được, những gì mình chưa làm được, cần cố gắng ở thêm ở kĩ năng nào, phần nào. Để kiểm tra, giám sát toàn diện và khách quan phải dựa trên nhiều kênh thông tin từ HS, GV và các kết quả đạt được.
- Tự kiểm tra, tự giám sát của HS: giúp HS nhìn nhận lại, đánh giá lại những gì hoạt động đã tham gia. HS sẽ nhận thấy những điều mình làm được, những điều mình chưa làm được, những điểm cần cố gắng, hình thành khả năng tự đánh giá bản thân. Việc nhìn nhận, đánh giá lại bản thân giúp HS hình thành thói quen tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân trong mỗi hoạt động, từ đó giúp HS thêm tự tin về mình, biết được mình đang ở đâu để cố gắng và hoàn thiện hơn.
- Tự kiểm tra, giám sát của GV: GV sẽ suy nghĩ và thiết kế hoạt động giáo dục đạo đức, hình thức tổ chức sao cho hấp dẫn nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá được những yêu cầu cần đạt mà HS đạt được thông qua hoạt động giáo dục đạo đức. Điều này giúp GV dễ dàng đánh giá từng cá nhân HS mà không gây nhàm chán và có thể điều chỉnh từng cá nhân HS cụ thể sau mỗi giai đoạn tập luyện, rèn luyện.
Các dữ liệu kiểm tra, giám sát thu được cần lưu biên bản, nhật ký làm căn cứ để điều khiển, điều chỉnh hoạt động của giáo viên, học sinh trong mỗi hoạt động giáo dục của nhà trường.
3.2.5.3.Điều kiện thực hiện biện pháp
- Xây dựng bộ công cụ đầy đủ, phù hợp để kiểm tra, giám sát chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
- CBQL có năng lực lãnh đạo, có tầm nhìn, có sự sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, linh động trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện, cũng như tài tình trong xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS.
Lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát phải được tập huấn về kỹ năng kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đạo đức và phải làm việc khách quan, trung thực không hình thức, chung chung.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Giữa các biện pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Trong năm biện pháp đề xuất thì biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể học sinh đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở là các biện pháp mang tính trọng tâm; Các biện pháp còn lại: Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên là các biện pháp có tính chất điều kiện cần và đủ để cho hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả. Tuy nhiên để cho quá trình giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ 5 biện pháp đề xuất, không được coi trọng biện pháp nào?
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục tiêu của khảo nghiệm
Nhằm xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các tường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 đã đề xuất
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất về pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các tường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm
30 cán bộ quản lý và giáo viên dạy ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm và xử lý kết quả
Dùng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Tiêu chí đánh giá: Rất cần thiết, rất khả thi 3 điểm; Cần thiết; khả thi 2 điểm; không cần thiết; không khả thi 1 điểm.
Đánh giá chung của mỗi biện pháp được tính điểm trung bình trung:
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết | TB | Mức độ khả thi | TB | |||||
Không CT | Cần thiết | Rất cần thiết | Không khả thi | Khả thi | Rất khả thi | |||
1.Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0 | 2 | 28 | 2.93 | 5 | 25 | 2.83 | ||
2.Tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS | 4 | 26 | 2.87 | 5 | 25 | 2.83 | ||
3.Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể học sinh đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở | 2 | 28 | 2.93 | 2 | 28 | 2.93 | ||
4.Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 | 5 | 25 | 2.83 | 6 | 24 | 2.80 | ||
5.Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên | 3 | 27 | 2.9 | 8 | 22 | 2.73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Trong Bối Cảnh
- Tổ Chức Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Tổ Chức Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Để Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Thcs Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Trong Bối Cảnh
- Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 14
- Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 15
- Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 16
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Kết quả xin ý kiến chuyên gia cho thấy các biện pháp đề xuất đều có điểm trung bình lớn hơn 2.7 đạt mức rất cần thiết và rất khả thi. Từ kết quả trên cho thấy cá biện pháp đề xuất có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên trong bỗi cảnh cách mạng 4.0.
Kết luận chương 3
Dựa trên cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh THCS và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 và kết quả khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0, đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 gồm các biện pháp sau:
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0;
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở;
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể học sinh đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở;
Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0;
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên;
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS, nó hỗ trợ cho nhau cùng hướng tới thực hiện mục tiêu là hình thành phát triển các phẩm chất, năng lực cần đạt được ở học sinh; các biện pháp đã được khảo nghiệm về mức độ càn thiết và tính khả thi có thể đưa vào áp dụng trong thực tế quản lý tại các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng yên và các địa phương có điều kiện tương đồng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS là một quá trình dưới vai trò chủ đạo của nhà trường, giáo viên nhằm giúp học sinh chuyển hóa một cách tự giác những yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội trong bối cảnh mới thành nhu cầu thể hiện hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với mục tiêu đã xác định cần đạt được ở học sinh.
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 được xác định bởi mục tiêu, nội dung, phương pháp và con đường thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục cấp THCS đó là hướng tới hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản ở học sinh: yêu nước, nhân ái; trung thực; chăm chỉ và trách nhiệm.
Để hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS đạt hiệu quả thì sự cần thiết phải tiến hành quản lý hoạt động này thông qua thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh: lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm năng lực giáo dục của giáo viên; năng lực quản lý của nhà trường, tính tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh; phối hợp của các lực lượng xã hội với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh vv…
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 bước đầu đã tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới cả về mục tiêu, nội dung, phương
pháp và các con đường tổ chức thực hiện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về cả nhận thức lẫn năng lực, nội dung cách thức tổ chức thực hiện và hạn chế trong đánh giá kết quả cần khắc phục.
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng yên đã được triển khai thực hiện tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ ở tất cả các nội dung trong các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng do năng lực giáo dục của giáo viên, năng lực quản lý của Hiệu trưởng còn hạn chế; hoạt động phối hợp giáo nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thực hiện tốt; Các trường còn hạn chế về tài chính, cơ sở vật chất; hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Dề tài đề xuất được 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng yên:
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0;
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở;
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể học sinh đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở;
Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0;
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên;
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi có thể đưa vào áp dụng trong thực tế quản lý tại các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng yên và các địa phương có điều kiện tương đồng.
2. Khuyến nghị
2.1. Khuyến nghị với UBND thành phố
Với tư cách là người đứng đầu chính quyền thành phố, UBND thành phố cần có những giải pháp nâng cao nhận thức cho các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn về trách nhiệm nghĩa vụ phối hợp với các trường THCS để giáo dục đạo đức cho học sinh, chung tay cùng nhà trường xây dựng cộng đồng thành cụm dân cư có môi trường văn hóa lành mạnh là môi trường an toàn để giáo dục học sinh.
Chính quyền cần có những biện pháp hỗ trợ về tài chính, nhân lực để giúp trường THCS trên địa bàn triển khai các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục học sinh vượt ra khỏi khuôn viên nhà trường.
2.2. Đối với phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố
Cần xây dựng kế hoạch giáo dục chung của phòng; có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS, có chế tài xử lý khi vi phạm chương trình giáo dục.
Có kế hoạch tổ chức thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị hoạt động giáo dục nói chung và quản trị hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn cho CBQL trường THCS.
Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
2.3. Đối với các trường THCS
CBQL cần tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0.
Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, thiết lập kênh thông tin trao đổi giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
Giáo viên phải tự bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể nhà trường trong phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2011), Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
2. Dương Thị Trúc Bạch (2002), Đề tài “Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của người hiệu trưởng”.
3. Đặng Quốc Bảo (2014), “Kiến tạo mô hình nhà trường thực hiện giáo dục đạo đức - pháp luật - lối sống/ nền nếp cho thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay”, Kỷ yếu Xây dựng mô hình quản lý trường học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
4. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay”, ĐHSP HN.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Trực, NXB Chính trị quốc gia.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo dục đại cương, NXB Giáo dục.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Qui chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 13/2012/TT- Bộ GDĐT ngày 6/4/2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về tiêu chuẩn trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.
10. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018); Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới (Dự Án phát triển Giáo viên THPT & TCCN), Nxb Văn hóa - Thông tin. Hà Nội.