối với nội dung tự học thông qua sách tham khảo, sách nâng cao, mạng internet,… có 63,3 % CBQL và 70,2 % giáo viên đánh giá ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, cũng ở nội dung tự học này còn có 36,7% CBQL và 29,8% GV không thường xuyên thực hiện. Qua đây cho thấy, công tác quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học của CBQL và GV ở các trường PTDTBT THCS huyện

Nậm Pồ thực hiện chưa thường xuyên và chưa hiệu quả.

2.4.3. Thực trạng quản lí phương pháp tự học của học sinh

Quá trình dạy học thành công của giáo viên có quan hệ biện chứng với quá trình tự học của học sinh. Mặt khác, kết quả tự học của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp tự học của học sinh. Thấy rõ được tầm quan trọng của phương pháp tự học, nhà trường luôn quan tâm đến việc quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp tự học cho HS. Tổ chức triển khai tới các giáo viên để giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học của từng bộ môn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tự học.

Khảo sát các nội dung quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, thu được kết quả trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng việc quản lý bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu


1

Vận dụng các phương pháp dạy học

tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh


28


34


25


13

2

Giáo viên hướng dẫn học sinh các

phương pháp tự học

12

25

35

28

Kết quả bảng 2.8 cho thấy: Việc GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh được CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt, khá lần lượt là 28% và 34%. Đây là một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn 13% CBQL và GV đánh giá ở mức độ yếu. Điều này phản ánh đúng với thực tế hiện nay, vì việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cựcđể bồi dưỡng phương pháp tự học chohọc sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí