Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Trong Bối Cảnh Cách

nhiên chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung mà chủ yếu tập trung vào kế hoạch giáo dục toàn diện nói chung và kế hoạch giáo dục thông qua dạy học các môn văn hóa. Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, tự giáo dục tự rèn luyện của học sinh và các hoạt động xã hội của học sinh chưa được nhà trường THCS coi trọng.

2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 8 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được ghi ở bảng 2.7:

Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌‌

Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức đã xây dựng

Mức độ thực hiện

TB

1

2

3

4

5

1.Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức

trong bối cảnh mới

0

0

8

45

52

4.42

2. Phân công nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho tổ

chuyên môn và giáo viên CNL, GV và các lực lượng giáo dục


0


8


22


45


30


3.92

3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo

đức cho giáo viên

16

29

22

31

7

2.85

4. Tổ chức triển khai thực hiện giáo dục đạo

đức thông qua hoạt động dạy học

0

0

25

35

45

4.19

5. Tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức thông

qua hoạt động trải nghiệm

11

24

28

32

10

3.06

6. Tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức thông

qua sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần

10

20

22

33

20

3.31

7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa BGH với

các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các con đường giáo dục


28


33


21


20


4


2.45

8. Hiệu trưởng xây dựng cơ chế giám sát, đánh

giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS


26


30


21


23


6


2.58

9. Huy động các nguồn lực để thực hiện kế

hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh


28


35


21


17


4


2.37

10. Các nội dung khác







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 9

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.7 cho thấy về cơ bản nội dung của công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên đã được triển khai thực hiện bao quát các nội dung, tuy nhiên chưa đồng bộ ở tất cả các nội dung thuộc công tác tổ chức.

Nội dung thuộc công tác tổ chức được Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hưng Yên thực hiện tốt nhất đó là:

Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức trong bối cảnh mới đạt điểm trung bình trung ở mức tốt có điểm là 4.42 điểm.

Tổ chức triển khai thực hiện giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học đạt điểm trung bình trung ở mức khá có điểm là 4.19 điểm.

Phân công nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho tổ chuyên môn và giáo viên CNL, GV và các lực lượng giáo dục đạt điểm trung bình trung ở mức khá có điểm là 3.92 điểm.

Một số nội dung thuộc công tác tổ chức được CBQL và GV đánh giá với số điểm trung bình trung ở mức trung bình đó là:

Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo đức cho giáo viên đạt điểm trung bình trung là 2.85 điểm;

Tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần đạt điểm trung bình trung là 3.31 điểm;

Tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm đạt điểm trung bình trung là 3.06 điểm;

Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức yếu đó là:

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa BGH với các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các con đường giáo dục;

Hiệu trưởng xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS;

Huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

Nghiên cứu hồ sơ quản lý đặc biệt là biên bản họp Hội đồng giáo dục và họp với các tổ chức, giáo viên trong trường cho thấy nhà trường đã quan tâm đến tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học, nhấn mạnh đến vai trò của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh qua các bài học. Tuy nhiên ở một số hoạt động khác thì chưa được thể hiện đậm nét.

Nhận xét chung: Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS đã được triển khai ở hầu hết các nội dung, việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn văn hóa đã được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên còn nhiều nội dung thuộc công tác tổ chức còn hạn chế cần khắc phục.

2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 9 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được ghi ở bảng 2.8:

Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌‌

Nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Mức độ thực hiện

TB

1

2

3

4

5

1.Chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục đạo

đức qua các hoạt động giáo dục

0

0

18

40

47

4.28

2. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên tích

hợp nội dung giáo dục các phẩm chất đạo đức trong các bài học


0


0


19


35


51


4.31

3. Chỉ đạo ĐTN, giáo viên chủ nhiệm thiết kế và tổ chức các chủ đề giáo dục đạo đức

cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm


18


26


24


24


13


2.89

4. Chỉ đạo giáo viên triển khai sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần theo hướng phát triển phẩm

chất đạo đức cho học sinh


15


25


22


28


15


3.03

5. Chỉ đạo giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục để giáo

dục học sinh


15


25


22


28


15


3.03

6. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ học sinh để đổi mới quá

trình giáo dục đạo đức cho học sinh


28


35


21


17


4


2.37

7. Chỉ đạo xây dựng nền nếp học tập, sinh

hoạt tập thể

0

10

18

33

44

4.06

8. Chỉ đạo giám sát thực hiện mục tiêu, nội

dung giáo dục đạo đức cho học sinh

28

33

21

20

4

2.45

9. Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường, đặc

biệt là quy tắc ứng xử trong trường học nhằm tạo môi trường giáo dục đạo đức cho HS


0


10


18


43


34


3.96

10. Các nội dung khác







Từ kết quả thống kê ở bảng 2.8 cho thấy công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đã được triển khai ở hầu hết các nội dung quản lý; kết quả cho thấy một số nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng đã đạt được ở mức khá và mức tốt đó là các nội dung sau đây:

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên tích hợp nội dung giáo dục các phẩm chất đạo đức trong các bài học đạt điểm trung bình trung là 4.31 điểm;

Chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức qua các hoạt động giáo dục đạt điểm trung bình trung là 4.28 điểm;

Chỉ đạo xây dựng nền nếp học tập, sinh hoạt tập thể đạt điểm trung bình trung là 4.06 điểm;

Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường, đặc biệt là quy tắc ứng xử trong trường học nhằm tạo môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh đạt điểm trung bình trung là 3.96 điểm;

Các nội dung có kết quả đánh giá đạt mức trung bình đó là:

Chỉ đạo giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh và chỉ đạo giáo viên triển khai sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần theo hướng phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh đạt điểm trung bình trung là 3.03 điểm;

Chỉ đạo ĐTN, giáo viên chủ nhiệm thiết kế và tổ chức các chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm đạt điểm trung bình là

2.89 điểm;

Có 02 nội dung thuộc công tác chỉ đạo được đánh giá ở mức thực hiện còn yếu đó là:

Chỉ đạo giám sát thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh có điểm trung bình trung là 2.45 điểm;

Chỉ đạo giáo viên thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ học sinh để đổi mới quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh đạt điểm trung bình trung là

2.37 điểm;

Trao đổi với giáo viên Hoàng Thị Hải trường THCS hồng Nam Thành phố Hưng Yên, tác giả được biết, các trường chưa quan tâm đến lấy ý kiến của học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh mà thường điều chỉnh qua hiện trạng quan sát học sinh tham gia các hoạt động.

Nhận xét đánh giá chung: Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên đã được triển khai và thực hiện tốt ở một số nội dung tuy nhiên chưa đồng bộ còn có những nội dung ít được quan tâm thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt cần khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 10 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được ghi ở bảng 2.9:

Bảng 2.9: Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌‌

Nội dung kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Mức độ thực hiện

TB

1

2

3

4

5

1. Đánh giá công tác lập kế hoạch giáo

dục đạo đức cho học sinh

0

0

18

45

42

4.23

2. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

thông qua dạy học


0


8


22


45


30


3.92

3. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội vv…


6


19


32


31


17


3.32

4.Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát thực

hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS

26

30

21

23

6

2.58

5. Đánh giá các hoạt động điều chỉnh kế

hoạch giáo dục đạo đức

28

5

21

17

4

2.37

6. Đánh giá các điều kiện đảm bảo thực

hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS

0

8

18

32

47

4.12

7. Các nội dung khác







Từ kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy nội dung công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục đã được quan tâm ở tất cả khâu trong quá trình quản lý, tuy nhiên chưa đồng bộ thực hiện ở các khâu cụ thể như sau:

Các nội dung được quan tâm kiểm tra ở mức khá và tốt đó là:

Đánh giá công tác lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đạt điểm trung bình trung là 4.23;

Đánh giá các điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đạt điểm trung bình trung là 4.12 điểm;

Đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học đạt điểm trung bình trung là 3.92 điểm;

Các nội dung còn lại được đánh giá với kết quả thực hiện ở mức yếu đó là:

Đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội vv… có điểm trung bình trung đạt 3.32 điểm;

Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đạt điểm trung bình trung là 2.58 điểm;

Đánh giá các hoạt động điều chỉnh kế hoạch giáo dục đạo đức đạt điểm trung bình trung là 2.37 điểm;

Nhận xét chung: công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đã được triển khai tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung đặc biệt là việc giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch chưa tốt.

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 11 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được ghi ở bảng 2.10:

Bảng 2.10: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌‌

Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Điểm

TB

1

2

3

4

5

1.Năng lực quản lý của cán bộ quản lý

0

8

18

32

47

4.12

2. Năng lực giáo dục đạo đức của GV

0

0

17

40

48

4.29

3. Tính tích cực tự giác, tự giáo dục của

học sinh

0

0

17

35

53

4.34

4. Các chính sách giáo dục đạo đức cho

học sinh của ngành

0

5

18

32

50

4.21

5. Cơ sở vật chất tài chính phục vụ cho đổi

mới

0

0

28

30

47

4.18

6. Môi trường kinh tế, văn hóa và KHCN ở

địa phương

0

0

16

40

49

4.31

7. Môi trường văn hóa nhà trường

0

0

12

44

49

4.35

8. Nhận thức của cha mẹ học sinh và các

lực lượng về giáo dục đạo đức cho HS

0

3

23

32

47

4.17

9. Các yếu tố khác







Từ kết quả thống kê ở bảng 2.10 cho thấy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS hiện nay tại thành phố Hưng yên chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, các yếu tố được CBQL và GV đánh giá rất ảnh hưởng bao gồm các yếu tố sau:

Năng lực giáo dục đạo đức của giáo viên được CBQL và GV đánh giá với điểm số trung bình trung là 4.29 điểm;

Tính tích cực tự giác, tự giáo dục của học sinh được CBQL và GV đánh giá với điểm số trung bình trung là 4.34 điểm;

Các chính sách giáo dục đạo đức cho học sinh của ngành được CBQL và GV đánh giá với điểm số trung bình trung là 4.21 điểm;

Môi trường kinh tế, văn hóa và KHCN ở địa phương được CBQL và GV đánh giá với điểm số trung bình trung là 4.31 điểm;

Môi trường văn hóa nhà trường được CBQL và GV đánh giá với điểm số trung bình trung là 4.35 điểm;

Có ba yếu tố được CBQL và GV đánh giá ở mức ảnh hưởng đó là: Cơ sở vật chất tài chính phục vụ cho đổi mới

Nhận thức của cha mẹ học sinh và các lực lượng về giáo dục đạo đức cho học sinh;

Năng lực quản lý của cán bộ quản lý;

Nhận xét chung: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố đó đều được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế về thương mại, văn hóa, theo đó là sự đổi mới giáo dục của nhiều quốc gia và khu vực; giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS thành phố Hưng yên cũng có nhiều thay đổi, hoạt động giáo dục đạo đức đã được CBQL và giáo viên quan tâm thực hiện; Đa số CBQL, GV đều có nhận thức đúng về giáo dục đạo đức cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên còn một bộ phận CBQL, GV có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đã được triển khai theo các nội dung giáo dục nhận thức, giáo dục thái độ, niềm tin và giáo dục thói quen, kỹ năng hành vi đạo đức, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn thiên về giáo dục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023