Tổ Chức Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Để Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Thcs Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Trong Bối Cảnh

Hoạt động hướng đến tự nhiên: Hoạt động hợp tác với bạn, với người khác để tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường.

Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

ii) Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổ chức cho học sinh sinh hoạt với chủ đề hướng vào bản thân tập trung vào các nội dung sau đây: Xác định được nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân; Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực; Thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn. Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân. Tìm được giá trị, ý nghĩa của bản thân đối với gia đình và bạn bè.

Giải thích được tác động của sự đa dạng về thế giới, văn hoá, con người và môi trường thiên nhiênđối với cuộc sống. Nhận biết được những nguy cơ từ môi trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sinh hoạt theo chủ đề: Hoạt động hướng đến xã hội nhằm giúp học sinh thực hiện tốt các nội dung sau:

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau.

Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau với những người xung quanh.

Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với nhiệm vụ được giao trong học tập, lao động, rèn luyện thân thể; nhiệm vụ của lớp, của trường. Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.

Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống cụ thể trong mối quan hệ nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Giáo dục học sinh biết cách ứng phó với nguy cơ, rủi ro từ môi trường tự nhiên và xã hội.

Giúp các em xác định được mục tiêu cá nhân đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Dự kiến

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 12

được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong nhóm; Dự kiến được thời gian hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm.

Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu. Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ. Biết cách tự khích lệ và động viên người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ; Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với người khác.

Chỉ đạo giáo viên, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức thu hút học sinh tham gia các dự án về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường lớp, nơi công cộng; thu gom rác thải; tuyền truyền bảo vệ môi trường vv...

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Ban Giám hiệu trường THCS, cán bộ quản lý phải chỉ đạo giáo viên và các tổ chức đoàn thể xây dựng được kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần và cuối tuần.

Cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội phải có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đạo đức và huy động được các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần cho học sinh một cách thiết thực hiệu quả.

Học sinh THCS phải tự giác, tích cực tham gia hoạt động sinh hoạt đầu tuần và cuối tuần.

3.2.4. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh cách mạng 4.0

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường THCS như: cán bộ quản lý, giáo viên, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các lực lượng ngoài nhà trường như cha mẹ học sinh; các tổ chức chính trị xã hội, cơ sở sản xuất và

doanh nghiệp vv... sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm lôi cuốn được lực lượng xã hội to lớn tham gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nói riêng. Thông qua sự phối hợp này tạo môi trường giáo dục thống nhất, phát huy mọi nguồn lực nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS trong bối cảnh hiện nay.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

i) Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường sức mạnh và khả năng tổ chức phối hợp của các bộ phận, các thành viên trong trường THCS tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Hiệu trưởng chủ trì xây dựng và tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Chủ động lập kế hoạch hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh và hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách đội, Bí thư đoàn thanh niên lập kế giáo dục đạo đức cho học sinh theo chủ đề, xác định rõ các nguồn lực cần huy động để giáo dục học sinh và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Hiệu trưởng trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức, chỉ đạo các cán bộ và giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thống nhất các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường theo từng quy mô toàn trường, theo khối; theo đơn vị lớp học.

Hiệu trưởng phối hợp với công an để bàn giải pháp ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn trường học.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với Đoàn thanh niên, tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức và đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS.

Chỉ đạo giáo viên, các tổ chức đoàn thể phối hợp để giáo dục học sinh chậm tiến, giúp học sinh học thông qua sai lầm để khắc phục những hành vi

lệch chuẩn. Chỉ đạo giáo viên phối hợp với đoàn cấp trên để triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật mang tính giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, tổ chức các cuộc thi, hoạt động sáng tạo, sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh,…

Hiệu trưởng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Trong thực tế, giáo dục nhà trường không thể tách ra, đơn độc trong cuộc chiến chống suy thoái đạo đức, mà cần có một chỗ dựa vững chắc là sự đồng thuận của gia đình và tiềm năng giáo dục của toàn xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Do vậy Ban Giám hiệu nhà trường cần chủ động phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, với các tổ chức chính quyền địa phương để thống nhất về kế hoạch giáo dục đạo đức, phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp với tâm sinh lý và đặc điểm học sinh.

Phối hợp với tổ chức Đảng trong việc chỉ đạo toàn dân tham gia giáo dục học sinh, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh;

Phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam để làm tốt công tác khuyến học, hòa giải, giáo dục cá biệt, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong học sinh, tạo động lực cho học sinh học tập, rèn luyện;

Phối hợp Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống địa phương; giáo dục lý tưởng, đấu tranh phòng chống các hiện tượng tiêu cực xã hội, góp phần lành mạnh hóa xã hội;

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên và các tổ chức giáo dục trong trường tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị kinh tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và tạo điều kiện cho học sinh làm quen với thực tế thông qua hoạt động trải nghiệm;

Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp các cơ quan truyền thông, văn hóa thể thao, bệnh viện để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục

thể thao và chăm sóc sức khỏe cho học sinh; giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục đạo đức giới tính cho học sinh THCS.

Chỉ đạo tổ tư vấn giáo dục nhà trường hỗ trợ cha mẹ học sinh về đặc điểm tâm lý học sinh THCS và phương pháp quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0: Hướng dẫn cha mẹ cách kiểm soát và quản lý con khi con tham gia vào mạng xã hội; hướng dẫn con trẻ sử dụng mạng xã hội để học tập; phát triển cho trẻ năng lực phản biện xã hội trước những luồn thông tin trái chiều trên mạng xã hội vv....

ii) Cách thức tiến hành

Đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường và tổ chức ký cam kết thực hiện kế hoạch giáo dục và phối hợp lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo chủ động đề xuất với các lực lượng xã hội về nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và vai trò trách nhiệm của các bên trong hoạt động phối hợp và từng bên tham gia ký cam kết thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

Xây dựng và đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà trường phối hợp chặt chẽ với các trường THCS trên địa bàn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Hiệu trưởng phát huy mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và các mối quan hệ khác để giáo dục học sinh, tránh tình trạng học sinh bị lôi kéo theo nhóm chính thức và nhóm không chính thức để có những hành vi xấu.

Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh.

Chỉ đạo trao đổi thông tin hai chiều giơax nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục học sinh.

Chỉ đạo thường xuyên huy động các lực lượng xã hội tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh.

Các nhà trường THCS cần phải có thông tin kịp thời về các vụ việc có liên quan đến những hành vi lệch chuẩn của học sinh để cùng phối hợp xử lý.

Phân công cụ thể cho từng giáo viên, từng tổ chức đảm nhiệm phụ trách công việc; định kỳ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Cần có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát của cấp Ủy Đảng đối với các lực lượng giáo dục trong trường và sự phối hợp chặt chẽ giữa CBQL với tập thể giáo viên, Đoàn thanh niên, các bộ phận trong trường để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Cán bộ quản lý phụ trách công việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có kiến thức về giáo dục đạo đức cho học sinh và có khả năng giao tiếp tốt.

Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững các tổ chức giáo dục trong trường, các tổ chức chính trị xã hội, gia đình học sinh và đặc điểm vùng miền để có những biện pháp phối hợp giáo dục phù hợp.

3.2.5. Xây dựng cơ chế giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp Ban Giám hiệu nhà trường quản lý tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, đồng thời có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức đã phê duyệt.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát giúp cho đội ngũ giáo viên, tổ chức giáo dục trong các trường THCS nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó tạo động lực cho giáo viên có ý thức và

trách nhiệm thực hiện hiệu quả nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học và các hoạt động trải nghiệm và hoạt động xã hội.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát để phát hiện những bất cập từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức khi cần thiết.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

i) Nội dung biện pháp:

Giám sát việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh theo quy mô chung toàn trường, theo quy mô của từng khối và theo quy mô của từng đơn vị lớp học.

Giám sát mức độ đáp ứng năng lực của GV, cán bộ Đoàn, cán bộ tổng phụ trách Đội khi tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội.

Giám sát giáo án tổ chức hoạt động dạy học có tích hợp mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức của GV về: Mục tiêu; nội dung, hình thức tổ chức; thiết kế kịch bản hoạt động học của học sinh; các phương tiện chuẩn bị và đánh giá kết quả.

Giám sát mục tiêu, nội dung, cách thức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh theo quy mô toàn trường, quy mô khối và quy mô lớp của cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội và của giáo viên: Kiểm tra tiến trình thực hiện; mức độ thu hút học sinh tham gia; cách thức triển khai và mức độ linh hoạt; hiệu quả đạt được và mức độ tiếp nhận của học sinh; các lực lượng tham gia hỗ trợ …

Giám sát xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, tổ chức câu lạc bộ và hoạt động xã hội theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

Giám sát hoạt động phản hồi thông tin của giáo viên đối với học sinh về tinh thần ý thức thái độ tham gia hoạt động giáo dục đạo đức, kết quả đạt được

của nhóm, cá nhân và việc điều chỉnh quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đạo đức của GV.

ii) Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình giám sát hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS và thiết kế công cụ giám sát hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng quy mô khác nhau.

Tổ chức lực lượng giám sát và bồi dưỡng kỹ năng giám sát hoạt động giáo dục đạo đức cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

Tổ chức hoạt động giám sát kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đã xây dựng.

Thông qua kiểm tra, CBQL nắm rõ thực trạng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh về khâu tổ chức như: Nội dung giáo dục đạo đức triển khai; tiến độ hoàn thành, hiệu quả đạt được, kịp thời khen thưởng và nghiêm khắc phê bình nếu kế hoạch không thực hiện đúng tiến độ. Công tác kiểm tra, giám sát rất cần thiết để các lực lượng liên quan ý thức trách nhiệm của mình trong hoàn thành công việc được giao.

Xác định mục tiêu, nội dung giám sát những kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt được của HS khi tham gia hoạt động giáo dục đạo đức do nhà trường và giáo viên tổ chức, trên cơ sở đó xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá.

Hoàn thiện công cụ kiểm tra, giám sát và huy động lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò tự giám sát của mỗi giáo viên, học sinh trong quá trình giáo dục đạo đức.

Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng giám sát phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và các phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Giáo dục qua dạy học; giáo dục qua hoạt động trải nghiệm; qua hoạt động xã hội;

Giám sát là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp CBQL, GV có cơ hội nhìn nhận những hoạt động giáo dục đạo đức đã tổ chức, những gì mình đã làm

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí