Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Trong Bối Cảnh Cách Mạng 4.0

2.2.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 3 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2: Thực trạng phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌‌

Phương pháp giáo dục đạo đức

đã thực hiện

Mức độ thực hiện

TB

1

2

3

4

5

1.Phương pháp giao việc

0

0

22

36

47

4.24

2.Giảng giải

0

0

24

35

46

4.21

3.Thảo luận, làm việc nhóm

0

19

33

37

16

3.48

4.Phương pháp dự án

28

29

21

24

4

2.52

5.Phương pháp đóng vai

26

27

20

27

5

2.60

6.Giáo dục thông qua trải nghiệm

15

27

20

35

8

2.94

7.Phương pháp thi đua, khen thưởng

0

0

24

38

43

4.18

8.Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực

15

24

23

37

6

2.95

9. Phương pháp tập luyện

16

29

22

31

7

2.85

10. Phương pháp rèn luyện

28

29

21

24

4

2.52

11. Các phương pháp khác







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 8

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.2 cho thấy các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh được giáo viên các trường THCS sử dụng rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên hai phương pháp được giáo viên THCS sử dụng rất thường xuyên đó là:

Phương pháp giao việc đạt điểm trung bình trung là 4.24 điểm Phương pháp giảng giải đạt điểm trung bình trung là 4.21 điểm

Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh được giáo viên sử dụng ở mức thường xuyên bao gồm các phương pháp sau:

Phương pháp thi đua, khen thưởng đạt điểm trung bình trung là 4.18 điểm. Thảo luận, làm việc nhóm đạt điểm trung bình trung là 3.48 điểm

Còn nhiều phương pháp chưa được giáo viên sử dụng ở mức thường xuyên đó là các phương pháp sau:

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực Giáo dục thông qua trải nghiệm

Phương pháp tập luyện

Đặc biệt còn có những phương pháp it khi được giáo viên sử dụng đó là các phương pháp:

Phương pháp dự án Phương pháp rèn luyện Phương pháp đóng vai

Trao đổi với giáo viên Nguyễn Thi Thu Trang trường THCS Nguyễn Tất Thành tôi được biết các trường chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh vì vậy các phương pháp dự án; rèn luyện; đóng vai chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên, thậm chí còn ít khi sử dụng.

Nhận xét chung: Các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đã được giáo viên triển khai theo hướng đa dạng hóa một số phương pháp đã được giáo viên sử dụng ở mức rất thường xuyên và thường xuyên, tuy nhiên có một số phương pháp có ưu thế trong việc hình thành phẩm chất, năng lực ở học sinh chưa được giáo viên quan tâm thực hiện thường xuyên, thậm chí còn ít khi sử dụng.

2.2.4. Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 4 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌

Các con giáo dục đạo đức

đã thực hiện

Mức độ thực hiện

TB

1

2

3

4

5

1.Giáo dục đạo đức thông qua con

đường dạy học

0

0

20

36

49

4.28

2. Giáo dục đạo đức qua con đường

hoạt động trải nghiệm

26

27

20

27

5

2.60

3. Giáo dục đạo đức thông qua con

đường sinh hoạt tập thể của HS

0

0

24

35

46

4.21

4. Giáo dục đạo đức thông qua hoạt

động xã hội

28

30

21

23

4

2.51

5. Giáo dục đạo đức thông qua con

đường lao động, rèn luyện thể dục

16

29

22

31

7

2.85

6. Giáo dục đạo đức thông qua con đường tự giáo dục, tự rèn luyện của

học sinh


15


27


20


35


8


2.94

7. Các con đường giáo dục khác







Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy con đường giáo dục đạo đức cho học sinh được giáo viên sử dụng chủ yếu là con đường dạy học, kết quả này được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá với điểm trung bình trung là: 4.28 điểm; Ngoài ra còn có con đường thứ 2 cũng được giáo viên sử dụng rất thường xuyên đó là: Giáo dục đạo đức thông qua con đường sinh hoạt tập thể của học sinh đạt điểm trung bình trung là 4.21 điểm.

Các con đường còn lại chưa được giáo viên THCS quan tâm sử dụng thường xuyên đó là các con đường sau:

Giáo dục đạo đức thông qua con đường lao động, rèn luyện thể dục.

Giáo dục đạo đức thông qua con đường tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh THCS.

Các con đường ít khi được giáo viên sử dụng đó là: Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động xã hội

Giáo dục đạo đức qua con đường hoạt động trải nghiệm

Nhận xét chung: Giáo dục trung học cơ sở đã triển khai giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua nhiều con đường khác nhau, tuy nhiên con đường chủ yếu là con đường dạy học và con đường sinh hoạt tập thể của học sinh, tuy nhiên còn một số con đường chưa được giáo viên quan tâm sử dụng thường xuyên nên hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh chơa cao.

2.2.5. Các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 5 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được ghi ở bảng 2.4:

Bảng 2.4: Các lực lượng giáo dục đạo đức cho HS ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Lực lượng tham gia giáo dục

đạo đức đã thực hiện

Mức độ tham gia

TB

1

2

3

4

5

1.Giáo viên chủ nhiệm lớp

0

0

20

31

54

4.32

2. Giáo viên bộ môn

0

0

20

36

49

4.28

3. Ban Giám hiệu và các tổ

chức, cá nhân trong trường

0

0

25

35

45

4.19

4. Cha mẹ học sinh

10

24

23

37

11

3.14

5. Các lực lượng xã hội

28

33

21

20

4

2.45

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy lực lượng tham gia giáo dục đạo đức thường xuyên cho học sinh trường THCS là nhà trường gồm Ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm lớp; giáo viên bộ môn và các tổ chức giáo dục trong trường; trong các lực lượng nêu trên thì GVCNL là lực lượng được đánh

giá cao nhất là lực lượng rất thường xuyên tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh bởi giáo viên chủ nhiệm là người thay thế cho Hiệu trưởng quản lý và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm; Tiếp theo GVCNL là giáo viên bộ môn bởi các thầy cô không chỉ là người dạy văn hóa mà còn phải dạy cách làm người, cách đối nhân xử thế cho học sinh.

Lực lượng thứ 3 là cha mẹ học sinh được đánh giá ở mức không thường xuyên, lẽ ra lực lượng này phải là lực lượng được đánh giá thường xuyên. Trao đổi với giáo viên Phan Thanh Nhà trường THCS Lê Lợi Thành Phố Hưng Yên, tác giả được giáo viên cho biết. Thành phố Hưng Yên là thành phố công nghiệp trẻ, có nhiều liên doanh hợp tác mở ra, cha mẹ học sinh là những người lao động và kinh doanh, họ cuốn theo thị trường lao động và công việc, không có nhiều thời gian dành cho việc quan tâm giáo dục con, nhiều trường hợp con mắc lỗi cha mẹ mới biết là con mình chưa ngoan.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các lực lượng xã hội ít tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, đây là một nguồn lực chưa nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả, nguyên nhân là do sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được tốt.

Nhận xét chung: Nhà trường THCS đã phát huy được vai trò của GVCNL, GV bộ môn trong giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng chưa phát huy được vai trò của các lực lượng như cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.2.6. Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 6 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được ghi ở bảng 2.5:

Bảng 2.5: Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌‌

Các phương pháp, hình thức đánh giá kết quả giáo dục

đạo đức đã thực hiện

Mức độ tham gia


TB

1

2

3

4

5

1.Nghiên cứu nhật ký hàng

ngày về học sinh

10

21

23

37

14

3.23

2.Nghiên cứu các sản phẩm do

học sinh tạo ra

0

0

22

36

47

4.23

3. Quan sát tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt

động và các mối quan hệ


16


29


22


31


7


2.85

4. Sử dụng đánh giá đồng đẳng

8

21

23

40

13

3.28

5. Sử dụng tự đánh giá của HS

6

22

23

39

15

3.33

6. Huy động các lực lượng

cùng tham gia đánh giá

10

24

23

37

11

3.14

7. Các nội dung khác







Nhìn vào kết quả thống kê cho thấy nội dung và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tập trung vào đánh giá sản phẩm của học sinh như kết quả học tập, lao động, rèn luyện; các hoạt động đánh giá thường xuyên như ghi nhật ký theo dõi; quan sát thái độ, hành vi tham gia các hoạt động của học sinh hằng ngày chưa được thực hiện thường xuyên; hoạt động đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của học sinh trong rèn luyện, tập luyện đạo đức chưa được xử dụng thường xuyên; nhà trường chưa huy động được các lực lượng cùng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh.

Nhận xét chung: Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức của học sinh ở các trường THCS đã thực hiện tuy nhiên chưa được đồng bộ, nội dung và phương pháp tập trung chủ yếu vào đánh giá sản phẩm kết quả học tập,

lao động của học sinh, chưa quan tâm nhiều đến sử dụng các kênh đánh giá từ các lực lượng khác nhau; việc đánh giá theo dõi thường xuyên chưa được coi trọng.

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

2.3.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 7 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được ghi ở bảng 2.6:

Bảng 2.6: Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0‌‌

Nội dung kế hoạch giáo dục đạo đức đã xây dựng

Mức độ thực hiện

TB

1

2

3

4

5

1.Kế hoạch giáo dục toàn diện

học sinh theo năm học

0

0

18

40

47

4.28

2. Kế hoạch giáo dục toàn diện

học sinh theo học kỳ

0

0

18

40

47

4.28

3. Kế hoạch giáo dục đạo đức

cho học sinh thông qua dạy học các môn học văn hóa


0


0


19


35


51


4.31

4. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tổ chức

hoạt động trải nghiệm


19


27


20


32


7


2.82

5. Kế hoạch giáo dục đạo đức

cho học sinh thông qua giáo dục lao động, rèn luyện thể lực


10


27


19


34


15


3.16

6. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt

động xã hội


16


29


22


31


7


2.85

7. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần theo

chủ đề đạo đức


12


25


22


31


15


3.23

8. Kế hoạch giáo dục đạo đức

cho học sinh thông qua tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh


26


27


20


27


5


2.60

Từ kết quả thống kê ở bảng 2.6 cho thấy công tác lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên đã được các trường quan tâm triển khai thực hiện, kết quả cho thấy hầu hết các trường đều rất coi trọng công tác lập kế hoạch sau đây:

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn học văn hóa đạt điểm trung bình trung là 4.31 điểm;

Kế hoạch giáo dục toàn diện học sinh theo học kỳ đạt điểm trung bình trung là 4.28 điểm;

Kế hoạch giáo dục toàn diện học sinh theo năm học đạt điểm trung bình trung là 4.28 điểm;

Các nội dung kế hoạch còn lại chưa được các trường quan tâm triển khai thực hiện đó là:

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm đạt điểm trung bình trung là 2.82 điểm mặc dù đây là hoạt động chiếm ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh bởi bản chất của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục thông qua trải nghiệm và bằng chính trải nghiệm của người học.

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động xã hội là nội dung thứ hai chưa được các trường quan tâm thực hiện tốt kết quả đánh giá củ CBQL và GV cho nội dung này đạt 2.85 điểm trung bình trung.

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần theo chủ đề đạo đức cũng chưa được khai thác triệt để nội dung này được đánh giá với điểm trung bình trung là 3.23 điểm.

Đặc biệt là các trường THCS chưa có những nội dung sát sao cho việc định hướng hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện cho mỗi học sinh nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện nên nội dung này được đánh giá với mức điểm trung bình trung là 2.60 điểm.

Nhận xét chung: Công tác lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS đã được Hiệu trưởng các trường quan tâm thực hiện, tuy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023