Qui Mô Phát Triển Số Lượng Hs Thcs Người Dân Tộc Thiểu Số Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai 3 Năm Trở Lại Đây

mẫu, chưa được phổ biến trong giảng dạy thường ngày. Hệ thống máy móc công nghệ chưa được cập nhật mới thường xuyên. Công tác xã hội hóa giáo dục đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất các nhà trường tuy đã được xây dựng theo hướng kiên cố hoá nhưng vẫn còn chưa đồng bộ và bị xuống cấp, thiếu đồ dùng dạy học, thiếu nước sinh hoạt, thiếu khu khu vui chơi, Với HS bán trú điều kiện sinh hoạt còn hạn chế. Tại các điểm trường đi lại còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn. Chưa huy động mạnh mẽ được các nguồn lực xã hội trong huyện và tỉnh hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của các nhà trường.

Các em học sinh người dân tộc thiểu số với môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu là gia đình, làng bản, trong giao tiếp các em thường ngại trao đổi, rụt rè, nhút nhát, tự ti… bên cạnh đó ít được tiếp cận với các nguồn thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, internet, báo chí… chính vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các em.

Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên còn hạn chế nhất định về năng lực, kỹ năng sư phạm. Các thầy cô chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận phương pháp giảng dạy mới, trong đó giáo dục kỹ năng tự chủ chưa được đào tạo và tập huấn thường xuyên. Các chế độ ưu đãi, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyến khích, động viên giáo viên cống hiến, tâm huyết với nhà trường, học sinh và sự nghiệp giáo dục.

2.1.2. Về chất lượng giáo dục

Các nhà trường đã chỉ đạo cho toàn thể cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học năm học 2018- 2019. Kế hoạch được xây dựng trên tinh thần bám sát khung PPCT của Bộ GD&ĐT, SGD&ĐT, xây dựng sát với tình hình thực tế của địa phương và đối tượng học sinh. Ba năm trở lại đây số lượng học sinh THCS duy trì trên 1200 học sinh. Trong đó học sinh người dân tộc thiểu số chiếm số lượng là 500 học sinh.

Bảng 2.1. Qui mô phát triển số lượng HS THCS người dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 3 năm trở lại đây‌


Trường

Năm học

2016 -2017

Năm học

2017 -2018

Năm học

2018 -2019

Số HS

Số HS

Số HS

THCS Lương Sơn

67

69

70

THCS Xuân Thượng

230

233

240

THCS Yên Sơn

54

56

56

THCS Long Phúc

49

51

54

THCS Việt Tiến

75

79

80

Tổng

475

488

500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 7

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS



Năm học


Tổng số HS

Kết quả xếp loại Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Yếu

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2016- 2017

475

245

51,6

155

32,6

65

13,7

10

2,1

2017 - 2018

488

253

51,8

173

35,5

58

11,9

4

1,8

2018 - 2019

500

261

52

175

35

60

12

4

1

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực của HS THCS người dân tộc thiểu số Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 3 năm trở lại đây‌


Năm học


Tổng số HS

Kết quả xếp loại Học lực

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2016 - 2017

475

40

8,4

245

51,6

178

35,8

10

2,1

2

4,2

2017 - 2018

488

42

8,7

255

52,3

187

38,3

4

8,2

0

0

2018 - 2019

500

45

9

300

60

150

30

5

1

0

0

(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên)

Tổ chức thực hiện đánh gia học sinh nghiêm túc theo Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày

12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Các nhà trường, các tổ chuyên môn đã nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, triển khai xây dựng kế hoạch đảm bảo yêu cầu về nội dung sát với tình hình thực tế ở nhà trường và địa phương, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hiệu quả công việc. Tính đến hết năm học tiến độ thực hiện các công việc luôn đảm bảo. Bên cạnh đó BGH nhà trường thường xuyên chỉ đạo, kiểm soát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường theo từng tuần tháng...

Trong những năm học vừa qua các trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình và quy chế chuyên môn. Hoạt động kiểm định chất lượng học sinh trong năm học được các nhà trường thực hiện tương đối tốt từ việc đổi mới công tác kiểm tra, tổ chức thi, chấm thi đến việc đánh giá, xếp loại học sinh. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến học sinh người dân tộc thiểu số. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Yên đã tiếp tục quản lý, chỉ đạo triển khai việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng bồi dưỡng tình cảm, hứng thú, tinh thần chủ động, thái độ tích cực trong học tập của học sinh; thực hiện dạy học đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn; áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp đối tượng và có hiệu quả; tổ chức hội thảo chuyên đề theo cụm trường; khuyến khích giáo viên làm đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho chính các chuyên môn mà mình đảm nhiệm. Chất lượng giáo dục đại trà đã được củng cố, chất lượng mũi nhọn có chuyển biến rõ rệt; chất lượng giáo dục đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng tối thiểu. Nhiều trường đã chủ động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tạo được chuyển biến rõ rệt về chất lượng. Việc dạy học ngoại ngữ được triển khai đến 100% các trường. Các trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học và đánh giá chất lượng học sinh theo chuẩn.

Các trường THCS đã tích cực tổ chức cho giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số, tăng cường tính chủ động, tích cực, tự giác của HS; đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; thực hiện đánh giá kết quả đạt được từ đó rút kinh nghiệm thực hiện được hiệu quả hơn. Quan tâm việc tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, giới thiệu, trao đổi, thảo luận nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay, GV có tuổi đời dưới 50 (đối với nữ) chiếm 87%, dưới

55 (đối với nam) chiếm 93% đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới dạy học.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng giáo dục kỹ năng tự chủ và quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

- Nội dung nghiên cứu:

+ Thực trạng về giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

+ Thực trạng về quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp nghiên cứu và phương thức xử lý số liệu

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,...

2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS

Việc điều tra thực trạng nhằm thu thập, tìm kiếm thông tin để từ đó đánh giá vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ của HS dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, xác định những KN tự chủ cần được giáo dục và những yếu tố ảnh hưởng, làm căn cứ để đánh giá và đề xuất giải pháp. Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ. Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi tìm hiểu nhận thức về vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ. Tại mỗi nhà trường, chúng tôi đã phát phiếu khảo sát bao gồm cả cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội và thu được kết quả sau đây:

Để khảo sát về nhân thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng về vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1; Câu 1, phụ lục 2. Kết quả thu được ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, HS về vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS‌

huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai



TT


Vai trò

Ý kiến đánh giá

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giúp học sinh rèn luyện khả năng

tư duy độc lập

170

63

100

37

0

0

2

Giúp học sinh rèn luyện các phẩm

chất ý chí

125

47

140

51,9

5

2,1

3

Giúp học sinh xây dựng, phát triển

các giá trị sống đúng đắn

153

56,6

117

44,4

0

0


4

Giúp học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động cho bản thân và tổ chức

công việc một cách khoa học


172


64


98


36


0


0


5

Giúp học sinh tạo được hứng thú, khám phá được sở trường của bản thân, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của

người lao động.


129


47,7


135


50


6


2,7


6

Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn

bè và mọi xung quanh.


166


61,5


104


40


0


0

Kết quả khảo sát bảng 2.4 cho thấy: có 6 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.

Ở mức “rất quan trọng” có nội dung 1,3,4 và 6 đều đạt từ (50%) trở lên. Cụ thể, Ở nội dung: Giúp học sinh xây dựng kế hoạch cho bản thân và tổ chức công việc một cách khoa học đạt (64%). Đây là nội dung được CBGV và cả HS lựa chọn ở mức này. Trong đó, CBGV và HS trường THCS Xuân Thượng lựa chọn ở mức cao. Chỉ khi các em tự thực hiện được những nhu cầu tốt thiểu của bản thân thì mới rèn được kỹ năng tự chủ. Thực tế, đây là trường nội trú dành cho các em người dân tộc thiểu số trong huyện. Từ lớp 6 các em đã phải sống xa gia đình, phải tự chăm lo cho bản thân, nên việc tự xây dựng kế hoạch cho bản thân và tổ chức công việc một cách khoa học là rất cần thiết. Sau khi phỏng vấn một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 6 chúng tôi đã nhận được câu trả lời như sau: Đối với các em học sinh lớp 6 người dân tộc thiểu số thì những ngày đầu việc tự sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có một số em không biết tự giặt quần áo, tắm gội. Nhưng được sự hỗ trợ giúp đỡ của thầy cô và các anh chị lớp trên thì sau vài tháng các em đều có thể tự làm được. Giúp học sinh có khả năng tư duy độc lập đạt (63%); Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô và bạn bè xung quanh (61,5%); Giúp học sinh xây dựng phát triển giá trị của cá nhân (56,6%). Các nội dung trên đều đạt ở mức khá cao. Vì đó cũng vừa là những mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng tự chủ, nó thực sự cần thiết với lứa tuổi này vì các em có xu thế sống độc lập, tự ra quyết định và muốn tách dần sự lệ thuộc khỏi cha me, thầy cô và bạn bè. Giúp bản thân tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Có thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá.Trên đây đều là những biểu hiện rất cụ thể cả về lý luận nhận thức và hành vi thực tiễn. Với kết quả nhận thức của CBGV và học sinh với những vai trò trên cũng đã khẳng định việc nhận thức vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đã đạt ở những mức độ căn bản, thấy được tính cần thiết của giáo dục kỹ năng tự chủ.

