Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất Và Tài Chính Của Trường Thcs

đất nước; Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa gia đình, xã hội trong phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.5.2.4. Môi trường văn hóa nhà trường

Trong một tổ chức nói chung cũng như một nhà trường nói riêng, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động của tổ chức đó. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện. Đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo của mỗi học sinh, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thầy cô với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Đối với học sinh, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh thái độ, hành vi của học sinh trong các mối quan hệ. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học sinh không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng.

1.5.2.5. Các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của trường THCS

Đi đôi với việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện” nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục, rèn luyện phát triển nhân cách học sinh. Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vườn trường ... sẽ giúp cho việc giáo dục học sinh thuận lợi. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao.

Kết luận chương 1


Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một quá trình lâu dài và phức tạp, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động và giao lưu cho học sinh nhằm hướng tới hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS có nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức được thực hiện tích hợp thông qua hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm và hoạt động xã hội nhằm hình thành ở học sinh lòng yêu nước, nhân ái; tính trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THCS là quá trình thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý bao gồm lập kế hoạch giáo dục, tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các con đường và nội dung thực hiện. Hoạt động quản lý chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng đó là năng lực giáo dục của giáo viên, tính tích cực tự rèn luyện, tự giáo dục của học sinh và năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0‌

2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Kinh tế: cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, thành phố Hưng Yên được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. Nền kinh tế thành phố Hưng Yên đang đổi thay từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá. Công nghiệp địa phương tuy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố phát triển, lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Riêng ngành du lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như: du lịch Phố Hiến. Trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trước tình hình đó, dưới lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Hưng Yên, tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục của thành phố đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt là các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đã đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,1%. Giá trị sản

xuất nông nghiệp, thủy sản đạt 1.048 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kì năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.912,6 tỷ đồng tăng 12,3% so với cùng kì năm trước. Giá trị thương mại - dịch vụ đạt 6.928 tỷ đồng, tăng 16,5% so vói cùng kì năm trướ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trong khu vực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 1.709.195 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu nguời 75.3 triệu đồng/Năm.

Văn hoá - xã hội: nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Hưng Yên là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến Việt Nam (1075 - 1919), Thành phố Hưng Yên có 52 vị đỗ đại khoa, nhiều người đã trở thành những nhân vật được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng như các nhà quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình;; Có 87/89 khu phố, làng văn hóa, đạt 97,75%; 90,3% cơ quan, đơn vị đạt văn hóa; 92,1% gia đình văn hóa; tỉ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt trên 90%. Các hoạt động tuyên truyền, thông tin cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn diễn ra luôn kịp thời và đạt hiệu quả cao tạo dược sân chơi và sinh hoạt tập thể trên địa bàn thành phố để nâng cao hiểu biết văn hóa cho nhân dân.

Về giáo dục: thành phố Hưng Yên có mạng lưới cơ sở giáo dục khá hoàn thiện, có 51 trường học công lập, 05 trường tư thục trong đó mầm non có 22 trường có với tổng số 8179 học sinh, tiểu học có 13 trường với tổng số 1077 học sinh, trung học có 17 trường vói 6544 học sinh. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, số trẻ mầm non huy động đến trường là 8179 trẻ, Trẻ 6 tuổi hoàn thành chương trình vào mẫu giáo lớp 1 đạt 100%; tỉ lệ học sinh tiểu học được học từ 8 đến 10 buổi/tuần đạt 100%; tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 là 2014 em đạt 100%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 1483/1484 em đạt 99,3%; số học sinh trúng tuyển vào lớp 10THPT các loại hình là 1430/1483 đạt 96,4%.

Có 16/18 giáo viên THCS, 16/19 giáo viên TH, 25/28 giáo viên mầm non đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; có 11 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tình. Có 186 học sinh THCS đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố, 35 học sinh THCS đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Các nhà trường đều được đầu tư xây dựng kiên có cao tầng, cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học mỗi năm đều được đầu tư. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 28/51 trường.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường

THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên của 5 trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Địa bàn khảo sát tại các trường THCS: Trường THCS Nguyễn Tất Thành, Trường THCS Hồng Nam; Trường THCS Hiến Nam; Trường THCS Lê Lợi; Trường THCS Phương Chiểu.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên về nội dung giáo dục; phương pháp, con đường và các lực lượng tham gia giáo dục.

Khảo sát về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên về công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

2.1.2.3. Phương pháp và cách xử lý số liệu khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

Cách xử lý số liệu được tiến hành theo các mức sau:

Các tiêu chí được đánh giá theo 5 mức từ 1 đến 5 tương ứng với từng mức độ: Kém; yếu; trung bình; khá; tốt hoặc không thực hiện; ít khi thực hiện; thực hiện không thường xuyên; Thực hiện thường xuyên; rất thường xuyên vv…

STT

Điểm TB

Mức đánh giá

1

1.00 - 1.80

Kém (K)/Chưa thực hiện/Không ảnh hưởng

2

1.81 - 2.61

Yếu (Y)/Ít khi thực hiện/Ít ảnh hưởng

3

2.61 - 3.41

Trung bình (TB)/Chưa thực hiện thường xuyên/

Ảnh hưởng nhưng không nhiều

4

3.41 - 4.21

Khá (KH)/Thường xuyên/Ảnh hưởng

5

4.21 - 5.00

Tốt (T)/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 7

2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

2.2.1. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 1 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được như sau:

100% cán bộ quản lý và giáo viên đều đã có nhận thức đúng về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên chỉ có 69.5% cán bộ giáo viên trường THCS thành phố Hưng Yên là nhận thức đúng và đầy đủ về mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặt khác khi trao đổi với một số giáo viên THCS thành phố Hưng Yên chúng tôi thấy giáo viên cho rằng mục tiêu về giáo dục đạo đức trong chương trình giáo dục đề ra mọi cán bộ quản lý và giáo viên

đều nhận thức được nhưng khâu tổ chức thực hiện mới là khó bởi nó không giống như hoạt động dạy học là trang bị kiến thức, kỹ năng có thể đo đếm được ngay kết quả.

2.2.2.Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Sử dụng câu hỏi số 2 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý và 90 giáo viên kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0

Nội dung giáo dục đạo đức

đã thực hiện

Mức độ thực hiện

TB

1

2

3

4

5

1.Giáo dục nhận diện về các phẩm chất đạo đức: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ,

trách nhiệm.


0


0


45


37


23


3.79

2. Giáo dục học sinh hiểu về ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa xã hội của thực hiện các phẩm chất

đạo đức


0


0


45


37


23


3.79

3. Giáo dục học sinh về quy tắc thực hiện các phẩm chất đạo

đức trong các mối quan hệ


15


27


20


35


8


2.94

4. Giáo dục thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực đối với việc rèn luyện, thực hiện các phẩm

chất đạo đức.


15


24


23


37


6


2.95

5. Tổ chức tập luyện, rèn luyện các kỹ năng hành vi để thực

hiện các phẩm chất đạo đức


26


27


20


27


5


2.60

6. Giáo dục khắc phục những

hành vi lệch chuẩn ở học sinh


26


27


25


22


5


2.55

7. Các nội dung khác







Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.1 cho thấy các trường THCS thành phố Hưng Yên đã quan tâm nhiều đến việc giáo dục nhận thức để nâng cao nhận thức cho học sinh về các chuẩn mực đạo đức, đồng thời giúp cho học sinh hiểu về ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của việc thực hiện các chuẩn mực trên; Cả hai nội dung trên đều được cán bộ, giáo viên đạt mức khá với kết quả như sau:

Giáo dục nhận diện về các phẩm chất đạo đức: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm đạt điểm trung bình là 3.79 điểm.

Giáo dục học sinh hiểu về ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa xã hội của thực hiện các phẩm chất đạo đức đạt điểm trung bình là 3.79 điểm.

Các nội dung còn lại đều được đánh giá đạt được ở mức trung bình đó là:

Giáo dục học sinh về quy tắc thực hiện các phẩm chất đạo đức trong các mối quan hệ.

Giáo dục thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực đối với việc rèn luyện, thực hiện các phẩm chất đạo đức.

Tổ chức tập luyện, rèn luyện các kỹ năng hành vi để thực hiện các phẩm chất đạo đức

Giáo dục khắc phục những hành vi lệch chuẩn ở học sinh

Trao đổi với giáo viên Hà Thị Kiều ở trường THCS Hiến Nam Thành phố Hưng Yên cho thấy các nội dung giáo dục đạo đức đều đã được các trường và giáo viên triển khai tuy nhiên mức độ triển khai chưa sâu, chưa hiệu quả, phần lớn tập trung vào giáo dục nhận thức, giáo dục kỹ năng hành vi đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động và bằng hoạt động của học sinh.

Nhận xét chung: Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đã được triển khai tuy nhiên chưa được đánh giá đồng bộ ở các nội dung giáo dục mà mới chỉ tập trung ở giáo dục nhận thức, chưa coi trọng giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí