Nhận Thức Của Học Sinh Về Vai Trò Của Giáo Dục Đạo Đức

xấu, tự do phóng túng, ăn mặc không theo quy định, hút thuốc lá và đặc biệt một số em có hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh hoặc thuê người khác đánh bạn, phá hoại tài sản của nhà trường, yêu đương quá sớm. Những HS yếu kém về đạo đức, đặc biệt là không có nhu cầu lành mạnh, sống thiếu niềm tin, kém ý chí… thông thường rơi vào tình trạng học tập yếu kém. Cùng với thời gian theo các bậc học, với tác động của gia đình và môi trường xã hội, từ chỗ tập nhiễm những yếu tố tiêu cực, dần dần trở thành đặc điểm tính cách của trẻ em thiếu giáo dục.

* Về nguyên nhân:

Số HS yếu kém về đạo đức so với tổng số HS của nhà trường không phải là nhiều nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Để tìm nguyên nhân trên, tác giả tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, tổng phụ trách, cha mẹ HS, cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS. Nhìn chung có thể chia làm năm loại nguyên nhân chủ yếu:

- Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những HS vi phạm đạo đức thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái hoặc có điều kiện kinh tế dư giả, do đó nuông chiều con cái quá mức. Bố mẹ lặn lội làm giàu giao phó việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Hay gia đình không hạnh phúc, các mối quan hệ và hành vi trong gia đình thiếu chuẩn mực. Bố, mẹ thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con…

- Nguyên nhân từ phía nhà trường: BGH chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của HS để có biện pháp giáo dục phù hợp, năng lực sư phạm của một bộ phận GV còn hạn chế: chưa sâu sát HS để nắm bắt

hoàn cảnh riêng của từng HS, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS; một số GV bộ môn chưa chú trọng việc thông qua “dạy chữ để dạy người”, đôi lúc còn coi giáo dục đạo đức cho HS là việc của GVCN, một số GV đôi lúc đôi nơi còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là “tấm gương sáng” để HS noi theo; việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc. Xem nhẹ yếu tố thuyết phục thường áp đặt ý kiến của người lớn hay thiếu tôn trọng nhân cách HS, thô bạo trong cách đối xử với HS. Chưa kết hợp được giáo dục những HS vi phạm chuẩn mực đạo đức với việc giáo dục cho cả tập thể HS…

- Nguyên nhân từ phía xã hội: Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận HS chối bỏ quyền được học của mình, bởi thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm bảo vệ một cách đầy đủ.(Có bằng đại học loại giỏi nhưng vẫn không tìm được việc). Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình. Cơ chế thị trường len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta cũng phải đối mặt với mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc…trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít HS sa ngã, ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục đạo đức. Do buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hóa đã làm xuất hiện ngày càng nhiều tụ điểm văn hóa không lành mạnh ở gần các trường học đã lôi kéo một bộ phận HS vào các trò giải trí như: internet, game… đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng HS trốn học, gây gổ đánh nhau thậm chí vi phạm pháp luật.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía HS: đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT, sự phát dục, cơ thể biến đổi nhanh chóng làm thay đổi nhận thức, thái độ của các em về bản thân. Ở giai đoạn này tình cảm của các

em chưa bền vững không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, sức đề kháng kém, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội thâm nhập vào đời sống tinh thần của các em.

- Nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng giáo dục: Các tổ chức chính trị xã hội nói chung Đoàn TNCS HCM nói riêng trong một số hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp các lực lượng trong nhà trường trong giáo dục đạo đức cho HS chưa tốt. Sự phối hợp giữa nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa thường xuyên. Như vậy để hoạt động giáo dục đạo đức đạt hiệu quả, người quản lý trường THPT phải xây dựng được mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Giáo dục cho HS sự tự nhận thức, định hướng khả năng làm chủ, bản lĩnh.

Từ kết quả khảo sát trên cũng thấy nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho HS những phẩm chất cần thiết cho con người mới, nhưng chưa toàn diện, đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, đối với con người, với công việc, tập thể.

