Tổ Chức Lựa Chọn Và Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Chủ Nhiệm Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt

thời có biện pháp điều chỉnh bổ sung kịp thời những thiếu sót trong quá tình triển khai thực hiện kế hoạch.

Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL phải thành lập và duy trì bộ máy quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường đồng bộ, đảm bảo sự thống nhất cao giữa các bộ phận, cá nhân có liên quan, làm tốt công tác tuyên truyền, động viên, khen thưởng và trách phạt kịp thời.

Để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường phải quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của bậc học. Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục cấp THPT.

Biện pháp quản lý của Phó Hiệu trưởng phải phù hợp với tình hình giáo dục đạo đức cho HSCB tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín và phải có tính khả thi

Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín đã chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý của phó Hiệu trưởng. Trong đó, có những vấn đề thuộc về trình độ, năng lực và trách nhiệm của hiệu trưởng về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT hiện nay. Đồng thời có những vấn đề thuộc về nhận thức, về tinh thần, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên; về tính tích cực chủ động rèn luyện bản thân của học sinh; sự phối hợp của nhà trường với gia đình, của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đối với các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.

Để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín đòi hỏi phó Hiệu trưởng phải nắm thật chắc chắn, phân tích kỹ lưỡng thực trạng về ưu điểm, nhược điểm, tìm ra nguyên nhân chủ yếu chi phối chất lượng, hiệu quả của các hoạt động quản lý. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Tô Hiệu – Thường Tín sao cho thích hợp. Các biện pháp phải phát huy được những ưu điểm, hạn chế được những nhược điểm và giải quyết được những vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Tô Hiệu – Thường Tín.

3.3.3. Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

Mục tiêu của biện pháp

Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển và lãnh đạo quá trình hình thành nhân cách ở học sinh phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung, mục tiêu THPT nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của một lớp. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp và ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Giáo viên chủ nhiệm phải có Tâm, Đức, Tài, Trí, có năng lực sư phạm, nắm bắt được tâm lý học, hoàn cảnh của từng học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả nhất. Thầy cô phải là tấm gương sáng gây được niềm tin đạo đức trước học sinh. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu về đạo đức của người thầy lên hàng đầu với quan điểm:“Dĩ nhân như giáo, dĩ ngôn như giáo”. Qua thực tế khảo sát thực trạng chúng tôi thấy không ít giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh vì bản thân có nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm công tác. Vì vậy việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Lựa chọn đúng, bồi dưỡng tốt nhằm xây dựng được một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi có phẩm chất đạo đức, chuyên môn vững vàng, nhân cách hoàn thiện, có tâm huyết yêu nghề, thương yêu học sinh, có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, có kĩ năng trong tổ chức các hoạt động và sử dụng đa dạng các hình thức trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giúp họ thấy được niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao mà nhà trường giao cho, giúp họ nắm vững được mục tiêu giáo dục của nhà trường, thấy rõ vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển nhân cách học sinh và tạo điều kiện tốt cho giáo viên chủ nhiệm làm việc.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 9

Bồi dưỡng những yêu cầu sư phạm đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp, rèn những kỹ năng ứng xử tình huống trong công tác, nắm vẵng chức năng và nhiệm vụ

của giáo viên chủ nhiệm để từ đó mỗi thầy cô không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm công tác, những phương pháp giáo dục, tự học tập, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Có kế hoạch lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, định ra các tiêu chuẩn để lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Người giáo viên có tinh thần yêu nghề mến trẻ, nhiệt huyết trong công tác, luôn hoàn thành tốt công việc được giao; có năng lực chuyên môn vững vàng; có khả năng tổ chức các họat động tập thể; có khả năng giáo dục, thuyết phục học sinh, nhiệt tình yêu thương học sinh; được học sinh và phụ huynh tin yêu, kính trọng, tin tưởng.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để có được những yêu cầu sư phạm cần thiết:

Yêu cầu sư phạm thứ nhất: Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, giúp họ am hiểu, nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có nhận thức, ý thức đúng đắn về nghề dạy học, về nghề thầy giáo, về nghề đem lại tri thức cho xã hội. Họ cần thấy rằng nghề dạy học có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của đất nước.

Yêu cầu sư phạm thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm phải có chuyên môn vững vàng. Đây là một trong những yêu cầu sư phạm có tính quyết định sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm vì có chuyên môn tốt, giảng dậy tốt thì học sinh mới phục và chấp nhận sự giáo dục của mình và giáo viên cũng tự tin để chủ động sáng suốt tìm các biện pháp tác động đến giáo dục học sinh.

Yêu cầu sư phạm thứ ba: Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm cách ứng xử sư phạm, cách ứng xử khéo léo đối với học sinh và phụ huynh, thái độ quan tâm chu đáo, tôn trọng, lịch sự với học sinh và cha mẹ học sinh.

