Khái Quát Về Thực Trạng Các Cơ Sở Giáo Dục Mầm Non Tư Thục Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An


2019 là 292.229 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa là 5.011 hộ với

28.076 người phân bố ở12 xã. Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp. Kinh tế tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10 - 12%, thu nhập bình quân đầu người (năm 2019): trên 40 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng tăng. Huyện đã xây dựng được Cụm công nghiệp Diễn Hồng, Cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ. Toàn huyện có 956 (năm 2019) Doanh nghiệp và gần 4000 hộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế. Khu du lịch biển Diễn Thành, Hòn Câu Diễn Hải đang được đầu tư phát triển, thu hút hàng chục ngàn lượt du khách mỗi năm. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, Quốc phòng - An ninh được giữ vững. Công cuộc xây dựng Nông thôn mới đang được toàn Đảng, toàn dân tích cực thực hiện, đến cuối năm 2020 đã có 32/38 xã về đích Nông thôn mới, trở thành huyện có nhiều xã đạt nông thôn mới nhất trong toàn tỉnh

2.1.2. Khái quát về thực trạng các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu, tính đến ngày 30/9/2020, trên địa bàn huyện Diễn Châu có 40 trường và 650 nhóm, lớp GDMN công lập, 5 trường mầm non và 18 cơ sỡ nhóm lớp tư thục. Cùng với sự mở rộng về quy mô trường lớp, công tác quản lý, đầu tư, đẩy mạnh tài trợ giáo dục được chú trọng, đặc biệt là đối với bậc học mầm non.

Về quy mô và phát triển quy mô trường lớp: Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu đã tích cực tham mưu UBND cấp huyện, cấp xã quy hoạch, bố trí quỹ đất cho giáo dục mầm non, quy hoạch phát triển trường lớp đảm bảo duy trì mỗi xã, thị trấn có ít nhất một trường mầm non; tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; tỷ lệ huy động trẻ bình quân toàn huyện: trẻ nhà trẻ đạt 20,1%, trẻ mẫu giáo đạt 89,2%.

+ Quy mô trường lớp, nhóm trẻ tăng đều từ năm 2016 đến năm 2020 tăng từ 648 lớp (năm học 2016 - 2020) lên 668 lớp (năm học 2020 - 2021);


+ Tổng số Trường lớp, cơ sở GDMN tư thục tăng từ 6 lớp (năm học 2016 - 2017) lên 18 lớp tư thục (năm học 2020 - 2021);

+ Số trẻ được tham gia học tập đạt tỷ lệ ngày càng cao.

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường, nhóm lớn mầm non trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Năm học

Trường cơ sở

Nhóm, lớp

Số trẻ

Tổng

Số

Công

Lập

thục

Tổng

Số

Công

Lập

thục

Tổng

Số

Công

lập

%DT

thục

%DT

2017 -

2018

42

40

2

648

640

8

20.136

19.428


96,48

708


3,52

2018 -

2019

42

40

5

659

645

14

20833

19.539


93,79

1.294


6,21

2019 -

2020

45

40

5

668

650

18

20.848

19.192


92,06

1.656


7,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 7

Nguồn: phóng Giáo dục và Đào tạo huyên Diễn Châu

Về củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Diễn Châu đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ; tập trung ưu tiên nguồn lực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu PCGDMN; củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận duy trì kết quả PCGDMNTNT đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Về thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ: đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ như thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non; thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, kịp thời phát hiện, khắc phục


những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường mầm non; nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi điều dưới 6% và giảm so với đầu năm học, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non; giáo dục phát triển hình thànhthói quen tốt cho trẻ; giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi; tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các cơ sở giáo dục mầm non, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc mọi nơi, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặt biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng; tiếp tục tham mưu thực hiện tốt các chính sách ưu tiên trong giáo dục đối với trẻ khuyết tật học hòa nhập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu đến hết năm2020 có thêm 01 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là (MN Diễn Tân) nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 34/38 trường.

Về tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: huyện Diễn Châu đã thường xuyên rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo cơ sở


vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện PCGDMN; rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm hỗ trợ trong công tác lập kế hoạch và xây dựng hồ sơ sổ sách quản lý đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non; đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non: Diễn Châu đã thể chế hóa thông qua việc xây dựng kế hoạch thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục mầm non điều chỉnh; đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng; nâng cao năng lực thực hành tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; tập huấn hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

Về công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục: Diễn Châu có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp trong quản lý giáo dục mầm non; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến giáo dục mầm non theo phân cấp quản lý; đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, tăng cường công tác kiểm tra hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên, kiểm tra thường xuyên và đột xuất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính; đảm bảo công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong đơn vị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non và đúng theo hướng dẫn; tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực; tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở GDMN tư thục.

Về thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế: huyện Diễn Châu thường xuyên quan tâm huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non.


