Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Trường Thcs

- Tổ chức ngoại khóa kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số.

- Phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh người dân tộc thiểu số.

- Kết nối và phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương để hỗ trợ giáo dục học sinh người dân tộc thiểu số.

d. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS

Việc kiểm tra, đánh giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS là phản ánh thực trạng tình hình, kết quả thực hiện giáo dục kỹ năng sau khi hiệu trưởng triển khai kế hoạch thực hiện, đối chiếu thực trạng đó với các văn bản liên quan; kết quả kiểm tra là cơ sở để thực hiện tiếp các nhiệm vụ đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. Đánh giá là xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng này theo đúng quy định, phù hợp với bối cảnh địa phương và điều kiện thực tế nhà trường.

Công tác kiểm tra, đánh giá giúp hiệu trưởng cải thiện chất lượng giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá, người hiệu trưởng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai lệch trong công tác giáo dục kỹ năng sống, từ đó có biện pháp tư vấn thúc đẩy để hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng như bối cảnh địa phương, trình độ, năng lực của học sinh dân tộc thiểu số, điều kiện thực tế nhà trường, năng lực đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, công tác chỉ đạo và biện pháp thực hiện.

* Nội dung kiểm tra

- Về phía giáo viên: Kiểm tra chính xác, đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy, truyền thụ kiến thức và thực hành kỹ năng của giáo viên, Đánh giá đúng trình độ tay nghề của giáo viên để hiệu trưởng và các cấp quản lý sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Thông qua việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy; giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên. Đồng thời bồi dưỡng cho giáo viên có khả năng tự kiểm tra, đánh giá công việc của bản thân.

- Về phía học sinh người dân tộc thiểu số: Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra hoạt động học tập của học sinh dân tộc thiểu số là phải đảm bản tính khách quan trong việc đánh giá năng lực nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu do chương trình qui định. Đặc biệt là việc vận dụng các kiến thức trở thành năng lực hành vi, một thói quen được duy trì trong các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi, giao tiếp và xử lý tình huống của các em học sinh dân tộc thiểu số.

* Phương pháp kiểm tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên và tổ chuyên môn; Quan sát hoạt động giảng dạy của giáo viên; Quan sát các hoạt động chuyên môn khác của giáo viên; Trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, phụ huynh học sinh...Quan sát các hoạt động thực hành và vận dụng kỹ năng của học sinh dân tộc thiểu số, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bao quát cả khối lượng và chất lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của tất cả các môn học; cả kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy, độc lập sáng tạo; cả về ý thức tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, tự lực

* Tổ chức kiểm tra

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 6

Xây dựng kế hoạch kiểm tra; Thực hiện kiểm tra; Tổng kết, điều chỉnh.

Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một khâu của quá trình giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân cho học sinh. Khi tiến hành qui trình kiểm tra, đánh giá thành tích học tập cần được xem xét theo hướng phát triển trong tương lai của học sinh. Điều đó có nghĩa là, khi kiểm tra, đánh giá cần nhìn chung cả quá trình trên cơ sở xem xét, đánh giá từng giai đoạn, từng khâu của hoạt động học tập, rèn luyện của các em dân tộc thiểu số. Giáo viên cần biết trân trọng sự cố gắng, biết đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh dù đó chỉ là những dấu hiệu, những mầm mống, những tia hy vọng nhỏ bé nhất là đối với những học sinh yếu kém.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá người hiệu trưởng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan.

- Kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính toàn diện.

- Kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính thường xuyên, có hệ thống.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải đảm bảo tính phát triển.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS

a) Nội dung chương trình giáo dục

Nội dung chương trình giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và hình thành kỹ năng cho học sinh.Chương trình giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân cho học sinh dân tộc thiểu số THCS là khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên vẫn chủ yếu tập trung và việc trang bị kiến thứ, phát huy còn hạn chế tới việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh đặc biệt là năng lực thực hành và vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn, năng lực tự học, tự nghiên cứu. Nội dung chương trình lại ảnh hưởng tới việc triển khai phương pháp tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Phương pháp dạy và học chủ yếu là lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, chưa tập trung dạy cách vận dụng, cách nghĩ và tự học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông còn hạn chế.

b) Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là cực kì quan trọng trong việc dẫn dắt các bộ phận, giáo viên, học sinh của nhà trường vượt qua quá trình thay đổi, đáp ứng yêu cầu đổi mới để tồn tại và phát triển. năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện ở tất cả các mặt trong nhà trường. Từ quản lý quá trình đào tạo; Quản lý nhân sự; Quản lý cơ sở vật chất; Quản lý tài chính; Quản lý chất lượng; Quản lý các mối quan hệ liên kết. Đối với giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số trong nhà trường, năng lực của đội ngũ cán bộ được cụ thể hóa như sau:

- Tổ chức tất cả các hoạt động giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân của học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng đúng mục tiêu đổi mới và phát triển toàn diện của giáo dục.

- Đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động tích cực với sự sáng tạo cao hơn, hoàn thành nhiệm vụ năm học và xây dựng được kỹ năng làm chủ bản thân trở thành thói quen trong sinh hoạt và học tập ở học sinh dân tộc thiểu số.

- Đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần để tập thể giáo viên và học sinh

người dân tộc thiểu số hoàn thành nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự chủ với chất lượng cao.

- Giữ vững khối đoàn kết trong tập thể giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Động viên và khen thưởng kịp thời những người đạt thành tích tốt.

- Luôn kiểm tra, giám sát, uấn nắn kịp thời những sai sót để điều chỉnh công việc chung.

- Động viên phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào mục đích giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân cho học sinh dân tộc thiểu số. Để các em làm chủ được bản thân và có một tương lai tươi sáng hơn.

c) Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên

Việc triển khai và thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên. Họ là cầu nối giữ mối liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, giữa giáo dục nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên được thể hiện thông qua trình độ tri thức, kinh nghiệm, uy tín, quản lý hồ sơ, quản lý tình hình lớp, các phương tiện dạy học, tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ với nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của học sinh, phát huy những tiềm năng và giáo dục các em định hình và phát triển nhân cách lành mạnh, tự chủ được suy nghĩ và hành động của mình, biết chịu trách nhiệm hành vi, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để ngày một hoàn thiện bản thân.

Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên tốt sẽ là cơ sở để tổ chức, phối hợp hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ trong nhà trường. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm chính là người tạo ra sự thống nhất giữa các tác động giáo dục trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn đến tập thể học sinh, sự thống nhất tác động của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và gia đình trong công tác quản lý và giáo dục học sinh.

d) Tính tích cực của học sinh

Để giáo dục kỹ năng tự chủ có hiệu quả thì việc đánh giá đúng trình độ, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số là cần thiết.

Thực tế cho thấy trình độ học sinh dân tộc thiểu số ở còn thấp học sinh không có kiến thức cơ bản, tâm lý tự ti, rụt rè, không đủ tự tin để giao tiếp với

các bạn học sinh trường ngoài cùng trang lứa. Do đặc thù của trường là sống tập trung, xa gia đình nên đòi hỏi học sinh phải có tính tự lập cao, nhưng số bạn làm được như vậy chưa nhiều. Nhiều học sinh dân tộc thiểu số nghĩ rằng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên con đường lập nghiệp sau này sẽ gian nan, vì thế các bạn chỉ học đối phó, không có định hướng cho tương lai dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút. Nâng cao kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đối diện và ứng phó với những khó khăn, kĩ năng xác lập mục tiêu nói riêng thực sự cần thiết

e) Thiết bị giáo dục, cơ sở vật chất

Thiết bị giáo dục là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học và là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện đổi mới HĐDH và truyền thụ kỹ năng sống qua hình ảnh, video để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy, phương pháp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục có vai trò và tầm quan trọng như các thành tố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, lực lượng giáo dục và môi trường giáo dục. Phương tiện kỹ thuật và thiết bị thực hành đóng vai “người minh chứng khách quan” những vấn đề lý luận, liên kết lý luận và thực tiễn. Mặt khác đó là phương tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như: tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng cộng tác” giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học và trải nghiệm tình huống.

f) Môi trường

Môi trường gió dục có vai trò quan trọng trong việc truyền thụ và tiếp thu, định hình kỹ năng làm chủ bản thân của học sinh người dân tộc thiểu số. Trong đó có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài nhà trường - xã hội. Việc làm thế nào để tạo dựng được môi trường đồng thuận và ủng hộ là trách nhiệm của nhà quản lí - Hiệu trưởng nhà trường. Môi trường ảnh hưởng lên cả khía cạnh vật chất và cả khía cạnh con người. Nguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực...) cho sự phát triển là rất quan trọng vì nó sẽ tạo môi trường để các em thực hành kỹ năng được tốt nhất. Có thêm niềm tin vào những kiến thức mà

mình đã học. Nguồn lực phi vật chất (sự ủng hộ, cung cấp thông tin, tạo môi trường thuận lợi...) cũng có vai trò rất quan trọng. Nguồn lực phi vật chất chính là sự ủng hộ của xã hội, việc tạo môi trường thuận lợi cho nhà trường liên kết thực hiện các chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua các chương trình ngoại khóa, trải nghiệm, tham quan tìm hiểu về truyền thống lịch sử tại địa phương…

g) Cơ chế, chính sách sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo

Nghề giáo là một nghề đòi hỏi rất cao, không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn về đạo đức, tư cách, sự đầu tư thời gian, công sức. Lao động sư phạm là lao động đặc biệt, vừa là lao động khoa học vừa là lao động nghệ thuật. Do đó, phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam nói chung, đổi mới quản lý dạy học nói riêng đòi hỏi phải thực sự chú trọng giải quyết vấn đề này. Phải dựa vào trình độ và hiệu quả công tác của giáo viên, tránh cào bằng. Nếu không, mọi đổi mới, cải cách của nền giáo dục sẽ không thể đi đến đâu. Nghề giáo phải có sức hấp dẫn về nhiều mặt để thu hút được nhiều học sinh giỏi vào nghề. Cần phải sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp, bảo đảm.

Đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các yếu tố tác động trên mới mang lại hiệu quả quản lý và hiệu quả giáo dục như mục tiêu đề ra. Bởi mỗi yếu tố lại có những chức năng nhiệm vụ riêng. Quá trình giáo dục đòi hỏi sự kết hợp của các yếu tố, các biện pháp một cách linh hoạt khoa học và chặt chẽ. Trong đó, hoạt động quản lý sẽ là đầu mối liên kết, điều hành quản lý, giám sát quá trình kết hợp và tác động các yếu tố này lại với nhau.

Tiểu kết chương 1


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của các nhà trường hiện nay nhằm đáp ứng các tiêu chí giáo dục mới của xã hội hiện đại. Trong đó, giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các nhà trường THCS là vô cùng quan trọng.

Ở chương 1, tác giả đã phác họa vài nét về lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước; Một số khái niệm cơ bản: Quản lý, kỹ năng, kỹ năng tự chủ, giáo dục, giáo dục kỹ năng tự chủ…; Một số vấn đề cơ bản: Mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS; Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THCS; Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ: Lập kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS; tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS; Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS; Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp có hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ CHỦ CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI

2.1. Vài nét về các trường THCS huyên Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.1.1. Về quy mô

Bảo Yên là huyện miền núi, nằm ở cửa ngõ của tỉnh Lào Cai với điều kiện đại hình khá phức tạp, mặc dù kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn song là địa phương luôn chú trọng và nỗ lực đầu tư, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Những năm qua huyện Bảo Yên đã cố gắng duy trì, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo phù hợp với nhu cầu của địa phương và mục tiêu của giáo dục hiện đại. Hệ thống các trường THCS tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai có 8 trường: Trường THCS số 1 Long Khánh, Trường THCS Lương Sơn, trường THCS Yên Sơn, trường THCS số 1 Phố Giàng, trường THCS số 2 Phố Ràng. Trong đó có 1 trường PTDTBT THCS Xuân Thượng. Hai trường liên cấp là trường TH&THCS Long Khánh, trường THCS số 2 TT Phố Ràng.

Các nhà trường phân bố rộng khắp trong địa bàn huyện Bảo Yên để đảm bảo các điều kiện học tập cho học sinh. Trong đó có trường TH&THCS Việt Tiến còn có thêm điểm trường trường Việt Hải và điểm trường Già Hạ. Tại trường PTDTBT THCS Xuân Thượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến 99%. Chủ yếu là dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Mông, Nùng, Phù Lá, Dáy... Trong đó 05 trường THCS thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được lựa chọn làm đối tượng khảo sát là các trường: THCS Lương Sơn, THCS Xuân Thượng, THCS Yên Sơn, THCS Long Phúc, THCS Việt Tiến.

Tại các nhà trường đều xây dựng mô hình sinh thái, xây bồn hoa tiểu cảnh, bồn hoa cây cảnh, đổ bê tông các khu vực trong khuôn viên trường, nhà để xe cho GV và HS, xây dựng công tình vệ sinh tại trường chính và điểm trường, thư viện, phòng công nghệ thông tin, đầu tư các thiết bị cho phòng truyền thống, phòng y tế - bảo vệ, thiết bị thư viên chuẩn. Các lớp học được xây dựng khang trang, đủ các thiết bị dạy học cơ bản. Đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ dạy học thông minh còn hạn chế, chỉ mới cung ứng được một đến hai phòng học, chủ yếu chỉ phục vụ cho các tiết giảng

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí