chất lượng GV trường THPT chuyên nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh năng khiếu, có tư chất thông minh, phát triển toàn diện tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập quốc tế [6].
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, với nội dung về “Giáo viên chất lượng cao trong thời đại hiện nay”,Tạp chí Giáo dục (số 226, tháng 11/2009) nhấn mạnh vấn đề một GV chất lượng cao cần phải có trong sự phát triển của xã hội hiện đại, trong đó đề cập đến việc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại để giúp GV trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình giảng dạy [86].
Tác giả Nguyễn Văn Lương với nghiên cứu “Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục (số 243, tháng 8/2010) đã đề cập đến một số giải pháp tạo nguồn GV có năng lực để giảng dạy cho HS năng khiếu, trong đó đề cao đến năng lực tự học, tự nghiên cứu và kế thừa kinh nghiệm những người đi trước của GV. Tác giả cho rằng đối với GV chất lượng cao thì việc tự học, tự nghiên cứu là yếu tố then chốt, vì hiện nay chưa có một hệ thống giáo dục nào ở Việt Nam có thể đáp ứng việc đào tạo ngay được một GV có năng lực cao để giảng dạy trong một môi trường có nhiều HS năng khiếu, mà chỉ có thể tích lũy dần kiến thức từ việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước [87].
Theo tác giả Đào Vân Vy (2000) với Đề tài khoa học “Nghiên cứu đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, chính sách phát triển loại hình trường chuyên”. Tác giả nêu cao vai trò trong công tác thực hiện chính sách đối với GV trường chuyên biệt và trường năng khiếu, ngoài những chính sách hiện hành theo quy định của nhà nước, tác giả cũng đề xuất loại hình chính sách đặc thù riêng đối với GV các trường năng khiếu và chuyên biệt [120].
Tác giả Nguyễn Bác Dụng (2009), với Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục“Mô hình quản lý trường trung học phổ thông chuyên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện”, tác giả đã hệ thống hoá, ứng dụng và phát triển những vấn đề lý luận về giáo dục và quản lý giáo dục. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục HS năng khiếu và quản lý giáo dục của các trường THPT chuyên hiện nay. Đề xuất mô hình quản lý trường THPT chuyên và các giải pháp triển khai mô hình phù hợp trong bối cảnh đổi mới [35].
Kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp nhà nước của bà Nguyễn Thị Bình (Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam) đã nêu lên thực trạng tác động của chế độ, chính sách đối với GV trường THPT, đặc biệt đối với GV trường THPT chuyên ở nước Việt Nam từ các chính sách về tuyển chọn, chế độ làm việc, tiền lương và phụ cấp, chính sách khen thưởng và tôn vinh. Đây là công trình nghiên cứu có sự phân tích rõ ràng, khoa học, số liệu cụ thể, có so sánh với chế độ, chính sách đối với GV trường THPT chuyên của các nước. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp sửa đổi chế độ, chính sách đối với nhà giáo nói chung và GV trường THPT chuyên nói riêng.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, trong bài: “Nghề và Nghiệp của người GV”, đã nhấn mạnh đến vấn đề “lí tưởng sư phạm”- cái tạo nên động cơ cho việc giảng dạy của GV, khuyến khích GV sáng tạo, không ngừng tự học, học hỏi, nâng cao trình độ. Tác giả đề xuất cần phải xây dựng tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận” để trong quan hệ giữa GV với nhau có sự chia sẻ “bí quyết nhà nghề”. Theo đó, năng lực chuyên môn của GV là nền tảng của mô hình đào tạo GV thế kỉ XXI: sáng tạo và hiệu quả [85].
Qua các nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu của nhà trường, chất lượng ĐNGV trường THPT chuyên phải được đảm bảo bằng các tiêu chí: phẩm chất, tư tưởng; trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực tự học, tự nghiên cứu; ngoài ra đối với các cấp quản lý cũng phải có những chính sách đặc thù phù hợp với GV trường THPT chuyên để GV có thể tập trung cho việc học tập và giảng dạy. Đây cũng là bài toán đặt ra với các cấp quản lý trong thời gian tới.
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên
Hiện nay các công trình nghiên cứu về GV trường THPT chuyên và quản lý ĐNGV trường THPT chuyên cũng đã được nghiên cứu, tuy nhiên số lượng không nhiều và còn ít được nghiên cứu trong đổi mới giáo dục hiện nay. Đây là vấn đề cấp thiết trong giáo dục để tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển nhân tài cho đất nước.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ nhiệm đề tài):“Nghiên cứu xây dựng một quy trình đào tạo giáo viên phổ thông chất lượng cao trong trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực”. Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận về GV chất lượng cao; cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành mô hình và quy trình đào tạo GV
chất lượng cao trong đại học đa lĩnh vực; Đề tài đã đi sâu nghiên cứu đào tạo ĐNGV sẽ giảng dạy ở các trường THPT chuyên, trong đó có đội ngũ giáo viên sẽ dạy môn chuyên ở trường THPT chuyên [83]. Tác giả đã nêu ra được những hạn chế về năng lực, đặc biệt năng lực dạy chuyên sâu của GV trường THPT chuyên hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng tới đội ngũ này. Đây được coi là mấu chốt trong công cuộc bồi dưỡng NNL chất lượng cao cần được khắc phục tại cấp học THPT trong tương lai.
Tác giả Kiều Thế Hưng (2010) với nghiên cứu về “Đào tạo nghiệp vụ sư phạm
– tiêu chí trực tiếp quyết định hiệu quả và chất lượng đào tạo giáo viên”,Tạp chí Giáo dục (số 239, tháng 6/2010), tác giả đã đề cập đến việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho sinh viên lớp tài năng trong các trường Đại học, trong đó có một số trường sư phạm. Tác giả đề cập đến việc xây dựng một chương trình dành riêng cho hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng với một yêu cầu cao về đạo đức, chuyên môn, khả năng làm việc độc lập và trình độ ngoại ngữ, khi đó những sinh viên này mới có đủ năng lực để tham gia giảng dạy chuyên sâu trong các trường THPT chuyên [65].
Tác giả Trịnh Ngọc Tùng (2018), với Luận án tiến sĩ “Quản lý dạy học môn chuyên ở trường THPT chuyên theo hướng đảm bảo chất lượng”, tác giả đã nghiên cứu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại GV trong trường THPT chuyên với mục tiêu GV có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm để tham gia dạy chuyên sâu, bồi dưỡng HSG nhằm hoàn thành sứ mệnh của trường THPT chuyên cũng như yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay [111].
Tác giả Nguyễn Minh Tường (2020), với Luận án tiến sĩ “Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên vùng Đông bắc, Việt Nam theo tiếp cận năng lực”, tác giả đã nghiên cứu về các vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý phát triển ĐNGV trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chuyên môn dạy chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao [112].
Tác giả Bùi Thị Tuyết Hồng (2004) trong Tạp chí giáo dục đã công bố kết quả nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ. Tác giả đã đưa ra thực trạng dạy học và quản lý dạy học các môn chuyên ở trường THPT chuyên, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý dạy học các môn chuyên ở trường THPT chuyên Phú Thọ [61].
Tác giả Nguyễn Bác Dụng (2009) với đề tài: “Mô hình quản lý trường trung học phổ thông chuyên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện” đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình tổ chức và quản lý trường THPT chuyên, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện mô hình đó đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hơn bức tranh thực trạng mô hình tổ chức và quản lý trường THPT chuyên hiện nay ở nước ta, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện khâu tổ chức và quản lý loại hình trường THPT chuyên, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trong thời kì mới của đất nước. Những giải pháp quản lý mô hình trường THPT chuyên trong đề tài này, đã tạo cơ sở cho tác giả nghiên cứu kế thừa để xây dựng lý luận về quản lý phát triển trường THPT chất lượng cao trong thời kỳ mới của đất nước [35].
Các tác giả trong “Chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI - kinh nghiệm các quốc gia” đã bàn đến việc phát triển ĐNGV phổ thông, cũng đã nêu ra những vấn đề về giáo dục phổ thông chuyên dạy học sinh có năng khiếu ở các quốc gia trên thế giới: về yêu cầu và đặc trưng của giáo viên dạy học sinh năng khiếu; về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh đến sự say mê nghề nghiệp, năng lực tự hoàn thiện cá nhân... để có thể đảm nhận được công việc dạy học sinh có năng khiếu [116].
Trong cuốn “Vận dụng chuẩn quốc gia về giáo dục năng khiếu trong các chương trình đào tạo đại học sư phạm” của tác giả Johnsen, S. K., VanTassel-Baska, J., và Robinson, A. đã nhấn mạnh 10 tiêu chuẩn với 70 yêu cầu cụ thể về kiến thức và kỹ năng, đại diện cho các phương pháp tốt nhất trong giáo dục năng khiếu mà người giáo viên nên biết và có thể làm. Công trình giúp định hướng thiết kế, điều chỉnh các chương trình giáo dục đại học, sau đại học liên quan đến học sinh năng khiếu kết hợp các tiêu chuẩn chuyên nghiệp được phát triển bởi NAGC, CEC và TAG [132].
Các tác giả đều có chung nội dung là nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trường năng khiếu cũng như trường THPT chuyên. Điểm chung trong các nghiên cứu về phát triển ĐNGV đều đề cập đến các yếu tố quy mô, cơ cấu và chất lượng GV, với các khâu quy hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá và tạo động lực làm việc cho GV… Đây là cơ sở để tác giả luận án có thể kế thừa để vận dụng vào nghiên cứu của mình. Tuy nhiên các nghiên cứu kể trên hầu hết vẫn còn để lại khoảng trống nghiên cứu về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là về xây dựng khung năng lực cho GV
trường THPT chuyên để đánh giá, phát triển GV theo khung năng lực đó, từ đó xây dựng kế hoạch về chính sách tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, chính sách ưu đãi trong tiến trình phát triển nhà trường trong hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa.
1.1.4. Phân tích những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu luận án
Tổng quan từ các nghiên cứu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau: Phát triển ĐNGV là vấn đề phát triển NNL trong lĩnh vực GD&ĐT, là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm và là vấn đề của thời đại, của các nước trong xu thế hội nhập; ĐNGV có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục của cả một đất nước, do đó việc phát triển ĐNGV cần quan tâm thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV, xây dựng các chế độ, chính sách đối với GV trường THPT chuyên.
Nghiên cứu về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên được nghiên cứu ở nhiều bình diện khác nhau, đối với GV trường THPT chuyên ngoài việc đáp ứng được điều kiện là một GV trường THPT thì cần được quan tâm đặc biệt trên bình diện quản lí, phát triển giáo dục, vì GV trường THPT chuyên được coi là NNL chất lượng cao để đào tạo cơ bản được những nguồn lao động có năng lực và chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để bắt nhịp được những thay đổi đó thì GV trường THPT phải tự chuyển mình cả trong chuyên môn lẫn tự phát triển bản thân; Phải thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động giáo dục, trường THPT chuyên phải là đơn vị đi tiên phong, do đó CBQL nhà trường phải có tầm nhìn, có chiến lược lâu dài để phát triển nhà trường, đặc biệt trong phát triển ĐNGV trường THPT chuyên.
Đứng trên bình diện của các nghiên cứu khoa học có chọn lọc trên, luận án có thể kế thừa được từ các nghiên cứu khoa học về các lí luận bao quát các nội dung về quản lý GV trường THPT nói chung và GV trường THPT chuyên nói riêng. Từ đó tác giả tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên dựa trên các tiêu chí về vị trí, vai trò, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của GV trường THPT chuyên, và xây dựng được ĐNGV trường THPT chuyên đủ về số lượng, đạt về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực dạy chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi, năng lực tiếp cận, năng lực tự học, tự bồi dưỡng….
cũng như những yêu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH. Để thực hiện được những yêu cầu trên, luận án phải đi sâu nghiên cứu và thực hiện được những nội dung:
1. Xây dựng Khung năng lực cho GV trường THPT chuyên trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp GV trường THPT, từ đó làm căn cứ khoa học cho việc quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng cho từng GV theo đúng cấp độ năng lực của họ.
2. Lập được một kế hoạch, quy hoạch GV trường THPT chuyên để tham mưu cho các cấp quản lý có được kế hoạch chiến lược về phát triển GV trường THPT chuyên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng và trình độ trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Xây dựng được các biện pháp giới hạn ở cấp vi mô nhằm giúp CBQL nhà trường sử dụng và phát huy thế mạnh của từng GV theo đúng sở trường của họ, từ đó giúp họ dần trở thành người chuyên gia về chuyên môn trong nhà trường.
4. Lập được một quy trình nhằm giúp CBQL các cấp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV đang giảng dạy tại trường nhằm tiến tới đảm bảo GV có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đặc biệt là năng lực dạy chuyên sâu để đào tạo nhân lực chất lượng cao hiện nay.
5. Giúp CBQL nhà trường lập được kế hoạch nhằm tham mưu các cấp quản lý để xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho ĐNGV trường THPT chuyên với những đặc thù riêng biệt.
6. Dựa trên khung năng lực và cấp độ năng lực của GV trường THPT chuyên, giúp tổ trưởng tổ chuyên môn, CBQL nhà trường có được phương pháp đánh giá, xếp loại GV theo đúng năng lực của họ, đảm bảo kết quả đánh giá GV được công khai, minh bạch.
1.2. Đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục
1.2.1. Khái niệm ĐNGV trường THPT chuyên
- Theo Từ điển tiếng Việt (2011), Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng, nghề nghiệp thành một lực lượng. Đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên là tập hợp những nhà giáo đảm nhận công tác dạy học, giáo dục ở trường THPT chuyên, có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
- Đề tài nghiên cứu “Quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục” sự thực là quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao ngành giáo dục. Từ “đội ngũ” trong tên đề tài được hiểu là “1/ Khối đông người được tập hợp và tổ chức
thành lực lượng chiến đấu; 2/ Tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” (Từ điển Tiếng Việt Chủ biên Hoàng Phê, trang 344). Tác giả luận án muốn dùng theo nghĩa thứ hai mà không muốn dùng từ này với nghĩa chặt chẽ như từ “Team” (chẳng hạn như đội bóng) trong tiếng Anh.
1.2.2. Giáo viên dạy môn chuyên và Giáo viên dạy môn không chuyên tại trường THPT chuyên
Giáo viên trường THPT chuyên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở trường THPT chuyên. GV trường THPT chuyên được chia thành hai nhóm GV, cụ thể: nhóm GV dạy môn chuyên và nhóm GV dạy môn không chuyên.
- Giáo viên dạy môn chuyên gồm những GV có năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu nên chỉ dạy chuyên sâu cho các lớp chuyên theo đúng bộ môn chuyên (GV chuyên môn Toán dạy Toán cho lớp chuyên Toán).
- Giáo viên dạy môn không chuyên gồm những GV được phân công giảng dạy ở các lớp không đúng bộ môn chuyên (GV chuyên môn Toán dạy môn Toán cho lớp chuyên Ngữ văn....).
Để làm sáng tỏ hơn nhiệm vụ của GV dạy môn chuyên và GV dạy môn không chuyên tại trường THPT chuyên, tác giả lập bảng so sánh như sau:
Bảng 1.1. So sánh nhiệm vụ GV chuyên và GV không chuyên tại trường THPT chuyên
GV dạy môn chuyên | GV dạy môn không chuyên | |
Thực hiện nhiệm vụ năm học | Nhiệm vụ năm học của nhà trường | Nhiệm vụ năm học của nhà trường |
Nhiệm vụ năm học về chuyên môn | Nhiệm vụ năm học về chuyên môn | |
Xây dựng kế hoạch năm học | Xây dựng kế hoạch năm học | |
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn | Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn | |
Thực hiện kế hoạch năm học đã đề ra | Thực hiện kế hoạch năm học đã đề ra | |
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ | Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ | |
Điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế | Điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 1
- Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 2
- Tiếp Cận Thực Tiễn Logic Lịch Sử
- Năng Lực Của Gv Trường Thpt Chuyên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Gv Cơ Sở Giáo Dục Phổ Thông
- Đổi Mới Giáo Dục Và Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Đội Ngũ Và Quản Lý Đội Ngũ Giáo Viên Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên
- Quản Lý Đngv Trường Thpt Chuyên Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Xây dựng kế hoạch, mục tiêu và tài liệu dạy học | Xây dựng kế hoạch, mục tiêu và tài liệu dạy học | |
Tổ chức quá trình dạy học | Tổ chức quá trình dạy học | |
Quản lý môi trường dạy học | Quản lý môi trường dạy học | |
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh | Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh | |
Lập kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng HSG | Lập kế hoạch giảng dạy | |
Hướng dẫn HS nghiên cứu bài học | Hướng dẫn HS nghiên cứu bài học | |
Ứng dụng công nghệ vào dạy học | Ứng dụng công nghệ vào dạy học | |
Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học | ||
Thực hiện kế hoạch chuyên môn sư phạm | Kiến thức chuyên môn | Kiến thức chuyên môn |
Kiến thức dạy chuyên sâu | ||
Hợp tác trong dạy chuyên sâu | Hợp tác dạy theo nhóm bộ môn | |
Sáng tạo trong giảng dạy, dạy chuyên sâu | Sáng tạo trong giảng dạy | |
Cập nhật kiến thức cơ bản và chuyên sâu | Cập nhật kiến thức cơ bản | |
Nghiên cứu khoa học công nghệ | Xác định vấn đề nghiên cứu | Xác định vấn đề nghiên cứu |
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu | Xây dựng kế hoạch nghiên cứu | |
Tổ chức, hợp tác nghiên cứu | Tổ chức, hợp tác nghiên cứu | |
Đánh giá kết quả nghiên cứu | Đánh giá kết quả nghiên cứu | |
Chuyển giao và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học | Chuyển giao và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học | |
Thực hiện kế hoạch phát triển nghề nghiệp | Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo | Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo |
Định hướng mục tiêu và lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp | Định hướng mục tiêu và lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp | |
Nâng cao năng lực tự học | Nâng cao năng lực tự học | |
Tư vấn, hỗ trợ kiến thức cho HS | Tư vấn, hỗ trợ kiến thức cho HS | |
Khả năng hợp tác làm việc theo nhóm | Khả năng hợp tác làm việc theo nhóm | |
Năng lực ngoại ngữ, CNTT | Năng lực ngoại ngữ, CNTT | |
Hoạt động xã hội | Tham gia hoạt động chính trị, xã hội | Tham gia hoạt động chính trị, xã hội |
Quản lý và phối hợp với gia đình học sinh | Quản lý và phối hợp với gia đình học sinh | |
Trách nhiệm trong cộng đồng | Trách nhiệm trong cộng đồng | |
Hoạt động xã hội cho HS | Hoạt động xã hội cho HS |