Về đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non: Diễn Châu có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới và phát triển giáo dục mầm non; tăng tính chủ động trong công tác tuyên truyền, chú ý tuyên truyền về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, biểu dương những tấm gương nhà giáo điển hình tiên tiến, xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tuyên truyền theo tháng, theo các chủ đề, chuyên mục trong năm học; tăng cường công tác phổ biến và hướng dẫn giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp; tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thu hút trẻ khuyết tật đến trường học hòa nhập ở trường mầm non; nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ, đội ngũ và cộng đồng về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ gặp khó khăn về các lĩnh vực phát triển; tăng cường phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách về giáo dục khuyết tật cho trẻ và cho giáo viên đến cộng đồng.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Thực trạng ban hành các quy định quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Căn cứ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh Nghệ An, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu với chức năng là cơ quan QLNN về GD tại địa phương, đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo tới 100% cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện, được thể hiện:

Hướng dẫn số 593/HD-PGDDT ngày 25/8/2016 của Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2016 – 2017;

Hướng dẫn số 365/HD-PGDDT của Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2017 – 2018;


Hướng dẫn số 836/HD-PGDĐT của Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2018 – 2019;

Hướng dẫn số 868/HD-PGDĐT của Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2019 – 2020;

Hướng dẫn số 846/HD-PGDĐT của Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2020 – 2021;

Quyết định số 1058/QĐ-PGDDT ngày 09/11/2016 của Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc phân bổ kinh phí bổ sung có mục tiêu thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ năm 2016;

Công văn số 1026/PGD&ĐT ngày 28/10/2016 của Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI);

Công văn số 1820/UBND-PGD&ĐT ngày 27/8/2020 của UBND huyện Diễn Châu về triển khai thực hiện các văn bản của sở GD&ĐT về công tác thu chi, năm học 2020-2021 tại các cơ sỡ giáo dục mầm non trên địa bàn.

Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu đã xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển GDMN đến năm 2020, áp dụng đối với các cơ sở GDMN tư thục. Cụ thể:

Huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ 25% độ tuổi;

Mẫu giáo 98% độ tuổi (Trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp 100%).

100% các trường, nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN mới, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

100% trẻ được ăn ngủ tại trường, được cân, đo và theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng, được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/1 năm học, được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 6%.

Thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi: 100% trẻ em 5 tuổi được đến trường học 2 buổi/ngày. Ưu tiên phòng học kiên cố đủ diện tích cho các lớp 5 tuổi, lựa chọn đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực phụ trách các lớp 5


tuổi. Điều tra trẻ kịp thời cập nhật số liệu chính xác thực hiện đúng tiến độ Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập.

100% các trường, nhóm, lớp Mầm non thực hiện tốt Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, tạo sân chơi thể chất, bổ sung đồ dùng dụng cụ giúp trẻ vui chơi vận động đạt hiệu quả cao.

Các cơ sở giáo dục Mầm non thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành, địa phương phát động thực hiện ký cam kết tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Thực hiện tự đánh giá các tiêu chí trong nội dung bảng kiểm trường học an toàn theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BGD &ĐT ngày 15/4/2010/TT- BGD & ĐT. Sau khi đánh giá cần có kế hoạch, biện pháp khắc phục, hoàn thành tiêu chí chưa đạt.

Thực hiện nghiêm túc công tác thu, chi theo đúng văn bản hướng dẫn của các

cấp.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc

gia, bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

Các hoạt động cụ thể:

Một là, giáo dục thể chất cho trẻ: Bao gồm tổ chức nuôi ăn và nề nếp vệ sinh, ăn ngủ:

Tổ chức cho 100% trẻ ăn bán trú tại trường;

Thực hiện tốt việc hợp đồng thực phẩm sạch, xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng: tăng cường công tác VAC tạo nguồn thực phẩm tại chỗ nâng cao chất lượng bữa ăn tại trường Mầm non, lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục, vui chơi phù hợp với độ tuổi trẻ;

Quản lý tốt bữa ăn của trẻ từ khâu giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chi ăn, tài chính công khai và lưu mẫu thực phẩm đúng quy định;

Đầu tư cơ sở vật chất, khu dinh dưỡng 1 chiều hợp vệ sinh, trang thiết bị nuôi dưỡng đảm bảo an toàn thực phẩm và tiến đến các thiết bị hiện đại.


Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về mô hình phòng chống suy dinh dưỡng.

Môi trường vệ sinh sạch, đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng nền nếp và kỹ năng vệ sinh cá nhân, môi trường cho cô và trẻ. Xây dựng nếp ăn, ngủ cho trẻ.

Môi trường trong lớp học, tạo các góc chơi phù hợp với chủ đề, nội dung chơi, chuẩn bị đủ đồ dùng, đồ chơi để trẻ tham gia hoạt động góc. Sử dụng sản phẩm tự tạo từ nguyên liệu thiên, phế thải. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, hiện vật, mô hình…

Đủ đồ dùng đồ chơi trong giờ học cho cô và trẻ; Băng đĩa hình: Tạo phần mềm, phim, video clip…

Xây dựng bộ tư liệu từ thực tiễn cuộc sống giúp trẻ tìm hiểu và khám phá theo chủ điểm.

Môi trường ngoài trời: Tạo sân chơi vận động cho trẻ, cảnh quan, sân vườn, góc thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời.

Phòng hoạt động nghệ thuật (âm nhạc) đầy đủ đạo cụ trang phục, gương soi, gióng múa hệ thống đàn, âm ly loa mic …

Phòng tin học có hệ thống máy tính và các phần mềm phát triển trí tuệ thu hút trẻ tham gia hoạt động.

Hai là, tổ chức các hoạt động:

Hoạt động học Hoạt động một góc

Hoạt động ngoài trời.

Hoạt động dạo, tham quan.

- Hội thi đối với cán bộ giáo viên nhân viên:

Hội thi “Giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi”; Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng”;

Hội thi “Quản lý giỏi”

Triển lãm thiết bị tự làm “Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo và giáo án điện tử”.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022