Yêu cầu sư phạm thứ tư: Giáo viên chủ nhiệm phải có lối sống đạo đức trong sáng, sống mẫu mực thực sự là tấm gương sáng trong học sinh, để học sinh noi theo. giáo viên chủ nhiệm thể hiện mình là một người có nhân cách toàn vẹn, phấn đấu để thực sự như người cha, người mẹ tốt đối với tập thể học sinh .

Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu thương con người là cái gốc đạo lý làm người. Tình yêu thương học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm. Tất cả vì học sinh thân yêu là biểu hiện

của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp, giáo viên có lòng nhân ái thì mới làm tốt công các chủ nhiệm.

Xác định và phổ biến cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; xác định mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về mục tiêu nội dung về kế hoạch công tác trong quá trình giáo dục và có định kỳ báo cáo phản ánh kịp thời với Ban giám hiệu những thuận lợi, khó khăn, kết quả giáo dục đạo đức học sinh. Đặc biệt phối hợp với Ban giám hiệu giáo dục học sinh cá biệt. Xác định mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với Đoàn thanh niên: Giáo viên chủ nhiệm cùng kết hợp với Đoàn thanh niên để xây dựng đoàn thanh niên học sinh tự quản, theo dõi ý thức tham gia thi đua của lớp và cùng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Xác định mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình hoạt động của lớp, sinh hoạt của lớp, những nhu cầu nguyện vọng của các em, những đặc điểm đặc biệt của một số học sinh. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn để đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh từng tháng từng học kỳ, trao đổi, bàn bạc thống nhất để đánh giá một cách khách quan, công bằng cho từng học sinh. Xác định quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với chi hội cha mẹ học sinh: Giáo viên chủ nhiệm chủ động trực tiếp tổ chức phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội, dự kiến nội dung hoạt động với mẹ học sinh, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tổ chức buổi hội thảo “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”, “Giáo viên chủ nhiệm với công tác công tác giáo dục đạo đức học sinh” vào đầu và cuối năm học. Thư viện nhà trường cung cấp đầy đủ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm những tài liệu, tạp chí khóa học về những vấn đề về giáo dục đạo đức, về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, có chế độ khen thưởng động viên các thầy cô làm công tác chủ nhiệm giỏi, giáo dục đạo đức tốt đồng thời cần phê bình, nhắc nhở những thầy cô chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, đứng đầu là người Hiệu trưởng. Có kinh phí hoạt động và chế độ đãi ngộ động viên hàng tháng để đội ngũ GVCN toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp giáo dục.

3.3.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng đa dạng hoá hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp

Mục tiêu của biện pháp

Để giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội chính là các hoạt động học tập và hoạt động phong trào, sinh hoạt tập thể. Chúng ta cần giáo dục học sinh cá biệt trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết". Cần phải làm cho mỗi cán bộ giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) hiểu rõ trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh nói chung và HSCB nói riêng cần phải: phong phú về nội dung, vận dụng phương pháp phù hợp và tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức hấp dẫn mới mang lại hiệu quả cao.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa – là hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp cho các em tăng sự hiểu biết của mình với bản thân và xã hội, giúp cho các em hoàn thiện bản thân, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách toàn diện của học sinh trong giai đoạn hiện nay

Khi tham gia vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em sẽ có cơ hội tự so sánh bản thân mình với những người khác, kích thích các em vươn lên trong quá trình hoàn thiện bản thân, từ đó giúp các em phát triển tối đa năng lực, nhu cầu và thiên hướng, từ đó phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của tập thể nói chung và cá nhân nói riêng

Đây là hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao nên không thể áp đặt, rập khuôn máy móc cho nên nhà trường cần chú ý tới nguyện vọng, sở trường, hứng thú của học sinh để các hoạt động phải sinh động, hấp dẫn phục vụ nội dung quản lý giáo dục đạo đức. Muốn đáp ứng yêu cầu trên thì nội dung và hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phong phú đa dạng phù hợp với tâm lý học sinh để đem lại

hiệu quả giáo dục. Cán bộ quản lý phải chỉ đạo tổ chức các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh gây sự hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất nhân cách học sinh.

Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình kế hoạch học tập các môn học trên lớp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoạt động hè.Hoạt động theo chủ điểm các ngày kỷ niệm lớn trong năm.Hoạt động đáp ứng yêu cầu xã hội.

Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng: Hoạt động xã hội, văn hóa, không những giáo dục tư tưởng chính trị, mà còn hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em. Đó là tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước.

Hoạt động công ích xã hội: Nhằm giáo dục ý thức góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ gia đình để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Có thái độ đúng với người lao động góp phần bảo vệ thành quả lao động xây dựng quê hương đất nước.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật: bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp.

