Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Trong Bối Cảnh

nhận thức chưa coi trọng giáo dục hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh trong những bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể. Các con đường giáo dục đạo đức đã được thực hiện tuy nhiên con đường giáo dục đạo đức qua dạy học vẫn là con đường cơ bản, chủ yếu. Các phương pháp giáo dục được sử dụng đa dạng hóa nhưng một số phương pháp có thế mạnh về giáo dục kỹ năng, hành vi chưa được khai thác triệt để. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thu hút được các lực lượng xã hội tham gia, việc đánh giá kết quả giáo dục đạo đức còn thiên về đánh giá tổng kết những kết quả học tập đạt được ở học sinh.Việc ghi nhật ký những diễn biến thay đổi ở từng học sinh, quan sát sự tiến bộ của học sinh đã triển khai nhưng chưa thường xuyên.

Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng yên đã được Hiệu trưởng các trường quan tâm thực hiện trong tất cả các khâu như lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trong công tác lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS đã được Hiệu trưởng các trường quan tâm thực hiện bao quát các nội dung triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ ở tất cả các nội dung mà chủ yếu tập trung vào thể hiện trong kế hoạch giáo dục toàn diện nói chung và kế hoạch giáo dục thông qua dạy học các môn văn hóa. Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh THCS; kế hoạch giáo dục đạo đức theo chủ đề thông qua sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, tự giáo dục tự rèn luyện của học sinh và các hoạt động xã hội của học sinh chưa được Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường THCS coi trọng.

Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS đã được cán bộ quản lý triển khai ở hầu hết các nội

dung, việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn văn hóa đã được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên còn nhiều nội dung thuộc công tác tổ chức, chỉ đạo còn hạn chế cần khắc phục như tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm; sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần; thông qua tham gia các hoạt động xã hội vv… của học sinh. Các trường THCS chưa có cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; chưa có cơ chế giám sát hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hiệu quả.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS đã được triển khai tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung đặc biệt là việc giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch chưa tốt.

Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng yên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như năng lực giáo dục của giáo viên; tính tích cực tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh; môi trường văn hóa giáo dục nhà trường và môi trường kinh tế, văn hóa địa phương; năng lực quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường THCS vv..

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên một phần do nhận thức chưa đầy đủ của CBQL, GV, cha mẹ học sinh về giáo dục đạo đức và hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh chưa tốt; ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh chưa cao; một phần do hạn chế về năng lực giáo dục của giáo viên và hạn chế về năng lực của CBQL nhà trường trong tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh; một mặt do hạn chế về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục và ảnh hưởng của yếu tố môi trường.

Kết luận chương 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng yên bước đầu đã tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các con đường tổ chức thực hiện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về cả nhận thức lẫn tổ chức thực hiện nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả cần khắc phục.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng yên đã được triển khai thực hiện tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ ở tất cả các nội dung trong các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng do năng lực giáo dục của giáo viên, năng lực quản lý của Hiệu trưởng còn hạn chế; hoạt động phối hợp giáo nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thực hiện tốt; Các trường còn hạn chế về tài chính, cơ sở vật chất; hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 10

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN,‌

TỈNH HƯNG YÊN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS được đề xuất phải hướng vào việc hình thành, phát triển ở học sinh năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất chủ yếu quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình giáo dục THCS và được cụ thể hóa trong mục tiêu của môn Giáo dục công dân và hoạt động trải nghiệm đó là hình thành cho học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái; trung thực; chăm chỉ; trách nhiệm.

Chủ đề hoạt động, tên hoạt động, nội dung hoạt động và hình thức tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS phải quán triệt mục tiêu giáo dục đạo đức giúp học sinh hình thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực đạo đức; củng cố hành vi, thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, phát triển kỹ năng hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung vào phát triển bản thân; thực hiện trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định; Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cho học sinh; Giúp học sinh biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người công dân, người lao động vv...

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục đạo đức nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nên việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS cũng phải đặt trên nền

tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục phổ thông có mối quan hệ mật thiết với việc dạy học văn hóa và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Điều đó có nghĩa là quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng yên phải lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục THCS.

Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS không thể tách rời các biện pháp quản lý các hoạt động khác trong nhà trường vì giáo dục đạo đức là một bộ phận trong quá trình giáo dục học sinh ở trường THCS.

Tính hệ thống đòi hỏi quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS không chỉ đọng lại ở một khối lớp mà nó bao gồm cả bốn khối 6, 7, 8, 9. Do đó các biện pháp đề xuất phải mang tính đồng tâm, đồng trục. Mặt khác tính hệ thống còn thể hiện ở chỗ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các biện pháp pháp đề xuất phải có mối liên quan đến các cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường, từ Ban giám hiệu, Tổ trưởng Tổ bộ môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để triển khai thực hiện.

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường THCS nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và các công trình nghiên cứu đi trước đã quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đã có nhiều giải pháp, biện pháp quản lý được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có những giải pháp, biện pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới cho quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên, tác giả luận văn đã có tham khảo, kế thừa những ý tưởng của một số giải pháp, biện pháp đã đề xuất, đồng thời bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền và điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học THCS.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng

Lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi mạnh về sinh lý và tâm lý lứa tuổi: Sự phát triển tự ý thức là bước chuyển biến cơ bản, bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở. Các em luôn mong muốn được người lớn, thầy cô, cha mẹ thừa nhận và đánh giá cao với tư duy muốn chứng Minh các em cũng là người trưởng thành. Trong giao tiếp với mọi người, học sinh THCS rất nhạy cảm với những lời nhận xét, đánh giá của người lớn, của những người xung quanh về mình. Quá trình tự đánh giá, tự ý thức đã dẫn tới khuynh hướng vươn lên làm người lớn ở học sinh THCS, các em luôn luôn muốn tự khẳng định mình. Các em cố tạo ra cho mình vẻ đạo mạo của người lớn, vui sướng khi thấy mình được tôn trọng như người lớn, khi được người lớn hỏi ý kiến về những vấn đề nào đó. Vì muốn làm người lớn nên các em thích bắt chước người lớn về mọi mặt (bắt chước cả cái xấu) và thích tò mò những quan hệ của người lớn, nhất là quan hệ nam nữ. Vì tự khẳng định mình đã lớn nên học sinh THCS (nhất là cuối lứa tuổi) rất thích sống độc lập không muốn người lớn quá quan tâm đến mình hoặc can thiệp vào công việc của các em. Các em có xu hướng muốn thoát khỏi sự chăm sóc, sự phụ thuộc vào người lớn.

Sự phát triển của nhu cầu tự ý thức, tự khẳng định ở học sinh THCS có những mặt tích cực. Đây là xu hướng chủ yếu để các em có được những hành vi tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới một số tính xấu ở học sinh THCS như tính dễ tự mãn, tính thất thường, bướng bỉnh. Nhiều khi, vì tự khẳng định mình, các em bị rơi vào tình trạng cực đoan như tự cao hoặc tự ti, nhiều em nhầm lẫn tính dũng cảm với liều lĩnh, mạo hiểm, trở nên thách đố với bạn, với người khác...Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi học sinh THCS là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Đây chính là cơ sở nảy sinh mâu thuẫn giữa thái độ của các em với bản thân

mình và thái độ của các em với người lớn, với bạn bè cùng lứa tuổi. Với đặc điểm tren thì nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp cần có những biện pháp giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức giúp học sinh phát triển năng lực tự ý thức về bản thân, khắc phục những hạn chế do sự quá tự tin, sự nôn nóng muốn khẳng định mình đem lại ở học sinh THCS.

3.1.5.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao, các biện pháp đề xuất phải hướng tới giải quyết những tồn tại thực tiễn hiện nay trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THCS tại thành phố Hưng Yên, tính Hưng Yên.

Muốn vậy các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp với năng lực, điều kiện của nhà trường THCS , phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của lứa tuổi học sinh THCS. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục. Trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn giáo dục và trị giáo dục nhà trường THCS.

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh cách mạng 4.0

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao trách nhiệm, năng lực và hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THCS. Thông qua xây dựng bộ máy

tổ chức quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh giúp cho hoạt động giáo dục đạo đức đạt được mục tiêu đề ra. Việc tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ GV trong việc tích hợp “dạy chữ” với “dạy người”, kết hợp mục tiêu, nội dung bài học với rèn luyện các chuẩn mực đạo đức cho HS mang tính quyết định tới thành công của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

i) Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ học sinh về bối cảnh cách mạng 4.0; môi trường kinh tế xã hội nói chung và môi trường kinh tế xã hội của thành phố Hưng Yên nói riêng và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa nói chung và tới tư tưởng đạo đức của học sinh THCS nói riêng vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở nhà trường, gia đình và xã hội.

Xác định tổ chức chuyên trách quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và thành phần của tổ chức này; Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức chuyên trách trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường, giao cho 01 đ/c trong Ban giám hiệu phụ trách quản lý.

Xây dựng cơ chế phối hợp của tổ chức chuyên trách giáo dục đạo đức cho học sinh với các tổ chức khác trong trường và ngoài nhà trường. Bố trí nhân sự và điều kiện vật chất cho tổ chức chuyên trách hoạt động.

Quán triệt kế hoạch giáo dục đạo đức, xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá, thời điểm tổ chức và các chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này: Xác định trách nhiệm, vai trò quyết định của giáo viên dạy văn hóa, GVCN, giáo viên tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tập huấn kĩ năng dạy học liên môn, kĩ năng tích hợp mục tiêu dạy học với mục tiêu giáo dục đạo đức; tập huấn kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép với rèn luyện các chuẩn mực đạo đức có ghi trong Kế hoạch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023