Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt

“Cần thiết”). Trong kết quả phỏng vấn sâu, em Nguyễn Minh T cho biết: “Các bạn học sinh cá biệt rất cần thầy, cô tâm sự, hiểu, chia sẻ và dạy dỗ để có thể sửa sai.”. Tuy nhiên, vẫn còn 10% học sinh cho rằng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là “Ít cần thiết” “Không cần thiết”. Điều đó chứng tỏ còn một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

* Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên

Để đánh giá về mức độ cần thiết của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, chúng tôi đã thu thập ý kiến của 50 thầy, cô là cán bộ quản lý và giáo viên (Trong đó có 02 đ/c trong BGH, 5 tổ trưởng chuyên môn, 38 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, 5 đ/c trong BCH Đoàn trường và ban quản lý học sinh bằng phiếu hỏi. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

T T


Nội dung/ Tiêu chí

Thang đánh giá

ĐTB

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Ít cần

thiết

Không

cần thiết


1

CBQL (GH, Tổ

trưởng, BQLHS) GVCN và GVB

SL

20

26

3

1

3,38

%

40

52

6

2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 6


Kết quả ở bảng trên cho thấy phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên trong trường đều khẳng định công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là cần thiết, với điểm trung bình (ĐTB) là 3,38. Điều này rất quan trọng trong quá trình giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ít cán bộ quản lý và giáo viên còn xem nhẹ tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt khi lựa chọn mức độ “Ít cần thiết” và “Không cần thiết”.

Khi so sánh giữa hai nhóm khách thể khảo sát cho thấy giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đánh giá mức độ cần thiết của giáo dục đạo đức cho học sinh

cá biệt cao hơn nhóm cán bộ quản lý. Điều này xuất phát từ lý do, giáo viên là người trực tiếp hoạt động, gắn bó và hiểu rõ nhất về thực trạng học lực và hạnh kiểm của học sinh. Cô TTTT cho biết: “Xã hội càng phát triển thì học sinh càng tiếp cận với nhiều luồng thông tin không chính thức và trái với thuần phong mỹ tục, trái với quy phạm đạo đức. Chính vì vậy, giáo dục phải có trách nhiệm định hướng cho các em đi đúng đường.”

2.2.2. Thực trạng về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

Để đánh giá về thực trạng mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt, chúng tôi đánh giá trên 4 mức độ là: Rất phù hợp, Phù hợp, Ít phù hợp và không phù hợp. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng số 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Thực trạng mức độ phù hợp khi xây dựng mục tiêu kiến thức, thái độ, kỹ năng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt


TT


Nội dung/ Tiêu chí

Thang đánh giá

ĐTB

Rất phù

hợp

Phù

hợp

Ít phù

hợp

Không

phù hợp


1

Kiến thức

SL

16

25

8

1

3,12

%

32

50

16

2


2

Thái độ

SL

19

26

6

0

3,32

%

38

52

12

0


3

Kỹ năng

SL

8

17

25

0

2,66

%

16

34

50

0




3,0


Kết quả thể hiện ở bảng số liệu 2.2. cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên trong trường đánh giá việc xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt nhìn chung ở mức “Phù hợp”và“Rất phù hợp với ĐTB từ 2.66 đến 3.12. Tuy nhiên có sự khác nhau trong đánh giá giữa các tiêu chí. Cụ thể là: Mục tiêu thái độ được đánh giá ở mức phù hợp thấp nhất là: 3,32 ĐTB. Mục tiêu về kỹ năng CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ “Ít phù hợp” với ĐTB là 2.66. Để làm rõ hơn về điều này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cảm nhận của học sinh về các nội dung giáo dục

đạo đức trong trường. Kết quả cho thấy, nhiều em cho rằng nội dung giáo dục đạo đức ở nhà trường hiện nay còn đơn điệu, lý thuyết tẻ nhạt chưa cung cấp cho các em kỹ năng sống cần thiết. Điều này cũng đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội còn những hạn chế cần phải khắc phục.

2.2.3. Thực trạng về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt bao gồm các lĩnh vực: Lý tưởng chính trị, chuẩn đạo đức trong các mối quan hệ: con người – con người; con người – công việc, con người với môi trường sống và chuẩn đạo đức liên quan đến hoàn thiện nhân cách của bản thân. Tuy nhiên, với mỗi nhóm học sinh cá biệt khác nhau, thì nhà giáo dục cần có sự tập trung vào từng lĩnh vực để giúp các em có thể sửa sai và phấn đấu tốt hơn. Trong để tài này, chúng tôi tập trung vào các nội dung dành cho hai nhóm: Học sinh cá biệt về học tập và học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống. Khảo sát về thực trạng nội dung, chương trình giáo dục đạo đức tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, chúng tôi tìm hiểu trên hai khía cạnh: 1- Đánh giá về mức độ quan trọng của từng nội dung giáo dục đạo đức. 2- Thực trạng việc triển khai các nội dung này đối với học sinh cá biệt ở mức độ nào. Kết quả thu được như sau:

1- Đánh giá của cán bộ quản lý và các giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức. 100% thầy, cô đều cho rằng các nội dung giáo dục hiện nay đều ở mức “Rất quan trọng” và “Quan trọng”. Cô Nguyễn Thị Thùy P cho rằng: “Đối với các em có hạnh kiểm kém vì có thái độ thiếu lễ phép với thầy cô, hay gây gổ đánh bạn bè, hay bỏ học đi chơi, thậm chí ăn trộm… thì cần phải giáo dục cho các em về những giá trị nhân cách cơ bản của con người: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật…”. Còn cô Phạm Thị H trong quá trình giúp đỡ HSCB về lĩnh vực học tập cho biết: “học sinh có học lực yếu có nhiều lý do: hoàn cảnh gia đình, khả năng của bản thân, hổng kiến thức cơ bản… nếu chúng ta không kịp thời cung cấp cho các em những kiến thức và kỹ năng cần thiết về học tập thì lâu dần có thể từ yếu học lực sẽ dẫn tới hạnh kiểm kém, vi phạm các quy định của nhà trường…”.

2- Kết quả khảo sát về đánh giá thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt



TT


Nội dung/ Tiêu chí


Thang đánh giá

ĐT

B


Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Trách nhiệm công dân, ý thức về việc

tuân thủ pháp luật

SL

10

32

6

2

3,0

%

20

64

12

4



2

Giá trị đạo đức truyền thống: tinh thần

đoàn kết, lòng nhân ái, yêu gia đình, quê hương đất nước,yêu lao động

SL

11

33

5

1

3,08

%

22

66

10

2



3

Văn hóa ứng xử giữa con người với con người: Tôn trọng, lễ phép, hòa

nhã, lòng biết ơn, khoan dung, vị tha..

SL

12

28

8

2

3,0

%

24

56

16

4



4

Hoàn thiện nhân cách bản thân: Lòng tự trọng, trung thực, tinh thần trách nhiệm, yêu lao động, siêng năng, tự

lập, hướng thiện...

SL

8

30

10

2

2,88

%

16

60

20

4



5

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan tâm,

chăm sóc đến người yếu thế, kỹ năng ứng xử với bạo lực học đường...

SL

8

20

22

0

2,72

%

16

40

44



6

Thái độ học tập tích cực

SL

9

37

2

2

3,06

%

18

74

4

4


7

Động cơ học tập đúng đắn

SL

8

39

2

1

3,08

%

16

78

4

2


8

Kỹ năng học tập hiệu quả

SL

10

20

19

1

3,0

%

20

40

38

2




Trung bình

2,97

Nhìn chung, nhà trường đã triển khai các nội dung giáo dục đạo đức ở mức độ khá tốt với ĐTB là 2,97. Trong đó, một số nội dung như giáo dục cho các em có thái độ học tập tích cực; động cơ học tập đúng đắn được đánh giá tốt nhất trong các nội dung với ĐTB là 3.06 và 3.08. Kết quả trên chứng tỏ nhà trường đã quan tâm tới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Tuy nhiên, việc giáo dục hình thành các kỹ năng trong mối quan hệ với người khác như: Giao tiếp; quan tâm; chăm có

người khác; ứng xử với bạo lực học đường... có ĐTB thấp nhất là 2,72. Điều này cho thấy, lĩnh vực kỹ năng sống của học sinh chưa được quan tâm nhiều như lĩnh vực truyền thụ kiến thức và hoạt động học tập. Trên thực tế, tình trạng bạo lực học đường, trốn học, nghiện game, nói tục, chửi bậy có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm đã chứng minh nhận định trên.

2.2.4. Thực trạng về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

Khảo sát 50 thầy, cô là cán bộ quản lý, giáo viên về các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt, kết quả thu được thể hiện trên bảng 2.4:

Bảng 2.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt



TT


Nội dung/ Tiêu chí


Thang đánh giá

ĐTB


Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Ít thường xuyên

Không

thường xuyên


1

Phương pháp đàm thoại

SL

20

27

3

0

3,42

%

40

54

6



2

Phương pháp nêu gương

SL

14

34

2

0

3,24

%

28

68

4



3

Phương pháp đóng vai

SL

2

38

8

2

2,8

%

4

76

16

4



4


Phương pháp rèn luyện

SL

9

30

11

0

2,96

%

18

60

22




5

Phương pháp thúc đẩy

SL

6

32

12

0

2,88

%

12

64

24



Kết quả bảng trên cho thấy một số phương pháp được cán bộ quản lý, các giáo viên đánh giá là sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên là: Phương pháp đàm thoại (3.42) (Xếp bậc 1);Phương pháp nêu gương (3.24) (Xếp bậc 2). Những phương pháp ít được sử dụng hơn là: Phương pháp thúc đẩy (2.88) và Phương pháp đóng vai (2.8). Theo thầy Nguyễn Trên K cho biết: “Việc tổ chức các buổi nói chuyện với các chủ đề như: Thách thức đối với thế hệ trẻ trong thời đại mới; Chân dung của con người thế hệ 4.0... thu hút được sự tham gia của các em. Các em hăng hái nêu quan điểm của bản thân về chuẩn mực đạo đức và những đòi hỏi về năng lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông qua đây, nhà giáo dục có thể hiểu được

suy nghĩ, nhận thức của học sinh để định hướng cho các em”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát mức độ hài lòng của học sinh về những phương pháp giáo dục đạo đức tại trường cho thấy: Phần lớn các em tham gia khảo sát đều cho rằng các phương pháp giáo dục của nhà trường còn đơn giản, nhàm chán, phương pháp nêu gương người tốt việc tốt còn mang tính giáo điều, chưa có nhiều phương pháp hiện đại, hấp dẫn. Đây cũng chính là hạn chế mà nhà trường cần quan tâm, khắc phục.

2.2.5. Về hình thức giáo dục đạo đức

Để đánh giá về thực trạng hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, chúng tôi đã thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, các giáo viên trong trường và thu được ở bảng sau:

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội


TT


Nội dung/ Tiêu chí


Thang đánh giá

ĐTB


Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Ít thường

xuyên

Không thường

xuyên



1

Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt thông qua các

môn học

SL

13

34

3

0

3,2

%

26

68

6




2

Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt thông qua các phong trào thi đua, hoạt động ngoại

khóa của nhà trường.

SL

5

19

21

5

2,48

%

10

38

42

10



3

Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt thông qua sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng

ngoài xã hội.

SL

3

15

29

3

2,36

%

6

30

58

6



Qua kết quả ở bảng 2.5 cho thấy hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt được sử dụng thường xuyên nhất là: Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

thông qua các môn học với ĐTB: 3.2.Trên thực tế những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt đã được lồng ghép vào hầu hết các môn học và có hiệu quả nhất định, đặc biệt là một số môn như: Giáo dục công dân, lịch sử, văn học... Để đạt được hiệu quả từ phương pháp này thì vai trò định hướng, gây hứng thú người giáo viên trong quá trình dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Các hình thức giáo dục “Giáo đạo đức cho học sinh thông qua các phong trào thi đua, hoạt động ngoại khóa của nhà trường” và hình thức “Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng ngoài xã hội” được đánh giá ở mức “Ít thường xuyên” với ĐTB: 2.36 và 2.48. Sử dụng các hình thức giáo dục phong phú sẽ tạo được sự hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia. Bên cạnh đó, kết quả giáo dục còn phụ thuộc vào hiệu quả của sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục khác nhau: Nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, đây cũng là vấn đề đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường trong công tác quản lý giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho HSCB.

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín

Lập kế hoạch là khâu quan trọng đối với công tác giáo dục. Trên thực tế, việc lập kế hoạch được trường triển khai theo năm học, kỳ học, môn học, tuần học và từng đợt lễ kỷ niệm. Khảo sát 50 thầy, cô cho thấy công tác xây dựng kế hoạch được nhà trường thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo tuần học, theo từng đợt lễ được chú trọng hơn là các kế hoạch dài hạn. Đặc biệt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt gần như dừng lại ở việc xử lý các tình huống bất ngờ, không mong muốn và chưa được chú ý trong kế hoạch năm học. Kết quả khảo sát về thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội


T T


Nội dung/ Tiêu chí


Thang đánh

giá

ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Xác định mục tiêu giáo

dục đạo đức cho học sinh

SL

7

18

19

6

2,52

%

14

36

38

12



2

Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

cá biệt

SL

6

16

22

6

2,44

%

12

32

44

12


3

Xác định các bước thực

hiện kế hoạch

SL

3

17

27

3

2,4

%

6

34

54

6



4

Chuẩn bị đội ngũ tham gia giáo dục đạo đức cho

học sinh cá biệt

SL

4

20

23

3

2,5

%

8

40

46

6



5

Chuẩn bị tài chính, CSVS cho công tác giáo dục đạo

đức

SL

2

16

30

2

2,36

%

4

32

60

4


6

Lập kế hoạch phụ trợ, thời gian biểu

SL

7

15

23

5

2,48

%

14

30

46

10




Trung bình

2,45

Với điểm trung bình là 2,45 cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho HSCB hiện nay ở mức trung bình. Trong các hoạt động lập kế hoạch thì khâu “Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh” được đánh giá ở mức tốt với ĐTB là 2,52. Các khâu được đánh giá thấp nhất là: Xác định các bước thực hiện kế hoạch (ĐTB:2,4) vàChuẩn bị tài chính, CSVS cho công tác giáo dục đạo đức (ĐTB: 2,36). Khi được hỏi về vấn đề chuẩn bị tài chính cho công tác giáo dục đạo đức cho HSCB thì ông

A.B.C cho biết: “Chúng tôi hiện nay không có một nội dung chi nào cho công tác

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí