của thực dân và diễn đạt kiểu nước đôi, ẩn dụ,… sau 1945, những “phát ngôn” về thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám đã chuyển sang công khai, chính thống và lan tỏa rộng khắp1. Để đảm bảo tính tập trung của nghiên cứu, dưới đây xin được đi sâu vào một số trường hợp đại diện được lựa chọn theo các tiêu chí đã trình bày ở đầu chương.
3.2.1. Tiểu thuyết lịch sử “Núi rừng Yên Thế” (Nguyên Hồng) và “Người trăm năm cũ” (Hoàng Khởi Phong)
Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng được xuất bản năm 1981 (tập I) và năm 1993 (phần di cảo tập II), nhưng nó đã được nhà văn ấp ủ và viết từ trước đó khá lâu2. Thiên tiểu thuyết được xây dựng thành nhiều chương nhỏ, nội dung chính
1972, nhiều tốp sinh viên khoa Lịch sử thuộc các trường Đại học đã về Yên Thế để đi thực tế, khảo sát, thu thập tài liệu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử,… Cùng thời điểm này, các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian cũng thực hiện nhiều đợt điền dã, sưu tầm truyện kể và thơ ca dân gian trên địa bàn huyện Yên Thế. Ngoài ra, chính quyền Bắc Giang còn chủ trì dịch các tài liệu và ghi chép của người Pháp, hồi kí của thân nhân Đề Thám,… Kết quả nghiên cứu từ những cuộc điền dã, điều tra, sưu tầm, hội thảo,… đã được biên soạn thành rất nhiều công trình, sách chuyên khảo, kỉ yếu, truyện,… chưa kể hàng ngàn bài viết trên trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, báo in và báo điện tử (thuộc trung ương và địa phương), … tất cả các ấn phẩm đều được xuất bản công khai và phát hành rộng khắp đất nước.
Từ năm 1975 đến 1984, chính quyền địa phương cũng tổ chức 03 hội thảo quy mô lớn cấp quốc gia. Và năm 1984 lễ hội Yên Thế được chính phủ chính thức quyết định coi là một lễ hội tổ chức ở cấp quốc gia, và là một hoạt động văn hóa thường niên.
1 Trên diễn đàn nghệ thuật, những sáng tác về Đề Thám cũng được mở rộng về thể loại và đối tượng tiếp nhận. Thủ lĩnh Đề Thám không chỉ trở thành nhân vật trung tâm trong nhiều vở kịch, vở chèo và những thước phim (cả tài liệu và phim truyện),… mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho các nghệ sĩ hóa thân, đóng vai người thủ lĩnh. Có thể kể đến vở Đề Thám của nhóm tác giả Mai Hanh, Bửu Tiến, Doãn Khoái (Vụ nghệ thuật sân khấu xuất bản năm 1968), trích đoạn kịch và chèo Lễ tế cờ (đoàn chèo Bắc Giang dựng và biểu diễn), kịch bản văn học và màn hát múa Hùng ca Yên Thế - khát vọng tự do (nhà văn Nguyễn Khắc Phục biên soạn, đoàn chèo và đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang biểu diễn), phim truyện lịch sử Thủ lĩnh áo nâu (Hãng phim truyện Việt Nam), phim tài liệu Hoàng Hoa Thám - anh hùng dân tộc (6 tập, Báo Bắc Giang sản xuất),…
Trong địa hạt văn chương, xin xem mục 1.2.2.3
2Trong "Thư đặc biệt gửi ông Nguyễn" ngày 18/8/1978, Nguyên Hồng đã viết "Càng mùa rét càng sương gió, càng cô quạnh, đọc càng thấy vào. Bởi vậy, những tháng từ một chạp đến hai ba âm lịch ở nhà trên cái đồi mà ông và các ông quen thân tôi biết đấy thường tôi rất ít về Hà Nội hay đi đâu. Chính trong những khắc giờ này và qua nhiều năm tháng trong cái tuổi từ ngoài bốn mươi cho tới nay, tôi đã thấy và càng thấy lo viết, phải viết Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế" [22, tr.55].
Có thể bạn quan tâm!
- Phóng Sự “Bóng Người Yên Thế” (Việt Sinh) Và Truyện “Cầu Vồng Yên Thế” (Trần Trung Viên)
- Truyện “Lịch Sử Quân Đề-Thám Yên-Thế” (Ngô Tất Tố Và L.t.s)
- Truyện “ Hoàng Hoa Thám ” Trong Tập Truyện Danh Nhân “Tôn Thất Thuyết Và Những Văn Thân Trong Phong Trào Cần Vương” (Cố Nhi Tân)
- Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 15
- Truyện Ngắn “Mưa Nhã Nam” (Nguyễn Huy Thiệp)
- Hoàng Hoa Thám Và Đời Sống Tâm Linh
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Nguyên Hồng đã thực hiện dự định ấy của mình với quyết tâm rất lớn. Ông chuyển về ở Bắc Giang từ năm 1962, mấy chục năm ông cần mẫn đi ghi chép, đi điền dã, sống với bà con để lấy tư liệu viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ này. Nguyễn Tuân đã kể lại sự nhọc nhằn, tinh thần làm việc cần cù, tỉ mỉ, công phu và đáng trân trọng của người bạn văn khi viết Núi rừng Yên Thế:"Ba chục năm nay anh vẫn đóng ở quả đồi vùng Đề Thám Bắc giang, vừa viết vừa làm vườn, đánh gộc rừng, bổ củi, quảy nước từ suối lên, quần quật cả ngày. Đêm vùng đồi rừng, lấy tiếng gà sang canh làm đồng hồ báo thức để chồm dậy đọc sách xen kẽ vàoviết sách (…), đang viết mà thấy mỏi quá như là hết mất chữ rồi, thì lại lấy con ngựa sắt ra (cái xe đạp, theo cách gọi của người bình dân) mà phóng đi một chập. Ừ, ra chợ Đề thấy cái không khí trao đổi của vùng núi đồi quê Đề Thám; chạy vào các làng quanh đây, hỏi chuyện các bô lão xem còn bòn đãi thêm được tí gì về thời cụ Đề Thám không" [22, tr.60].
kể về số phận của những người dân mang một mối thù nhà nợ nước, họ kéo về Yên Thế dưới ngọn cờ của Đề Nắm, Đề Thám và các thủ lĩnh yêu nước để kháng Pháp1.
Trong trang văn của Nguyên Hồng, hình ảnh Đề Thám có nhiều đặc điểm khác so với những sáng tác của các nhà văn trước đó.
Về lai lịch, nhân vật Thơm (tên gọi của Đề Thám trước khi tham gia nghĩa quân Đề Nắm) xuất hiện không phải là nhân vật trung tâm2 cũng chưa phải là thủ lĩnh của phong trào kháng Pháp, mà chỉ là một trong những người dân khốn khổ, buổi đầu gia cảnh tan đàn xẻ nghé, cha mẹ mất, phải cùng chú và dân làng trốn chạy giặc.
Về diện mạo, nhân vật được nhà văn chú ý nhấn vào đôi mắt, thể hiện qua lời khen của cụ Đồ Mốc: “Ừ, được! được!... thằng này được đấy. Cái cặp mắt voi đó là tợn lắm” [22, tr.866]. Với kinh nghiệm "nhìn người", chỉ qua cặp mắt Thơm, cụ Đồ Mốc đã thấy những phẩm chất khác thường của cậu bé, đó là đứa trẻ "tợn lắm" "gan lì", "quả cảm", "ăn nói lại rò ràng chín chắn" [22, tr.866].
Về tài năng và phẩm chất, tác giả miêu tả phóng đại, tô đậm con người Thơm ở các phương diện: Một thiếu niên có sức mạnh vượt trội, có tinh thần hiệp nghĩa xả thân giúp đỡ mọi người, tài năng quân sự và chí khí đánh giặc hơn người ngay từ khi còn nhỏ.
1 Tập I có tựa đề Thù nhà nợ nước, dài 366 trang, chia thành 16 chương, kể về những mối thù nhà nợ nước của nhiều nhân vật đúng như nhan đề tập truyện. Tập II có tựa đề Núi rừng Yên Thế, gồm 178 trang chia thành 9 chương, kể về những tháng ngày Đề Thám là nghĩa quân của chủ tướng Đề Nắm, cùng phối hợp với những cánh quân khác tấn công giặc. Khép lại tập II là hình ảnh Đề Thám được chủ tướng Đề Nắm tuyệt đối tin tưởng, dự báo sẽ là thủ lĩnh tài ba thao lược của nghĩa quân Yên Thế trong tương lai. Dựa vào nội dung tập I và tập II, chúng ta có thể dự đoán được nội dung tập III (có lẽ) tác giả sẽ kể câu chuyện về Đề Thám với vai trò là thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế.
2 Trong Núi rừng Yên Thế, "quần chúng nhân dân" là nhân vật trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong thiên tiểu thuyết. Họ là đoàn người có tên chung của làng, của xã, như đoàn người đi từ Hà Nam Ninh, gồng gánh dắt díu nhau chạy loạn, có người còn chết trên đường đi [20, tr.805]. Họ là những con người cụ thể có tên tuổi, quê quán rò ràng: bà cụ Bờ hát sẩm, gia đình bác Ngọ, bà cụ mẹ ông thủ khoa Nguyễn Khang, cụ Đồ Mốc, mẹ con cô Tơ, bá Khoái Châu, bác Khả, cụ Nguyễn Cao, Bác Khán Tích, Sư Ông,… Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng họ gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn, và ai cũng mang nặng một mối thù nhà nợ nước. Nhà văn đã khám phá và nhìn thấy ở mỗi nhân vật đều có những phẩm chất tốt đẹp ẩn sau cảnh đời ngang trái của họ: Cô Nấm đức hạnh, đảm đang, cụ Đồ mốc luôn trọng nhân cách, khí tiết, gia đình bác Ngọ tình nghĩa, thương người,… Lên Yên Thế, những con người nhỏ bé, bất hạnh này đã nương tựa vào nhau, vượt qua nỗi đau riêng để hòa mình vào cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Đề Nắm kiên cường kháng Pháp.
Nếu trường đoạn miêu tả Thơm cùng mọi người đánh cướp khi đến Bắc Ninh cho thấy sức mạnh và sự lanh lợi của nhân vật: “Thơm như một con nai, không, như một con báo bay người lên trước. Vút cái Thơm bây giờ đúng là con báo và là con báo nâu vồ lấy thằng tướng cướp. Tên nọ vừa chỉ hự một tiếng thì khẩu súng đã bị giằng văng khỏi tay hắn" [22, tr.1023], thì đoạn Thơm cứu thằng con nhà Chìu thoát khỏi trăn mắt vòng quấn lại thể hiện sức mạnh phi thường và tinh thần hiệp nghĩa của chàng trai trẻ tuổi: "con trăn to dài hơn một đòn ống hạng đại, đen như lĩnh, đang ngóc đầu lên, phì phì và quăng quật với một thân người bị quấn chặt (…). Mặc dầu hai hổ khẩu bàn tay Thơm dang ra đã gần rách toạc, tứa máu, Thơm vẫn nghiến răng bẻ quặt đuôi trăn, dằn không cho nó quặp lấy được người đứa bé như trước" [22, tr.896-901]. Sự dũng cảm, nhanh nhẹn và tinh thần xả thân giúp dân làng của Thơm còn được nhà văn một lần nữa nhấn mạnh trong đoạn miêu tả Thơm giúp làng Thuông bắt con trâu điên:“Trong khi trâu Thuông chồm chồm bộ mông đen mòng và như mặc một thứ giáp bằng kim lửa dưới nắng xế trưa gay gắt, ngùn ngụt giội xuống lòng khe nước vừa sâu vừa hẹp, thì Thơm đầu trần, lưng trần, quần chẽn, cả người lấp lóa cũng băng băng qua đồi. (…) Không để trâu Thuông kịp trông, kịp thở, khi sững lại trước cái hào gỗ đá quái gở bỗng chắn lấy trước mặt nó, Thơm từ gốc cây va bay xuống, hai cánh tay nắm ghì lấy đôi sừng ấn đầu trâu Thuông thúc xuống làm trâu Thuông tối tăm cả mặt mũi ”. Nhìn Thơm quần nhau với con trâu "dữ hơn cả trâu Đồ Sơn", mắt Thơm sáng ngời, người dân làng Thuông tự hỏi "người ở dưới Nứa hay ở đâu mà tợn thế này?" [22, tr.1034-1036]. Có thể nói, theo cách hình dung của Nguyên Hồng, nhân vật Thơm có sức mạnh, lòng dũng cảm và sự tinh nhanh phi thường như những người anh hùng trong trí tưởng tượng của dân gian. Đặc biệt, Thơm còn có tầm nhìn xa trông rộng, biết vận động, tổ chức "đôn đốc các giai tráng ở đây chịu khó luyện tập và nơi đâu có sắt thép tốt thì dù giá đắt thế nào thì cũng phải mua trữ ngay" [22, tr.1092]. Thơm sớm thể hiện tố chất của một thủ lĩnh tài giỏi, luôn có những dự đoán chuẩn xác tình hình: “Thơm ngước lên trông ngôi sao Hôm đang mờ mờ qua những đám mây:
- Anh em à! Quân ta sắp rút đấy! Chỉ tối sập là phải rút ngay. Tây thế nào cũng cho quân đuổi theo. Quân Tây nó đuổi theo thì phải cẩn thận đừng để nó theo được lòng, hay vây chặn cánh ta này” [22, tr.1163].
Chính vì những phẩm chất và năng lực vượt trội cùng tinh thần hiệp nghĩa như vậy nên Thơm được dân làng thương yêu quý mến, họ cưu mang đùm bọc chú cháu Thơm qua những ngày đói khổ. Thêm chí khí và tài năng vượt trội khiến Thơm nổi bật trong đám người khốn khổ đang gồng gánh dắt díu nhau chạy loạn và nhanh chóng trở thành một người anh hùng trong những ngày đầu chốn chạy sự truy đuổi của quân chính phủ.
Kết thúc tập I, người kể chuyện đã giới thiệu tên chính thức của nhân vật Thơm là Thám và từ chương bốn của tập II mới có cái tên Đề Thám. Khi tham gia nghĩa quân, Thám phát huy được những phẩm chất và tài năng thời niên thiếu, đặc biệt là tài ứng biến lanh lợi, nhiều lần cứu nguy cho chủ tướng. Trong trận tấn công của giặc do đích thân tướng Gô Đanh chỉ huy ở đồi Đỏ, đồi Cao Thượng với năm cỗ pháo thi nhau giật cò, thủ lĩnh Đề Nắm đã chỉ huy nghĩa quân phản công quyết liệt nhưng quân giặc đã áp đảo, bất ngờ chúng đánh tạt vào giữa nghĩa quân. Phát hiện ra tình huống nguy hiểm: “Thám liền nhảy ra khỏi miệng hố, băng qua mấy khu đường hào, chồm đến chỗ Đề Nắm. Đúng lúc ba thằng Tây vừa bò nhổm lên, giương súng bắn! Hình như Đề Nắm bị trúng đạn, nên một thằng xông hẳn lên, nổ đạn tiếp vào chỗ Đề Nắm mà không thấy Đề Nắm bắn lại. Nhưng thằng nọ chưa kịp bấm cò, Thám đã từ miệng hào phía trên chồm xuống như một con báo, một tay giật khẩu súng đi, một tay quặp lấy gáy nó, cánh tay dữ hơn bằng sắt ghì vật nó ra mà bồi một nhát khuỷu vào cái cổ thở nghẹn ử nọ” [22, tr.1306].
Cuối tập II, Nguyên Hồng vừa kịp làm hiện lên hình ảnh thủ lĩnh Đề Thám tương lai. Lúc đó, Đề Thám đã là cánh tay phải của Đề Nắm, vai trò và uy tín của Đề Thám trong nghĩa quân đã được nâng cao. Chi tiết Đề Nắm ướm hỏi ý kiến Đề Thám cho thấy điều đó: Một trận giặc tập trung lực lượng do tướng Gô-đanh và quan Ba gà Chọi đích thân chỉ huy tiến đánh Yên Thế, lúc này nghĩa quân xây dựng xong đồn Hố Chuối, pháo đài khó phá vỡ, buộc giặc rút quân, nhiều người muốn truy quyét giặc: "Ta cho quân đuổi đánh, phải cho quân đuổi đánh. Đề Nắm trầm ngâm nét mặt, đưa mắt tìm Thám. Thám ở vọng gác đã về đứng sau lưng Bá Phức, khẩu súng vẫn còn khói và còn nóng khét. Thám đưa mắt đón cái nhìn của Đề Nắm, trán hơi nhíu, mày hơi chau. Đề Nắm hiểu ý, xua xua tay nghiêm giọng nói với các
thống lãnh : không nên...” [22, tr.1347]. Nghe lời thủ lĩnh, các thống lãnh không xin đi truy đuổi giặc nữa nhưng họ xin khao quân. Một lần nữa Đề Nắm lại đưa mắt nhìn Thám. Thám vẫn “nhíu trán, khuỳnh cánh tay rất căng cái dây da đeo súng, chỉ nhẹ cúi đầu để tỏ ý đồng tình với chủ tướng Đề Nắm" [22, tr.1348]. Tập II khép lại trong tiếng reo của các thống lãnh và nghĩa quân, và gợi mở hình ảnh Đề Thám tương lai sẽ là một chủ tướng giỏi của những người lính nông dân, như Nguyên Hồng đã từng tâm sự với nhà văn Nguyễn Tuân: "Ông sẽ được đọc những đoạn hấp dẫn về lãnh tụ nông dân Hoàng Hoa Thám vừa đánh Tây vừa làm ruộng, vừa đánh vừa làm ruộng rồi lại đánh, quân cũng như dân, cày cuốc chăn nuôi để lấy đó mà trữ lương sắm súng…” [22, tr.61].
Ở phương diện con người cá nhân đời thường, con người Thơm được hình dung qua mối tình với cô Nấm (tập I, chương X). Bút pháp Nguyên Hồng lãng mạn nhẹ nhàng khi kể về chuyện tình yêu của Thơm, tuy nhiên lãng mạn mà không né tránh hiện thực khắc nghiệt. Những rung động của đôi bạn trẻ nảy sinh trong hoàn cảnh éo le, đó là lần Thơm và Nấm chạy trốn cùng dân làng bằng thuyền: "Con thuyền bồng hẳn lên giữa bảy người vừa bơi vừa ngoi (…). Tình cờ Nấm dạt ngay cạnh Thơm. Chiều tà, sóng to. Qua những đợt sóng lạnh rát, Nấm nhòa nhòa nhìn cánh tay của Thơm sải như bay, tung lên vươn dài trong sóng. Mặc dầu có hai người chèo rất đều rất khỏe, Thơm vẫn không dời xa thuyền và có lúc phải bơi chầm chậm để chờ các bạn, mà một người tuy chẳng lộ vẻ chú ý đến Thơm nhưng rất kiêu hãnh, rất sung sướng như mình có một quan tướng vô cùng dũng mãnh và lại là kẻ thân thiết của mình: Nấm" [22, tr.1005]. Cả hai người đều có thiện cảm với nhau nhưng họ không chủ động mà hôn sự lại chủ yếu do chú Thơm, vợ chồng bác Ngọ, bác Khán Tích vun đắp. Trong khi nghe chuyện hôn sự, Nấm có phần e thẹn, "cúi cúi đầu bón mãi thức ăn cho thằng cu bác Ngọ gái" thì "Thơm vẫn ngồi xếp bằng, dáng vững như một thế tấn, và chỉ nhấp nhấp chiếu lệ bát rượu mời chứ không để các bạn ép buộc" [22, tr.1045]. Ở đây, Nguyên Hồng không mạnh tay trong khi hư cấu chuyện tình yêu, không khai thác sâu đời tư nhân vật cũng như những tình tiết mang màu sắc dục như trong những tiểu thuyết lịch sử hiện đại sau này. Câu chuyện của hai nhân vật Thơm và Nấm được kể khá chân phương và trong sáng đủ làm tôn thêm những phẩm chất đẹp của người anh hùng.
Mặc dù những trang viết về Hoàng Hoa Thám còn dang dở, nhưng trong tập I và II, Nguyên Hồng đã kịp thể hiện tư tưởng của mình qua hình tượng Thơm - Thám
- Đề Thám. Nhà văn khắc họa nhân vật Thơm xuất phát điểm từ một người dân đói khổ mang mối thù nhà: Thơm phải chịu cảnh nhà tan, li tán, bị tra tấn, tù đày, phiêu bạt theo chú lên Yên Thế, được những người dân tốt bụng cưu mang; nhưng Thơm cũng là người mang khát vọng chống giặc ngoại xâm: Thơm xin gia nhập nghĩa quân, quyết tâm trả thù nhà nợ nước, Thơm lập chiến công và trở thành cánh tay phải của chủ tướng Đề Nắm. Như vậy, số phận, cuộc đời Thơm mang nét chung của mọi người dân mất nước lúc bấy giờ. Giống như những con người khốn cùng ấy, Thơm đã vượt qua nỗi đau riêng để hòa nhập với không khí chiến đấu chung của nhân dân Yên Thế, tham gia trực tiếp và lập chiến công trong các trận chiến. Từ một người dân, Thơm trở thành Thám/Đề Thám - một nghĩa quân của Đề Nắm, rồi trở thành một tướng lĩnh, sau này sẽ trở thành người thủ lĩnh. Quá trình biến đổi, phát triển số phận nhân vật Thơm - Thám - Đề Thám - (sau này là) thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám được nhà văn xây dựng hoàn toàn phù hợp với quan niệm về một cuộc chiến tranh nhân dân. Nhân vật cá thể tự vượt qua bi kịch riêng để hòa mình vào với cái "ta" tập thể. Đây là con đường đi chung của những nhân vật anh hùng trong văn học Cách mạng giai đoạn trước 1986. Miêu tả chặng đường vươn lên của Thơm và những người dân ở Yên Thế bằng giọng điệu hào sảng, nhà văn khẳng định: những người dân chung cảnh nước mất, nhà tan sẽ tự vượt qua nỗi đau riêng, tìm đến với nhau cùng vươn tới cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc như một lẽ tất yếu.
Có thể nói, cảm hứng sử thi đã chi phối giọng điệu của thiên tiểu thuyết, đó là giọng điệu ngợi ca người anh hùng lịch sử. Nhà văn đã lí tưởng hóa nhân vật Thơm và tạo ra một sản phẩm hư cấu mang chất hào hùng trên nền tảng tổ hợp có chọn lọc các nguồn tư liệu về Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế. Nhà văn thể hiện một lòng tin tưởng vào chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước. Thiên tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế được thai nghén và ra đời trong bối cảnh đất nước vừa trải qua 30 năm chiến tranh gian khổ, non sông mới thu về một mối và công cuộc tái thiết vừa bắt đầu. Bối cảnh ấy, cùng với xu hướng diễn ngôn công khai, mạnh mẽ, nhất quán về Đề Thám ở những thể loại sáng tác khác, đã tạo nên nhu cầu
biểu dương và tái sinh sức mạnh đoàn kết dân tộc, và Nguyên Hồng đã dồn tâm huyết cũng như mọi trải nghiệm viết của mình để thể hiện đòi hỏi đó1.
Nếu như Nguyên Hồng mới chỉ tập trung vào bối cảnh cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế thì Hoàng Khởi Phong lại tham vọng hơn với ý định "ôn tập kinh nghiệm cả trăm năm chiến tranh gần như không ngừng trên đất nước Việt Nam" [94] và chọn lựa bối cảnh miền Bắc Việt Nam đấu tranh chống giặc Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX làm đối tượng phản ánh trong Người trăm năm cũ. Một cuộc thư hùng kéo dài hao tổn nhân lực và vật lực cho cả đôi bên, gây suy nghĩ và dao động cho hơn một thế hệ. Nhiều đường lối, chủ trương khác nhau được đưa ra, bởi những con người gốc gác và địa phương khác nhau, có tên tuổi trong lịch sử như: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu (Giải Phan), Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Kỳ Đồng, Huỳnh Thúc Kháng,… nhưng cùng một mục đích đánh đuổi kẻ xâm lược. Trong dòng chảy lịch sử đó, nhà văn chọn cuộc khởi nghĩa Yên Thế của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám để khai thác như một tâm điểm.
Người trăm năm cũ trình làng năm 2009, khi nhà văn đang sống ở Nam California, quãng thời gian đó văn học trong nước đang sống trong bầu không khí dân chủ và sự đa dạng diễn ngôn, còn văn học hải ngoại đang phát triển mạnh, cùng khuyến khích mọi sáng tạo của người nghệ sĩ trên tinh thần tiếp nối những giá trị của nghệ thuật truyền thống. Hoàng Khởi Phong đã quay về phương thức tái hiện lịch sử theo lối biên niên, ông sử dụng lối kết cấu chương hồi của tiểu thuyết truyền thống.
Xuất hiện từ chương đầu của truyện, Đề Thám trong hình dung của Hoàng Khởi Phong có những điểm đáng chú ý:
Về tiểu sử, nhân vật được giới thiệu qua một số nét phác họa: “Ông Đề nguyên là một người dân bình thường ở vùng xuôi, chánh quán ở Sơn Tây. (…) ông theo cha đi tìm đất sống trên vùng trung du này, chọn làng Bằng huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang làm quê hương mới và chọn nghề làm mướn để sinh nhai. Ông Đề
1 Ngay từ những tác phẩm viết trước 1945, Nguyên Hồng đã thể hiện thiên hướng viết về những người cùng khổ, về đám đông đi theo cách mạng với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
cũng chẳng dây mơ rễ má gì với họ Hoàng. Ông chính là họ Trương tên Văn Thám" [71, tr.30]. Những thông tin trên đều có trong những ghi chép lịch sử về Đề Thám.
Về ngoại hình nhân vật, để lột tả thần thái oai phong như hùm của Đề Thám, tác giả dùng cách viết lấy điểm tô diện Ngô Tất Tố và L.T.S đã sử dụng ở Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế để miêu tả diện mạo: "Cái uy nghi, oai vệ của ông dồn cả ở đôi mắt, đôi mắt sáng rực nhìn thẳng như xuyên thấu người đối diện"[59, tr.31]. Đề Thám còn "có một khuôn mặt vuông, nhưng cặp má hơi phính thành thử nét mặt chữ điền của ông trông có vẻ phúc hậu" [71, tr.31].
Về phẩm chất của vị thủ lĩnh, nếu như Đề Thám được các nhà văn trước đây chú ý đến chí khí như một phẩm chất nổi bật, thì Hoàng Khởi Phong nhấn mạnh thêm Đề Thám khác người ở chỗ "sớm ý thức được nỗi nhục vong quốc", "nỗi bất bình trước cảnh vua ở xa, quan nha ở gần" [59, tr.30]. Vì thế khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan,"ngay từ lúc ở quê nhà Trương Văn Thám đã cầm súng chống Pháp trong hàng ngũ của ông Trần Quý Loan tại vùng Bắc Ninh. Khởi nghĩa Trần Quý Loan thất bại bị thực dân Pháp bẻ gẫy như một chiếc đũa đơn lẻ, ông Đề có mặt trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế" [71, tr.30].
Bên cạnh đó, nhà văn còn ca ngợi tài năng quân sự của Ông Đề, xem ông như một tướng tài ba, là thủ lĩnh uy vũ trong toàn địa hạt Yên Thế. Ông có khả năng đánh giá tình hình, nhận diện cục trận. Khi những người trẻ tuổi dưới quyền đòi hỏi: “Tại sao mình không dàn trận đánh với quân Pháp một lần cho oanh liệt. Chưa đánh đã tự xé lẻ, bẻ vụn ra thì oai danh hùm thiêng Yên Thế mấy chục năm nay sẽ trôi ra sông ra biển còn gì” [71, tr.472]. Đề Thám đã lắng nghe ý kiến của những người trẻ tuổi khí huyết sung mãn, sau đó ông nhẹ nhàng chỉ cho họ thấy lẽ thiệt hơn và tình thế thực của nghĩa quân lúc này:“Đánh trực diện như ý của các chú thì chúng ta không chống đỡ nổi với vũ khí của quân Pháp. (…) vì họ quân số đông, vũ khí dồi dào. Mỗi khi ra khỏi đồn là tầu sắt, súng to. Còn mình thì mỗi chỗ được dăm người, súng thì cổ lỗ sĩ. Tôi mong các chú biết một điều tính mạng của các chú giờ quý giá vô cùng nên phải cẩn thận (…). Cái thế của chúng ta bây giờ không còn thành trì mà giữ, chúng ta chỉ còn một nhúm người lại không được quần tụ một chốn, mà phải xé nhỏ ra từng nhóm nhỏ mươi, mười lăm người" [71, tr.473]. Quan điểm cầm quân của ông Đề là quan điểm của người có tài, có tâm, giàu kinh nghiệm chiến trận, biết quý trọng tính mạng