Hoạt động thể thao quốc phòng, thăm quan du lịch: giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ đoàn kết, năng động, sáng tạo, hình thành thái độ hành vi bảo vệ môi trường và tăng lòng yêu quê hương đất nước.

Tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật, phục vụ học tập: để mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học để từ đó ứng dụng vào cuộc sống.

Đảm bảo triển khai nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh đúng chương trình. Đó là những chuẩn mực đạo đức (gồm 8 chủ đề: sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; sống tự trọng và tôn trọng người khác; sống có kỷ luật; sống nhân ái, vị tha; sống hội nhập; sống có văn hóa; sống chủ động, sáng tạo; sống có mục đích), những chuẩn mực pháp luật (gồm 5 chủ đề: Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ

công dân trong gia đình; quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế; các quyền tự do cơ bản của công dân; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý nhà nước). Lồng ghép những nội dung trong các chủ đề, các đợt thi đua vào chương trình. Nội dung giáo dục đạo đức được phân chia theo học kỳ, tháng... Để thực hiện tốt những nội dung giáo dục đạo đức cần thực hiện dưới những hình thức khác nhau: lồng ghép với môn Giáo dục công dân, tích hợp nội dung giáo dục với các môn học khác, thông qua những hoạt động khác ở trong và ngoài nhà trường (lao động, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, tham quan, du lịch, rèn kĩ năng sống...). Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tập thể, những lễ hội (lễ khai giảng, phát động thi đua, kỉ niệm các ngày lễ lớn...). Vận dụng ba nhóm phương pháp: thuyết phục, tổ chức hoạt động, kích thích hành vi dưới những hình thức khác nhau.

Điều kiện để tiến hành biện pháp

Phải căn cứ vào luật giáo dục và những chỉ thị của Bộ giáo dục, các cấp lãnh đạo đề ra những biện pháp thích hợp hướng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào mục tiêu thực hiện chức năng giáo dục: Phân giáo viên có kinh nghiệm dạy theo chủ đề từng tháng, chủ yếu “dạy người” bao hàm nội dung tư tưởng đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, những phẩm chất của người lao động. Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào những hướng dẫn của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo về hoạt động ngoài giờ lên lớp để ra kế hoạch cho sát, trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định chủ điểm cho từng thời gian, có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, cả năm.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phong phú và đa dạng nhằm thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia tích cực. Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp phải chỉ đạo thực hiện tốt nội dung, chương trình kế hoạch đề ra.

Có kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo nhiệm vụ năm học:Giáo dục truyền thống dân tộc, uống nước nhớ nguồn; tham gia chăm sóc di tích lịch sử, chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công trong địa bàn quận cũng như ở một số địa phương... : Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quét dọn khu Nghĩa trang liệt sĩ tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, giúp các em hiểu được giá trị của sự sống trong hòa bình.

Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tính tự lập, tự tin, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật đạo đức, xâm hại tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của internet…- những biểu hiện của HSCB, gây bức xúc cho nhà trường và xã hội là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống, do vậy nhà trường cần giáo dục kỹ năng sống cho các em, hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh, khả năng ứng phó thích hợp với những tình huống phức tạp của cuộc sống.

Như vậy thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp, đã giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng một số kỹ năng sống cơ bản

Kỹ năng sống về sức khỏe: chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và và tai nạn, sức khỏe sinh sản, tác hại của ma túy, HIV/AID, thư giãn, giải tỏa strees…

Kỹ năng sống về môi trường: phòng chống thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.

Kỹ năng sống về bản thân: Kiểm soát cảm xúc, tự tin, tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách , xác định giá trị cuộc sống (tôn trọng, hợp tác, hòa bình, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do, đoàn kết)…

Kỹ năng sống về nghề nghiệp: Thông qua giao tiếp, phân tích, so sánh, tổng hợp,ra quyết định, sáng tạo, giải quyết vấn đề, quản lúy thời gian, lập kế hoạch, diễn đạt, làm việc nhóm, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, quản trị công việc, soạn thảo văn bản Như vậy, giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cá biệt đã giúp học sinh cá biệt tránh xa các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, thực dụng, phát triển lệch lạc về nhân cách, từ đó giúp các em rèn luyện và hình thành nhân cách con người góp phần tạo nên một môi trường ứng xử hài hòa, khoan dung độ lượng, tạo ra một xã hội hiện đại, văn minh, thịnh vượng và phồn vinh.

3.3.5. Chỉ đạo xây dựng môi trường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt Mục tiêu của biện pháp

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nói chung và học sinh cá biệt nói riêng là rất quan trọng, bởi đó là một phần nền móng đạo đức của xã hội. Đặc biệt giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong nhà trường lại càng cần thiết. Nhận thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022