Mức đánh giá “rất quan trọng” ở nội dung (2) là (47%); nội dung (5) là (47,7). Đây là mức đánh giá chưa cao. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết trong nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ, nhà trường cũng chưa thật sự chú trọng và định hướng mục tiêu vào phát triển kinh nghiệm bản thân, chính vì thế học sinh

chưa thấy được hết vai trò và tầm quan trọng của nó. Đối với nội dung 5: Giúp học sinh tạo được hứng thú,khám phá được sở trường của bản thân, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động. Thực tế điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường còn nhiều hạn chế nên học sinh chưa có cơ hội được khám phá, phát huy sở trường của bản thân. Chủ yếu các em học sinh lớp 9 mới quan tâm nhiều đến lĩnh vực nghề nghiệp, các em lớp dưới còn lại chỉ tập trung vào học văn hóa. Còn một số thầy cô giáo chưa thấy hết tầm quan trọng của nó trong tương lai. Chủ yếu chú trọng vào việc hình thành kỹ năng ngay trong đời sống thường ngày. Thực tế, kỹ năng của học sinh dân tộc thiểu số hạn chế về nhiều mặt. Để hình thành được những kỹ năng phục vụ ngay chính bản thân các em trong sinh hoạt thường ngày cũng đã là một khó khăn lớn của cả thầy và trò.

Nhận xét đánh giá chung: CBQL, GV của các nhà trường đã có nhận thức đúng và tích cực về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số trong nhà trường THCS thấy được vai trò của việc giáo dục kỹ năng tự chủ đối với việc đào tạo học sinh. Đây là một thuận lợi trong quá trình triển khai các hoạt động tại nhà trường vì đã có sự đồng thuận và nhất trí về mục nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS ở các nhà trường THCS..

2.3.2. Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.3.2.1. Nội dung giáo dục

Để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về nội dung của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu 2, phụ lục 1; câu 2, phụ lục 2. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV, HS về nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai‌‌


NỘI DUNG

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

(1) Giáo dục học sinh có khả năng tự nhận

thức và tự đánh giá đúng bản thân mình.

192

71

78

29

0

0

(2) Giáo dục học sinh về ý thức của bản

thân trong hành động, hoạt động

190

70,7

80

29,6

0

0

(3)Giáo dục học sinh biết xác định mục

tiêu và kiên định với mục tiêu trong hoạt động.


177


66


85


31,3


8


2,7

(4)Giáo dục học sinh biết nỗ lực ý chí để

vượt qua khó khăn trong những tình huống nhất định


182


67,4


82


30,4


6


2,2

(5) Giáo dục học sinh biết điều khiển,

điều chỉnh các diễn biến tâm lý của bản thân trong hoạt động.


185


68,5


85


31,5


0


0

(6)Giáo dục học sinh biết tạo ra hứng

thú, xúc cảm cho bản thân một cách tích cực trong hoạt động.


153


56,7


107


39,6


10


2,7

(7) Giáo dục cho học sinh biết cách giao

tiếp

200

74,1

70

25,9

0

0

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy: có 7 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Tuy nhiên tỷ lệ % ý kiến đánh giá giành cho các nội dung khác nhau có sự khác nhau.

Ở mức độ (thường xuyên) đạt từ (70%) trở lên cụ thể là: Mục (7) với nội dung giáo dục cho học sinh biết cách giao tiếp đạt mức (74,4%). Thực tế cho thấy hoạt động giao tiếp là một hoạt động căn bản mang tính chất cầu nối để thực hiện hoạt động giáo dục, lao động, vui chơi. Nên hoạt động này có sự tương tác thường xuyên, được điều chỉnh ở mọi lúc, mọi nơi. Đây là nội dung đạt mức đánh giá khác

Ngày đăng: 25/06/2023