2.2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh

* Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức:

Để hiểu được suy nghĩ của HS về giáo dục đạo đức, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 250 HS trong trường THPT Văn Hiến và có kết quả qua bảng

2.5 như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức


TT

Mức độ đánh giá

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Rất cần thiết

195

78.0

2

Cần thiết

38

15.2

3

Không cần thiết

17

6.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Qua bảng thống kê 2.5 cho thấy, đại đa số các em HS đều đánh giá cao về vai trò giáo dục đạo đức trong nhà trường, nơi mà các em gắn bó suốt quãng đời học sinh của mình. Có thể mô tả nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức bằng biểu đồ 2.1. sau đây:

Biểu đồ 2 1 Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức Qua 1

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy có tới 195 em HS trong số 250 em được hỏi cho rằng giáo dục đạo đức là điều rất cần thiết trong trường học, chiếm 78,0% và 38 HS trong số 250 em được hỏi cho rằng giáo dục đạo đức là cần thiết chiếm 15.2% Điều đó chứng tỏ các em mong muốn được giáo dục đạo đức để hoàn thiện nhân cách của mình. Do vậy chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cho HS trường THPT một cách thiết thực và phù hợp với lứa tuổi.

Bên cạnh đó vẫn có 6,8% ý kiến còn lại là những HS coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức, cho rằng đây không cần thiết trong nhà trường. Như vậy, đây là con số không hề nhỏ, còn tồn tại cần được nhà trường nghiên cứu và sớm khắc phục.

* Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục đạo đức:

Để có cơ sở đánh giá quá trình nhận thức của GV về việc giáo dục đạo đức cho HS THPT tác giả khảo sát 45 GV trong trường THPT Văn Hiến và thu được kết quả thu được qua bảng 2.6:

Bảng 2.6: Nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh



TT


Tiêu chí

Mức độ đánh giá


X

Cần

thiết

Bình

thường

Không

cần thiết

1

Theo dõi đánh giá biểu dương HS có

thành tích, giáo dục HS vi phạm

42

3

0

2.94


2

Tổ chức cho HS tự đánh giá hạnh kiểm,

phối hợp GVCN với tổ chức đoàn thể để đánh giá hạnh kiểm HS chính xác


37


8


0


2.81

3

Hướng dẫn các hoạt động tự quản cho

HS

25

20

0

2.56


4

Phối hợp GV, CMHS, BGH để thống

nhất biện pháp giáo dục nhất là đối với HS cá biệt yếu kém về đạo đức


39


6


0


2.88

5

Phối hợp với chính quyền, đoàn thể các

cấp để giáo dục HS

34

11

0

2.75

6

Thực hiện bài giảng giáo dục đạo đức

thông qua giờ sinh hoạt lớp

45

0

0

3.00

7

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

23

22

0

2.50


Kết quả khảo sát cho thấy, lực lượng GV rất coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho HS. Hầu hết các GV đều đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở mức độ cao, với điểm TB là trên 2.5. Tuy nhiên giữa các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS có sự khác nhau nhất định.

Trong đó, hoạt động “Thực hiện bài giảng giáo dục đạo đức thông qua giờ sinh hoạt lớp” được đánh giá cao nhất với điểm TB tuyệt đối là 3.00. Điều đó cho thấy hoạt động này diễn ra rất thường xuyên và rất cần thiết trong việc giáo dục cho HS trường THPT Văn Hiến. Hoạt động “Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp” thấp nhất là 2.5. Tuy nhiên đây vẫn được đánh giá là hoạt động cần thiết đối với giáo dục đạo đức cho HS nhà trường.

Đối với hoạt động khác thì qua trao đổi với GV chủ nhiệm, tác giả nhận thấy họ rất ngần ngại đối tượng HS chưa ngoan trong lớp, chính đối tượng này làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua, lôi kéo các thành viên trong lớp. Nhưng hầu hết GV chủ nhiệm đều lúng túng vì mỗi một HS chưa ngoan có những biểu hiện khác nhau và hiệu quả giáo dục cũng khác nhau, đôi khi hoạt động này chưa hiệu quả lắm. Tuy nhiên, việc phối hợp với các lực lượng bên ngoài lại không được GV chủ nhiệm quan tâm cũng như việc để HS tự quản và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp song chưa có sự hướng dẫn cụ thể. Đây cũng là một quan điểm cần quan tâm khắc phục.

Bên cạnh đó, khi tiến hành phỏng vấn GV bộ môn chúng tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức thông qua bài giảng được đa số GV coi là mối quan tâm hàng đầu bên cạnh đó việc phối hợp GV chủ nhiệm, BGH, GV bộ môn để tìm biện pháp giáo dục HS chưa ngoan cũng được GVbộ môn coi trọng. Đây là nhận thức hết sức xác đáng. Tuy nhiên từ nhận thức đến hành động chưa thật sự nhất quán.

Qua trao đổi với HS, các em chỉ ra rằng giáo dục đạo đức là của GV chủ nhiệm. Bên cạnh đó giáo dục đạo đức thông qua bài giảng cũng được GV bộ môn chú trọng, nhưng việc này chủ yếu được thực hiện ở các môn khoa học xã hội còn các môn khoa học tự nhiên thì ít được quan tâm. Nhận thức giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ít được GV bộ môn quan tâm, có lẽ vì đa số cho rằng đó là hoạt động chuyên trách của GV chủ nhiệm, hoặc đây là hoạt động ít được tổ chức, tốn nhiều thời gian mà hiệu quả thấp. Đây là nhận thức chưa đúng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp, loại hình giáo dục mang tính giáo dục đạo đức rất cao mà hiện đang được triển khai đại trà.

* Thực trạng thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức:

Để có cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV về mức độ thực hiện các mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức cho HS trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7: Thực trạng thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu

1

Giáo dục tình bạn, tình yêu đúng đắn

27

16

2

2.57

2

Giáo dục lối sống có văn hóa

26

15

4

2.49

3

Giáo dục HS thực hiện những chuẩn

mực đạo đức của xã hội

25

13

7

2.40


4

Giáo dục ý thức chấp hành qui định

của pháp luật, nội quy của nhà trường đề ra


25


13


7


2.40

5

Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập

27

16

2

2.57

6

Giáo dục lòng yêu nước

26

15

4

2.49

7

Giáo dục các truyền thống tốt đẹp của

dân tộc

25

13

7

2.40

8

Trang bị những tri thức cần thiết về

chính trị, đạo đức, văn hóa…

25

13

7

2.40


9

Hình thành thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin trong sáng với bản thân với mọi

người


23


13


9


2.31

10

Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương

thân tương ái

45

0

0

3.00

Kết quả bảng số liệu 2.7 cho thấy, các mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức chủ yếu được nhà trường quan tâm giáo dục và đã được đánh giá ở mức khá cao. Hầu hết các tiêu chí đều có điểm TB trên 2.31 trở lên.

Trong số các mục tiêu và nội dung dược đánh giá đạt mức độ ở mức cao là giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập. Giáo dục ý thức chấp hành qui định của pháp luật, nội quy của nhà trường đề ra.

Tuy nhiên việc giáo dục tình bạn tình yêu lại không được đánh giá tốt, việc giáo dục tình bạn tình yêu cho tuổi mới lớn là rất cần thiết, việc phát triển tâm sinh lý là điều hết sức tự nhiên. Chúng ta hướng các em đi đúng hướng là việc làm giúp các em bớt đi sai lầm, đồng thời tăng tính giáo dục toàn diện hơn. Bên cạnh đó mục tiêu giáo dục HS tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng bị đánh giá thấp.

* Việc thực hiện phương pháp và các hình thức giáo dục đạo đức:

- Về thực hiện phương pháp giáo dục:

Để có cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV về mức độ thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho HS trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.8.

Bảng 2.8: Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu

1

Nhắc nhở động viên

41

4

0

2.91

2

Nêu yêu cầu giao trách nhiệm cho HS

thực hiện

26

19

0

2.58

3

Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể

để thực hiện các nội dung giáo dục

19

26

0

2.43

4

Phát động thi đua, khen thưởng, kỷ luật

42

3

0

2.94

5

Nói chuyện hội thảo về đạo đức

27

18

0

2.60

Sinh hoạt về nội quy, điều lệ

30

15

0

2.67

7

Nêu gương người tốt, việc tốt

35

10

0

2.78

8

Phê phán những hiện tượng tiêu cực

40

5

0

2.89

9

Tổ chức tự quản cho HS

22

23

0

2.49

10

Mời CMHS đến trường để trao đổi

30

15

0

2.67

11

Kiểm tra đánh giá nền nếp kỷ luật

27

18

0

2.60

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí