Lao Động Có Việc Làm Phân Theo Khu Vực Kinh Tế Của Tỉnh Bắc Ninh Năm 2014

chủ yếu tập trung ở khu vực II, chiếm tới 47,6 % tổng số lao động toàn tỉnh và đã có 21,5 % lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động để nâng cao chất lượng cuộc sống.


23,4%

29%

Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

47,6%

Hình 2.3. Lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Bắc Ninh năm 2014

(Nguồn: Tác giả xử lí số liệu từ [8])


Trong những năm qua, Bắc Ninh đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư chủ yếu là các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Foxconn (Đài Loan), ABB (Thuỵ Điển), ... Vì thế, vấn đề việc làm cho lao động cơ bản đã được giải quyết nên đến năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh chỉ còn 1,74

% và ở mức thấp hơn so với vùng ĐBSH (3,21 %) và cả nước (3,49 %). Chất lượng nguồn lao động ở Bắc Ninh ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh tăng nhanh và đạt 51, 0 % (năm 2012).

2.1.4. Cơ sở hạ tầng

2.1.4.1. Giao thông vận tải

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là giao thông đường bộ và đường thủy nội địa tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương và việc tiếp cận của KDL từ các cảng biển, sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu đường bộ ở các tỉnh lân cận.

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có 3.906,5km, mật độ đường 4,75km/km2 thuộc loại cao so với bình quân cả nước, trong đó 3 tuyến quốc gia gồm: Quốc lộ 1 (AH1), Quốc lộ 18 và Quốc lộ 38 và đường cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài. Đây là các tuyến giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển KT – XH trong đó có ngành DL của tỉnh Bắc Ninh.

Các sông lớn ở Bắc Ninh bên cạnh vai trò vận chuyển hàng hóa còn có ý nghĩa quan trọng trong tương lai để quy hoạch phát triển du lịch dọc tuyến sông Đuống, sông Cầu.

Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 20km với 4 ga và đang xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Hạ Long, đoạn qua Bắc Ninh dài 18km với 2 ga là Nam Sơn và Châu Cầu tạo thuận lợi để Bắc Ninh thông thương với các vùng khác. Đặc biệt khi nền kinh tế đang có xu hướng khai thác các nguồn tài nguyên từ biển, phát triển kinh tế biển thì việc kết nối các tuyến đường sắt này có ý nghĩa quan trọng, là nơi trung chuyển khách giữa các địa phương trong vùng DL ĐBSH & DHĐB.

2.1.4.2. Hệ thống điện

Hệ thống lưới điện ở Bắc Ninh ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt và phát triển KT - XH trong đó có DL.

Thời gian qua, ngành điện của tỉnh đã đầu tư 400 tỷ đồng để xây dựng cải tạo hệ thống điện. Đến nay toàn tỉnh có 173,4km đường dây 110KV, 465,3km đường dây 35KV, 465,2km đường dây 6 – 10 – 22KV và 2.117km đường dây 0,8KV.

2.1.4.3. Cấp, thoát nước

Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trước đây khá phong phú với trữ lượng đạt hơn 235 ngàn mét khối một ngày đêm. Bên cạnh đó, với mạng lưới sông ngòi dày đặc, Bắc Ninh có trữ lượng nước mặt lớn với hàm lượng khoáng chất đảm bảo khai thác cấp nước sinh hoạt.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 nhà máy nước với tổng công suất 50.500m3/ngày, cung cấp nước sạch đủ cho thành phố Bắc Ninh, một số cụm dân cư tại các thị trấn Phố Mới, thị xã Từ Sơn, thị trấn Lim, thị trấn Thứa và thị trấn Hồ phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân, sản xuất của các doanh nghiệp và đảm bảo cho nhu cầu của KDL.

2.1.4.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Bắc Ninh có dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đảm bảo liên lạc thông suốt. Không những thế, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh vẫn tiếp tục được hiện đại hóa, đã đầu tư thêm 1 tổng đài, 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến tất cả các huyện thị, 99 điểm bưu điện văn hóa xã và 149 điểm bưu điện văn hóa thôn, rút ngắn bán kính phục vụ xuống dưới 1km/điểm phục vụ, thấp hơn mức bình quân cả nước.

Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng và đưa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ cho công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thông tin. Điều này giúp KDL truy cập các dữ liệu nhanh chóng hơn.

2.1.5. Chính sách phát triển du lịch

Trong những năm qua, UBND tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển DL, coi đây là một hướng chiến lược quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương. Dựa trên quan điểm đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đề ra chủ trương biện pháp tích cực để phát triển DL như: Tổ chức lễ hội Festival Bắc Ninh; chương trình nghệ thuật "Về miền Quan họ" ; Hội thi hát

Dân ca Quan họ đầu xuân; thành lập trung tâm xúc tiến DL tỉnh Bắc Ninh; tổ chức hội chợ xuân đầu năm, ...

Bên cạnh đó, ngành DL của địa phương tăng cường công tác quản lý và thực hiện các dự án, đề án về DL (xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030); tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá DL với nhiều hình thức và đa dạng về nội dung theo chủ đề “Du lịch miền Quan họ”; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL và bảo tồn di sản văn hóa, ...

2.1.6. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Ninh

2.1.6.1. Thuận lợi

- Nằm tiếp giáp Thủ đô Hà Nội trên tuyến hành lang trung chuyển KDL của cảng hàng không quốc tế (Nội Bài) và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) với các tỉnh, các trung tâm DL lớn của vùng ĐBSH & DHĐB, có hệ thống giao thông thuận lợi nên đã có sức hút lớn với KDL trên các tuyến DL có tính liên vùng, góp phần tạo ra không gian DL mới đa dạng nhiều màu sắc.

- Bắc Ninh có nguồn TNDL đa dạng, đặc biệt là TNDL nhân văn. Hầu hết nguồn tài nguyên này đã được qui hoạch thành các điểm DL và có sự kết nối với nhau tạo thành các tuyến DL khác nhau.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đang từng bước được cải thiện, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao cùng những chính sách phát triển KT – XH, … là những lợi thế quan trọng để phát triển DL trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.1.6.2. Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên không phong phú nên Bắc Ninh chủ yếu là nguồn TNDL nhân văn.

- Là vùng đất phát triển lâu đời nên phần lớn diện tích đất có sự tập trung dân cư cao, quỹ đất dành cho phát triển dịch vụ công ích và các công trình dịch

vụ không nhiều, ở một số điểm DL có giá trị hấp dẫn du khách lớn thì không gian để mở rộng dịch vụ lại rất hạn chế.

- Hệ thống các điểm di tích, làng nghề một số nơi bị xuống cấp nghiêm trọng, quá trình tôn tạo lại các di tích không theo khuôn mẫu cũ làm cho một số di tích bị biến đổi.

- Nằm trên trục đường nối trung tâmđiều phối khách lớn nhất miền Bắc nhưng lại quá gần Thủ đô Hà Nội trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn hạn chế nên DL Bắc Ninh còn hạn chế về khả năng giữ KDL lưu trú.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP

2.2.1. Thực trạng hoạt động du lịch theo ngành

Với nguồn TNDL phong phú cùng những chính sách phát triển phù hợp, DL Bắc Ninh trong những năm qua đã phát triển với tốc độ khá nhanh và đem lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế địa phương, hình ảnh DL Bắc Ninh cũng được nhiều du khách biết đến với một nền văn hóa lâu đời.

2.2.1.1. Khách du lịch

Về số lượng: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của DL cả nước, vùng DL ĐBSH & DHĐB, số lượng KDL đến Bắc Ninh có xu hướng tăng khá nhanh. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2005 – 2015 lượng KDL đến Bắc Ninh có tốc độ tăng nhanh từ 61.176 lượt khách năm 2005 lên 196.491 lượt khách năm 2010 và đạt 576.000 lượt khách năm 2015 với mức tăng trưởng bình quân 28,2 % /năm.

Ngành DL Bắc Ninh đạt được những kết quả trên là do có những lợi thế về nguồn TNDL nhân văn đa dạng cùng sự đầu tư và chính sách phát triển DL phù hợp với nhu cầu của KDL quốc tế và nội địa nên số lượng KDL tăng nhanh, Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh đã tạo dựng được mối quan hệ hợp tác phát triển giữa ngành DL của địa phương với các tỉnh khác trong vùng ĐBSH & DHĐB cũng như một số địa phương khác trong cả nước nên lượng KDL đến Bắc Ninh tăng nhanh trong giai đoạn 2005 – 2015. .

Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015

(Nguồn: Tác giả biên vẽ)

Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015

(Nguồn: Tác giả biên vẽ)


Lượt khách 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1

Lượt khách

600000


500000


400000


300000


200000


100000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 m

Khách nội địa

Khách quốc tế

540000

449000

378000

277045

233698

188336

143615

67971

121588

Đặc biệt, sau khi dân ca Quan họ Bắc Ninh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (9/ 2009) cùng với việc tổ chức thành công các sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao như: Giải Boxing nữ trong khuôn khổ AIG 3; sự kiện cung nghinh Phật ngọc hòa bình thế giới tại chùa Phật Tích; Đài PT-TH Bắc Ninh đăng cai Liên hoan Dân ca toàn quốc khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ; Festival Bắc Ninh 2010 với chủ đề "Văn hiến Bắc Ninh - Hội tụ và tỏa sáng" thực sự đã đem lại hình ảnh một Bắc Ninh thân thiện, mến khách và giàu bản sắc văn hóa đến KDL. Đặc biệt là khách quốc tế năm 2015 đạt 36000 lượt khách, gấp 4,4 lần năm 2010.


36000

28000

22000

16500

13549

8155

7796

5559

97695

4500

69115

3076

58100

Hình 2.5. Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015


(Nguồn: Tác giả xử lí số liệu từ [24], [26])


So với vùng ĐBSH & DHĐB thì lượng KDL đến Bắc Ninh còn ít và tăng chậm. Nhiểu địa phương có lượng KDL lớn hơn tỉnh Bắc Ninh rất nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu KDL của vùng ĐBSH & DHĐB: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, ... Trong đó, Hà Nội chiếm tới 42,3 % tổng số khách; 33,5 % khách quốc tế và 44,2 % khách nội địa của vùng ĐBSH & DHĐB (năm 2011).

Bảng 2.2. So sánh lượng khách du lịch Bắc Ninh với các tỉnh ở vùng ĐBSH & DHĐB

(Đơn vị: Lượt khách)


Năm

Địa phương

2005

2010

2011

Hà Nội

7.315.269

8.422.809

13.547.000

Bắc Ninh

61.176

196.491

247.247

Hà Nam

38.050

126.236

271.500

Hải Dương

232.337

1.504.799

666.870

Hưng Yên

21.355

57.724

185.832

Vĩnh Phúc

856.061

1.291.464

1.997.002

Hải Phòng

2.248.906

2.877.206

4.238.596

Quảng Ninh

2.289.872

3.738.383

6.459.000

Ninh Bình

948.727

2.249.561

3.600.000

Nam Định

190.497

203.352

377.110

Thái Bình

173.319

307.114

451.000

Toàn vùng

2.882.749

3.902.708

5.658.336

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả xử lí số liệu từ [24], [26], [36])


Trong khi đó, KDL đến Bắc Ninh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số KDL của vùng ĐBSH & DHĐB. Năm 2011, lượng KDL của Bắc Ninh chỉ chiếm 0,77 % tổng KDL của vùng ĐBSH & DHĐB. Khách nội địa cũng ở mức khiêm tốn, chỉ có 0,89 %; khách quốc tế 0,24 % trong cơ cấu KDL đến vùng ĐBSH & DHĐB năm 2011. Điều này chứng tỏ ngành DL Bắc Ninh còn chưa phát triển xứng với tiềm năng DL của địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023