phương, để các em có cơ hội tham gia, rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự chủ cho bản thân.
b) Nội dung của biện pháp
- Giáo dục kỹ năng tự chủ được tổ chức dưới nhiều nội dung và hình thức khác nhau Mỗi nội dung và hình thức giáo dục đều tạo ra một môi trường giáo dục, một sân chơi đa dạng khác nhau như sau:
Nội dung giáo dục kỹ năng phải đảm bảo các mục tiêu:Giáo dục học sinh về khả năng tự nhận thức và tự đánh giá đúng bản thân mình; Giáo dục học sinh về ý thức của bản thân trong hành động, hoạt động; Giáo dục học sinh biết xác định mục tiêu và kiên định với mục tiêu trong hoạt động; Giáo dục học sinh biết nỗ lực ý chí để vượt qua khó khăn trong những tình huống nhất định;Giáo dục học sinh biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của bản thân trong hoạt động.; Giáo dục học sinh biết tạo ra hứng thú, xúc cảm cho bản thân một cách tích cực trong hoạt động; Giáo dục cho học sinh biết cách giao tiếp tiếp, xử lý tình huống phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Các hình thức giáo dục được triển khai theo các phương diện:
+ Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên bầu không khí thân thiện, tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn, hợp tác, gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt là các trò chơi dân gian có tính sinh hoạt cộng đồng cao cần được phổ biết và tổ chức thường xuyên cho các em,…
+ Diễn đàn là một hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ có hiệu quả. Vì qua đây các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan về những vấn đề mình quan tâm, bức xúc hoặc chưa hiểu cần giải đáp. VD diễn đàn về phòng chống bạo lực học đường, diễn đàn chống xâm hại tình dục trẻ em…
+ Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực
khác nhau như: CLB toán học; CLB văn học; CLB thể dục thể thao; CLB trò chơi dân gian, CLB khéo tay…
+ Sân khấu tương tác là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống sự việc, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Sân khấu tương tác sẽ giúp học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kỹ năng chủ động giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, linh hoạt khi giải quyết tình huống.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Và Chỉ Đạo Thực Hiện Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Đối Với Ban Giám Hiệu Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
+ Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện qua các hình thức như sau: Thi vẽ tranh theo chủ đề như: An toàn giao thông, em yêu quê hương, em yêu hòa bình… Thi tìm hiểu về ngày tết cổ truyền, tìm hiểu các danh nhân, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, phong tục của địa phương. Thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi kể chuyện, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Khi tổ chức hội thi cần linh phải linh hoạt, sáng tạo có tiêu chí cụ thể, rõ ràng.
+ Các sự kiện có thể tổ chức trong nhà trường cho học sinh tham gia như: Lễ khai mạc, lễ khai giảng, lễ bế giảng năm học, lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Đoàn thanh niên, lễ chúc mừng,…; Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, ngày hội đọc sách, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra chiều cao, cân nặng, thị giác cho học sinh; Hội đồng diễn, phong trào thể dục thể thao. Hoạt động học tập thực tế. Hoạt động tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn…
+ Hoạt động chiến dịch. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như: Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học; Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến dịch nói không với túi ni lông; Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch bảo vệ môi trường, trồng cây xanh trong khuân viên nhà trường; Chiến dịch tình nguyện hè; Chiến dịch sử dụng đồ tái chế Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện… Muốn chiến dịch được thực hiện tốt cần xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực
huy động được và học sinh phải được trang bị trước một số kiến thức và kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch đạt hiệu quả cao.
+ Hoạt động tham quan, dã ngoại luôn thu hút được sự hào hứng của học sinh và lồng ghép được nhiều nội dung giáo dục như: giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử, truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường THCS là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan nghĩa trang liệt sĩ; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp tại địa phương; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo, từ thiện…
+ Hoạt động nhân đạo trong trường THCS được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”; Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao; Tổ chức trung thu cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa; Tổ chức chương trình “Chăn ấm mùa đông”; Tổ chức chương trình “Vui xuân ấm áp”…
- Hoạt động giao lưu những tấm gương điển hình trong và ngoài địa bàn của huyện, tỉnh đã có những thành tích xuất sắc qua các kỳ thi quốc gia, quốc tế, trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
- Đối với phòng Giáo dục huyện, Sở GD&ĐT
+ Biện pháp này thể hiện rõ là phòng Giáo dục huyện, Sở GD&ĐT phải thực hiện vai trò kép vừa chỉ đạo, định hướng hoạt động cho GV vừa trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của Sở GD&ĐT cho các trường THCS về nội dung và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ sao cho phù hợp.
+ Công tác chỉ đạo phải chặt chẽ, sát sao ngay từ khâu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về nội dung và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ theo đúng yêu cầu đặt ra cho bộ phận tổ chức, bồi dưỡng phải đổi mới từ nội dung và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu thực tế và mong muốn
của CBQL, giáo viên tại các trường THCS có học sinh người dân tộc thiểu số đang theo học đông.
+ Chỉ đạo, cung cấp cho các nhà trường tài liệu về hình thức giáo dục kỹ năng tực chủ để cán bộ, giáo viên của các nhà trường liên tục được nhận thức sâu sắc hơn và cập nhật có hiệu quả.
- Đối với hiệu trưởng các trường THCS
+ Luôn đưa ra những yêu cầu, giám sát chặt chẽ về chuyên môn trong đó là các hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ, kịp thời có những điều chỉ sao cho phù hợp với đặc thù của học sinh, phù hợp với nội dung và phương pháp.
+ Chỉ đạo giáo viên trong nhà trường có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về các hình thức tổ chức, đề xuất được các hình thức tổ chức phù hợp với nội dung giáo dục sao cho đạt hiệu quả cao
d) Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nhà trường cần xác định rõ yêu cầu của việc đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh. Làm tốt công tác tuyên truyền, nang cao nhận thức để chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh hiểu đầy đủ và sâu sắc về vai trò, vị trí của giáo dục kỹ năng tự chủ đối với việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Nhà trường cần sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, linh hoạt, có thể bố trí dạy học theo chủ đề, gắn với giáo dục kỹ năng tự chủ lồng ghép vào các môn học ngay trên lớp, hoặc trong các buổi học ngoại khóa tách biệt. Điều phối các lực lượng giáo dục đúng với chức trách nhiệm vụ. có kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Nhà trường cần huy động các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để phục vụ cho quá trình tổ chức các hoạt động được phong phú và đa dạng. tạo nên màu sắc đặc trưng của chương trình để gây hứng thú và thu hút học sinh.
- Giáo viên cần học tập, trau dồi tri thức, sẵn sàng đổi mới, sáng tạo trong quá trình thực hiện các nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ.
- Giáo viên không nên thực hiện quá nhiều chủ đề cùng một lúc sẽ tao ra cảm giác loãng, thiếu tính trọng tâm, trọng điểm. Cần thực hiện theo kế hoạch
để đảm bảo tính khoa học và trọng tâm. Phải tôn trọng những đặc trưng riêng của mối nội dung và hình thức thực hiện để đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả và tính thực tiễn của mỗi chương trình.
- Xây dựng được niềm tin, thái độ tích cực, tự giác cho học sinh dân tộc thiểu số. Xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp tự quản, gương mẫu nhiệt tình có trách nhiệm, biết tổ chức, sắp xếp công việc được giao, là cách tay phải hỗ trợ đắc lực cho các thầy cô. Học sinh cần phải được tổ chức, hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng và điều kiện để tham gia các hoạt động.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
a) Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu giáo dục kỹ năng tự chủ, trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và thái độ thực hiện của giáo viên và các nguồn lực giáo dục có liên quan và của học sinh.Từ đó xác định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.
- Nhằm phát hiện sai lệch và điều chỉnh hoạt động nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra, phát hiện những sai sót, lệch lạc trong nhận thức của giáo viên và học sinh. Giúp người quản lý và giáo viên có những thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy. Tạo cơ sở cho những dự đoán phát triển trong tương lai, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng tự chủ của nhà trường.
b) Nội dung của biện pháp
- Cán bộ quản lý phải xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế giám sát tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ trên quy mô toàn trường, quy mô khối lớp và quy mô từng lớp, có chế tài xử lý nếu giáo viên, học sinh vi phạm những quy định chung về giáo dục kỹ năng tự chủ.
- Muốn đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cần thực hiện các nội dung sau:
+ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS huyện Bảo Yên.
+ Xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh cần được thiết kế thành một hệ thống chương trình được thực hiện theo tháng, học kỳ, năm của trường dựa trên chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT hướng dẫn và phát triển chương trình giáo dục nhà trường đã được phê duyệt. Chương trình giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số cần phải tính đến những đặc thù tâm sinh lý của các em và các điều kiện của nhà trường.
+ Xây dựng chuẩn đánh giá dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ đạt được ở học sinh qua các loại hình và nội dung giáo dục.
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá và công cụ đo kết quả đạt được ở mỗi học sinh và tập thể học sinh.
+ Xây dựng và triển khai tiêu chí đánh giá thi đua cho từng chủ đề hoạt động theo khối lớp, toàn trường và phải được thống nhất trong ban lãnh đạo nhà trường.
+ Ban giám hiệu thường xuyên tiến hành kiểm tra kế hoạch giáo dục của GVCN qua từng chủ đề trước khi tiến hành.
+ Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thiết kế nội dung giáo dục theo mẫu và thống nhất tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh tham gia giáo dục kỹ năng tự chủ.
+ Sau các hoạt động giáo dục Ban giám hiệu thu thập thông tin qua báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ. Cần thông báo kết quả đánh giá kết quả giáo dục của các lớp trước toàn trường và trong các cuộc họp hội đồng nhà trường.
- Hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ do giáo viên tổ chức trong khuôn viên nhà trường hoặc ngoài khuôn viên nhà trường, kiểm tra hoạt động của giáo viên từ khâu soạn giáo án, đến khâu tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả giáo dục. Kiểm tra ý thức, thái độ tham gia và những kết quả đạt được của học sinh. Những kết quả kiểm tra phải được phản hồi tới giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh nâng cao chất lượng giáo dục.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
- Đối với phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT:
+ Giao cho Phòng Quản lý chất lượng giáo dục - Công nghệ thông tin xây dựng bộ chỉ số cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng kỹ năng giáo dục.
+ Tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kỹ năng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV THCS, để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lý công tác giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số.
+ Kiểm tra, giám sát trực tiếp việc giáo dục kỹ năng tự chủ tại nhà trường về nội dung, phương pháp, CSVC
- Đối với Hiệu trưởng các trường THCS.
+ Hiệu trưởng đánh giá những thay đổi trong công việc: xem GV THCS áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào, những chuyển biến, thay đổi đối với việc triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số.
+ Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra, giám sát thông qua việc theo dõi việc sử dụng kiến thức, kỹ năng của GV THCS trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo đội ngũ GV THCS trong việc tổ chức thực hiện.
- Đối với GV trực tiếp tham gia giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số
+ Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của học sinh người dân tộc thiểu số.
+ Rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại yếu kém về năng lực của bản thân khi tham thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số, từ đó có những điều chỉnh phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong quá trình thực hiện.
d) Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải phối kết hợp tốt và có tinh thần trách nhiệm cao để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc nội trú đạt kế quả cao.
- Xác định được chuẩn và tiêu chí đo kết quả đạt được ở học sinh.
- Cán bộ tham gia đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ phải công bằng, khách quan.
- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục kĩ năng tự chủ cho học sinh.
- Quan tâm đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho giáo dục kĩ năng tự chủ cho học sinh.
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
a) Mục tiêu của biện pháp:
Bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Đặc biệt là công nghệ thông tin để phục vụ cho giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS; đảm bảo tính khả thi, tính liên tục, tính đồng bộ của quá trình giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS trong nhà trường.
b) Nội dung của biện pháp:
- Phòng Giáo dục huyện,Sở GD&ĐT kết hợp với các trường THCS có học sinh người dân tộc thiểu số đang theo học, xác định xem cần được bổ sung và hỗ trợ về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ... Tuỳ từng nội dung giáo dục khác nhau mà chúng ta phải có những điều kiện khác nhau, nhưng về cơ bản các điều kiện tối thiểu phải đảm bảo là: Tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập và tham khảo, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, chế độ chính sách cho người dạy và người học. Đặc biệt là công nghệ thông tin Cụ thể:
+ Cơ sở vật chất bao gồm: phòng học, các trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống tài liệu sách báo, giáo trình, băng, đĩa, máy chiếu, máy tính, bảng thông minh... là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học, nó đóng vai trò quan trọng như các thành tố khác và cũng chính là phương tiện thiết yếu của người dạy nhằm thực hiện mục đích hoạt động dạy học.
+ Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật và trang thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, ti vi, máy tính, bảng thông minh, intenet để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số.
+ Hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số có tính đặc thù riêng, do vậy, ngoài hệ thống cơ sở vật chất như trường lớp, bàn ghế, bảng viết, hệ thống chiếu sáng trong phòng học… cần chú trọng đến hệ thống các trang thiết bị như máy chiếu, tivi, máy vi tính, mạng internet, các tranh