hàng, mở rộng thị trường trong nước cũng như quốc tế, từng bước đưa ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và theo thông lệ quốc tế.
Thứ sáu: Với môi trường chính trị pháp luật ổn định, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, là cơ hội để Vietcombank nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ít rủi ro hơn. Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp để cải cách hành chính, cải cách trong quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng dần tính tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị. Đồng thời, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang dần được hoàn thiện, nhiều luật được bổ sung, chỉnh sửa theo hướng tích cực, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường pháp lý cho việc vận hành và hoạt động của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Hội nhập, mở cửa là động lực để Việt Nam cải thiện môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng cũng là một trong những tiêu chí giúp nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank.
4.3.2. Thách Thức
Bên cạnh những cơ hội đến từ hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại trong nền kinh tế cũng như nội tại của từng ngân hàng, thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập là những thách thức lớn của các ngân hàng trong quá trình hội nhập.
Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt do sự hiện diện của các NHNN. Tuy hiện nay,các ngân hàng liên doanh, NHNN mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Việt Nam (10-15% thị phần tín dụng, 5-7% thị phần huy động vốn) nhưng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các NHNN đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước trên các mặt hoạt động: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Khi các cam kết hội nhập ngày càng sâu rộng một thực tế không thể phủ
nhận là các NHNN đang dần dần có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTM trong nước khi người dân Việt Nam ngày càng có trình độ dân trí cao hơn, thu nhập cao hơn, họ sẽ hướng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các NHNN, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của Vietcombank, thách thức này đòi hỏi các Vietcombank phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại.
Thứ hai, hội nhập quốc tế tất yếu sẽ dẫn tới sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao từ Vietcombank sang các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực. Do đặc trưng nghề nghiệp, đội ngũ nhân lực ngành tài chính ngân hàng phải là nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt, khai thác và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Trong số đó, các chuyên gia tài chính là những người có tầm nhìn chiến lược, có hành động quyết đoán và nguyên tắc như một người chỉ huy, đặc biệt là khi phải đối phó với những diễn biến phức tạp trong kinh doanh. Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là yếu tố then chốt để đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTMViệt Nam. Đây là một trong những thách thức lớn bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế.
Thứ ba, tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lượng tài sản thấp và chưa hợp lý, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới. Mặc dù vốn điều lệ của các Vietcombank đã tăng trưởng rất nhiều trong năm qua nhưng cơ cấu nguồn vốn, tổng tài sản còn thấp so các ngân hàng trong và ngoài khu vực. Hiệu quả sinh lời còn thấp so với một số NHTM tư nhân trong nước như TCB, VPB, VIB.
Về hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán, các chi nhánh của Vietcombank đang có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của hội nhập. Mặc dù các Vietcombank đang nỗ lực từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án hiện đại hóa, nhưng do năng lực còn hạn chế cho nên chưa thể đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn.Thời gian tới Vietcombank thực hiện đáp ứng tiêu chuẩn Basel II thông qua công cụ chẩn đoán khoảng cách dữ liệu - Data Gap.
Thứ tư, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ bị thôn tính của các NHTM trong nước và hệ lụy nảy sinh từ vấn đề sở hữu chéo. Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các ngân hàng nước ngoài thường xâm nhập và phát triển thị trường mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng. Đây là con đường giúp các NHNN đặt chân vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn. Trong trường hợp này, nếu các ngân hàng của Việt Nam không có “sự tỉnh táo” trong hoạt động quản trị và kiểm soát lượng vốn thì khả năng bị thâu tóm là khó tránh khỏi. Mặt khác, hội nhập với các cam kết nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính Việt Nam sẽ tạo ra động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tư chéo vào nhau giữa các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với các tập đoàn kinh tế lớn, dẫn tới vấn đề sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dưới nhiều hình thức. Đây là một thách thức lớn hiện nay, là rào cản lớn nhất thao túng và ảnh hưởng đến Vietcombank trong quá trình xử lý, tái cơ cấu và phát triển vươn ra ngoài khu vực
4.3.3. Mục tiêu
Ðối với chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngân hàng Vietcombank tiếp tục bám sát tầm nhìn và định hướng đã đề ra tại phương án cơ cấu lại Vietcombank đến năm 2020 đã được NHNN phê duyệt là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Theo đó, Vietcombank sẽ thực hiện 8 mục tiêu chiến lược, bao gồm: Thứ nhất, ngân hàng số 1 về bán lẻ và thứ 2 về bán buôn; thứ hai, ngân hàng đứng đầu về quy mô và hiệu quả đầu tư kinh doanh vốn trong nước và quốc tế; thứ ba, ngân hàng có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao nhất trong các TCTD trong nước; thứ tư, ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất và hiệu suất sinh lời gia tăng hàng năm; thứ năm, ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng; thứ sáu, ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực; thứ bảy, ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất; thứ tám, ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số.
- Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025:
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025 của ngân hàng Vietcombank
Đơn vị tính: Tỷ đồng,
2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | |
Tổng tài sản | 1,074,027 | 1,201,283 | 1,364,784 | 1,550,898 | 1,761,526 | 1,999,696 | 2,273,624 | 2,576,632 |
Vốn chủ sở hữu | 62,110 | 78,722 | 103,332 | 117,338 | 133,525 | 152,230 | 184,178 | 209,115 |
Dư nợ tín dụng | 631,867 | 729,140 | 838,150 | 963,357 | 1,106,485 | 1,271,229 | 1,459,855 | 1,673,951 |
Tỷ lệ nợ xấu (tối đa) | 0.97% | 1% | 1% | 1% | 1% | 1% | 1% | 1% |
Sử dụng Quỹ DPRR để xử lý nợ xấu | -7,398 | -7,081 | -7,646 | -9,078 | -10,281 | -11,760 | -14,038 | -15,984 |
Huy động vốn | 801,929 | 906,180 | 1,033,045 | 1,175,605 | 1,336,663 | 1,518,449 | 1,718,885 | 1,949,215 |
LNTT | 18,269 | 21,127 | 24,109 | 27,863 | 32,211 | 37,228 | 42,975 | 49,648 |
ROA | 1.70% | 1.76% | 1.77% | 1.80% | 1.83% | 1.86% | 1.89% | 1.93% |
ROE | 29.41% | 26.84% | 23.33% | 23.75% | 24.12% | 24.46% | 23.33% | 23.74% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số An Toàn Các Nh Thế Giới Từ Năm 2014 Đến 2020
- Định Hướng Và Dự Báo Về Triển Vọng Của Nền Kinh Tế Thế Giới Và Kinh Tế Việt Nam
- Quan Điểm Và Mục Tiêu Về Định Hướng Phát Triển Của Ngành Ngân Hàng Việt Nam
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Điều Hành
- Thương Hiệu, Truyền Thông Và Quan Hệ Nhà Đầu Tư
- Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - 23
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Nguồn: Ngân hàng VCB
Ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng:Tăng dần số lượng và doanh số từ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chính sách tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ; tăng cường sự gắn bó và hiệu quả của cán bộ.
Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất: Quản trị rủi ro theo chuẩn mực
quốc tế và không ngừng nâng cao văn hóa quản trị rủi ro.
Ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số: Xây dựng kiến trúc công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động kinh doanh, nhất là các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng số và yêu cầu của các dự án chuyển đổi nâng cao năng lực cạnh tranh; chuyển đổi mạnh mẽ sang ngân hàng số (digital banking).
* Các trọng tâm lớn:
Trọng tâm kinh doanh
Trọng tâm kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn tới sẽ hướng tới ba trụ cột: (i) Bán lẻ; (ii) Kinh doanh vốn; (iii) Dịch vụ.
Đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại, bên cạnh việc tiếp tục củng cố vị thế đối với mảng hoạt động truyền thống là ngân hàng bán buôn, sẽ đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ bằng việc phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân, các dịch vụ thẻ, digital banking, chuyển dịch gia tăng mạnh nguồn lực lao động bán lẻ cả về số tuyệt đối và tỷ trọng ….
Với hệ số an toàn vốn hiện tại và dự kiến những năm tới, phù hợp với xu thế chung của ngành ngân hàng, giai đoạn tới Vietcombank sẽ tăng cường mảng kinh doanh vốn (chủ yếu là đầu tư trái phiếu và các công cụ nợ khác, kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh); đồng thời phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ đối với tất cả các đối tượng khách hàng nhằm tăng tỷ trọng đóng góp từ thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của Vietcombank
Mục tiêu về vị thế thị trường: củng cố và duy trì thị phần lớn nhất trong các lĩnh vực hoạt động chính: tín dụng bán lẻ, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, thẻ, tài trợ vốn tín dụng quốc tế, ngân hàng điện tử…
Khách hàng và thị trường
Nhất quán quan điểm khách hàng là trung tâm của ngân hàng và việc duy trì, phát triển khách hàng, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng là quan trọng nhất. Thực hiện phân loại khách hàng nhằm có những chính sách bán hàng và sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng.Tăng tỷ lệ
thâm nhập của khách hàng nhằm tối đa hóa khả năng bán hàng đối với mỗi phân khúc bán hàng.
Đối với bán buôn: Giữ ổn định và từng bước gia tăng thị phần khách hàng truyền thống; tiếp tục giảm tỷ trọng khách hàng DNNN; chú trọng phát triển khách hàng là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, các ngành kinh tế được hưởng lợi tích cực từ các hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam có ký kết.
Đối với Bán lẻ: Đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ đối với các lĩnh vực được hưởng lợi sớm các hiệp định thương mại tự do FTA để tận dụng triệt để chiến lược “hớt váng” thị trường; phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; chú trọng tới khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29; phát triển phân khúc khách hàng trung niên, phân khúc khách hàng cao cấp VIP.
Mở rộng hợp tác và phát triển các hoạt động kinh doanh ra các thị trường có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển sản phẩm dịch vụ của Vietcombank.
Sản phẩm dịch vụ
Chuẩn hóa các sản phẩm dịch vụ truyền thống đi đôi với nghiên cứu cung cấp các sản phẩm đi trước thị trường, tạo ra thế mạnh vượt trội. Chú trọng đa dạng hóa, thường xuyên cải tiến nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, phù hợp với từng khu vực, từng phân khúc khách hàng. Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng, góp phần gia tăng nguồn thu ổn định cho Vietcombank
Phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ, phát triển các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh được thị trường ưa thích sử dụng, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm “lõi”.
Đẩy mạnh bán hàng theo chuỗi liên kết, tăng cường hoạt động bán chéo, xây dựng các gói sản phẩm trọn gói để tăng cường bán chéo cho đối tượng khách hàng cụ thể, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh của Vietcombank.
Ðối với chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngân hàng Vietcombank tiếp tục bám sát tầm nhìn và định hướng đã đề ra tại Phương án cơ cấu lại Vietcombank đến năm 2020 đã được NHNN phê duyệt là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
4.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETCOMBANK TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.4.1. Nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu và đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn
* Tăng vốn điều lệ
Tăng vốn điều lệ là mục tiêu dài hạn của các NHTM, điều này đặc biệt cấp bách đối với các NHTM có vốn Nhà nước như Vietcombank. Tăng vốn điều lệ giúp NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn. Khi tấm đệm vốn được tăng lên, NHTM có thể chống chịu tốt hơn trước các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.
Tăng vốn điều lệ có thể giúp Vietcombamk nâng cao hiệu quả sinh lời. Do trong một số trường hợp NHTM có vốn Nhà nước nói chung và Vietcombank nói riêng phải thực hiện các nhiệm vụ về an sinh xã hội do NHNN ban hành, vì thế sẽ thiếu một lượng vốn nhất định trong hoạt động kinh doanh lõi. Ngoài ra, tăng vốn điều lệ giúp tăng hệ số an toàn vốn - Car, giúp Vietcombank đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của NHNN và theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó thu hút các nguồn lực tài chính từ các tổ chức tài chính quốc tế. Do đó, tăng vốn điều lệ cho Vietcombank là yêu cầu cấp bách cần được thực hiện sớm. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank thôn qua nâng cao sức khỏe tài chính.
Một số phương án tăng vốn có thể thực hiện như sau. Tăng vốn từ nguồn cổ tức hàng năm: đề xuất trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc kết hợp 50% cổ tức bằng cổ phiếu và 50% cổ tức bằng tiền; hoặc trả cổ tức bằng tiền mặt kết hợp phát hành cổ
phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành bằng mệnh giá và tỷ lệ phát hành bằng tỷ lệ trả cổ tức.
Tăng vốn từ nguồn phát hành thêm: tùy thuộc điều kiện thị trường để thực hiện tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ, tăng vốn góp từ cổ đông chiến lược hoặc chào bán rộng rãi ra công chúng.Tăng vốn điều lệ từ việc phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư sau khi phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và lợi nhuận giữ lại tích lũy.Tăng vốn từ mua bán sáp nhập (M&A): tiếp tục tìm kiếm đối tác phù hợp với các mục tiêu chiến lược của Vietcombank để sáp nhập khi điều kiện cho phép.
Niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế.Tăng vốn cấp 2 từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ dài hạn tạo nguồn vốn ổn định.
*Về xử lý nợ xấu
Nhóm biện pháp chủ động phòng ngừa
Nâng cao chất lượng thẩm định của Vietcombank, không cạnh tranh cho vay bằng cách hạ chuẩn tín dụng, và cho vay tăng trưởng nóng và mục với mục địch hoàn thành chỉ tiêu và quy mô kinh doanh.
Nghiêm cấm việc cấp tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan nhằm mục đính lách các quy định về thẩm quyền cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng không phù hợp với quy định của Vietcombank.
Thực hiện nghiêm túc định hướng tín dụng chung và tín dụng theo ngành của Vietcombank. Thận trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, đặc biệt là các đối tượng tiềm ẩn rủi ro. Tăng cường nắm bắt thông tin qua quá trình chấm điểm XHTD, rà soát tín dụng định kỳ và đột xuất đối với các khách hàng có nguy cơ rủi ro cao để đề xuất biện pháp quản lý tín dụng phù hợp.
Vietcombank theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời phát hiện các biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
- Nhóm biện pháp xử lý thu hồi nợ