+ Do việc tăng số lượng học sinh, số lớp của các trường dẫn đến nguyên nhân thiếu hụt giáo viên của các trường THPT trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Phần lớn ĐNGV là GV trẻ chiếm khoảng 70%, có sự nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và và giáo dục HS nên chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của các trường.
+ Một số GV thiếu ý chí vươn lên, an phận, không muốn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, không biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phần mềm trong giảng dạy nên phương pháp dạy học lạc hậu không cuốn hút được HS; chính vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
+ Một số giáo viên giỏi chỉ tập trung vào dạy thêm để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, không muốn học nâng cao trình độ trên chuẩn.
+ Một số giáo viên trẻ có ý thức học tập phấn đấu vươn lên khẳng định mình nhưng với mục đích khi thành danh để thuyên chuyển đến nơi thu nhập tốt hơn mà không ở lại huyện công tác.
+ Nhiều trường chưa chú ý đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV. Cá biệt một số lãnh đạo các trường không muốn tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ vì nhiều lý do khác nhau.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lí luận và kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi nhận thấy:
Công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên Quận Hai Bà Trưng đã có những bước phát triển. Số lượng, cơ cấu tương đối đồng bộ và hợp lí, phẩm chất và trình độ năng lực đội ngũ cơ bản đáp ứng được việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong từng vấn đề cụ thể về quản lí phát triển đội ngũ còn nhiều bất cập. Đứng trước yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì đẩy mạnh
Có thể bạn quan tâm!
- Số Liệu Thống Kê Số Phòng Học, Phòng Chức Năng Năm Học 2009 - 2010
- Xếp Loại Phẩm Chất Chính Trị, Đạo Đức Lối Sống Đngv
- Triển Khai Công Tác Tuyển Chọn, Sử Dụng Đội Ngũ Giáo Viên
- Thường Xuyên Tổ Chức Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên
- Thực Hiện Chế Độ Chính Sách, Tạo Động Lực Đối Với Đội Ngũ Giáo Viên
- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 13
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất và hội nhập quốc tế hiện nay thì chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều vấn đề được đặt ra, cần phải có những giải pháp hợp lí, thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên về quản lí về phát triển đội ngũ giáo, công tác xây dựng quy hoạch, công tác tuyển dụng bố trí cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũ phát triển là những nội dung quan trọng.
CHƯƠNG 3
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Các biện pháp phát huy tiềm năng của xã hội nhưng phải lưu ý tính kế thừa, tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập, lạc hậu, phải phát huy được ý thức tự giác, năng lực chuyên môn của ĐNGV để nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo sự phát triển bề vững của đội ngũ giáo viên
3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn
Các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mà đề tài đề xuất trên cơ sở thực trạng đội giáo viên THPT của Quận, phù hợp với định hướng của Đảng và Chính phủ về quản lí, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nạy, phù hợp với thực tiễn định hướng phát triển của các trường THPT Quận Hai Bà Trưng trong kế hoạch 5 năm và định hướng 10 năm.
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả
Các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả, ít tốn kém nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo nguyên tắc tính hiệu quả trong phát triển đội ngũ giáo viên, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải quy hoạch đội ngũ giáo viên được chính xác, đặt họ vào vị trí sao cho vừa phát huy được năng lực tối đa của giáo viên vừa đạt được kết quả của nhà trường như mong muốn.
3.1.4. Nguyên tắc tính khả thi
Các biện pháp mà đề tài đề xuất là những biện pháp phù hợp điều kiện về nguồn lực của các nhà trường nằm trong khả năng có thể thực hiện được của các
trường THPT Quận Hai Bà Trưng, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, không phải là lí thuyết suông không áp dụng được.
3.2. Những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Từ kết quả nghiên cứu lý luận đã trình bày ở chương 1, thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở chương 2; căn cứ vào sứ mạng, mục tiêu, định hướng phát triển của trường, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất các biện pháp xây dựng và phát triển ĐNGV của các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Quy hoạch cán bộ nói chung và quy hoạch đội ngũ giáo viên nói riêng nhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Quy hoạch đội ngũ giáo viên là một trong những nội dung chủ yếu để phát triển đội ngũ.
a) Mục tiêu
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV chính là công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực của các cấp quản lí và của Hiệu trưởng nhà trường.
Việc lập quy hoạch cần đạt được mục tiêu:
- Về số lượng: phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng GV ở các bộ môn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số GV dạy vượt giờ tiêu chuẩn quá nhiều.
- Về cơ cấu: phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên ngành đào tạo…
- Về chất lượng: tiến tới tất cả GV đều đạt và vượt chuẩn ; tăng số lượng GV giỏi, GV đầu đàn giảng dạy chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học.
b) Nội dung
Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT.
Quy hoạch được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự cụ thể hóa chiến lược ở mức độ toàn hệ thống. Đó là sự hoạch định, bố trí, sắp xếp một vấn đề nào đó theo một trình tự hợp lý, được thực hiện trong một không gian, thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc xác lập kế hoạch dự án. Xây dựng quy hoạch là một bộ phận quan trọng của công tác kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục.
Quy hoạch đội ngũ giáo viên là quá trình phát hiện tạo nguồn để bồi dưỡng, nâng cao tính kế thừa, liên tục và phát triển của đội ngũ. Trong công tác quy hoạch phải coi trọng việc tạo nguồn giáo viên, phải chọn đúng người, đúng việc, đúng vị trí và đáp ứng được các tiêu chuẩn chung của nhà trường.
Quy hoạch đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có, dự kiến khả năng phát triển của họ và tính đến khả năng bổ sung từ bên ngoài.
Quy hoạch đội ngũ giáo viên theo tổ chuyên môn, theo trình độ đào tạo, theo thâm niên nghề nghiệp, độ tuổi, nam nữ, đảng viên, đoàn viên, người có điều kiện công tác lâu năm, có đủ đội ngũ giáo viên cốt cán cho khoa và từng bộ môn.
Quy hoạch đội ngũ giáo viên là sự vận động không ngừng chứ không phải là sự bất biến. Vì vậy, việc quy hoạch đội ngũ giáo viên phải thường xuyên được bổ sung, loại bỏ, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.
c) Phương thức thực hiện
Khi xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV cần tiến hành như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển ĐNGV của các trường THPT
- Dựa trên các kết quả dự báo và quy hoạch về đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn trường và số lượng học sinh trong các giai đoạn tới và trong tương lai.
- Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Ngành và của nhà trường.
- Đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên: về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ và những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý ĐNGV.
- Làm tốt công tác dự báo phát triển giáo dục về quy mô phát triển hệ thống trường lớp, học sinh THPT Quận Hai Bà Trưng trong từng giai đoạn.
+ Tham mưu, phối hợp với Sở GD&ĐT tiến hành lập quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục THPT trên địa bàn trong từng giai đoạn.
- Lập quy hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên hiện có và giáo viên dự kiến, hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ.
Trên cơ sơ đó triển khai thực hiện một số công việc cụ thể trong quy hoạch như: việc kế hoạch hóa công tác tuyển dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ,…
+ Kế hoạch hóa công tác tuyển dụng: kiên quyết tuyển chọn những đảng viên đã có trình độ đào tạo cơ bản và phải qua khảo sát chuyên môn của tổ chuyên môn, hẹp trong khoa. Các đối tượng tuyển chọn phải là những giáo viên có khả năng giảng dạy, có năng lực sư phạm, có ngoại hình cân đối. Nếu là sinh viên mới tốt nghiệp phải đúng chuyên ngành và tốt nghiệp vào loại giỏi.
Kế hoạch tuyển dụng phải được công khai về chỉ tiêu tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng. Thành lập các hội đồng tuyển dụng, quy chế làm việc và những quy định có liên quan. Nguồn tuyển dụng có thể trong trường, ngoài trường. Sau khi tuyển dụng phải có kế hoạch thử việc tập sự trong thời gian nhất định, phải có đánh giá sau thời gian tập sự, thử việc. Những giáo viên đạt chuẩn mới tuyển chính thức.
Ngoài đội ngũ giáo viên cơ hữu, cần có đội ngũ giáo viên hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, với mục đích bổ sung những giáo viên giỏi, khi cần có thể loại những giáo viên chưa đạt yêu cầu.
Đội ngũ giáo viên tuyển chọn phải được bồi dưỡng về chuyên môn- nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ sư phạm, lý luận ngành nghề.
+ Sàng lọc đội ngũ giáo viên: là một trong các yêu cầu xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên. Đây là vấn đề nhạy cảm, việc làm cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, chất lượng đào tạo, sự phát triển lâu dài của Khoa, của trường. Cần phải quy định cụ thể về sàng lọc đội ngũ giáo viên, phải được công khai bàn bạc và trở thành quy định chính thức, thành văn bản có tính pháp quy trong nhà trường.
+ Bổ nhiệm, đề bạt cán bộ: là khâu quan trọng trong xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giáo viên. Nhưng đảng viên được bổ nhiệm, đề bạt chứng tỏ có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, tao cho sức bật mới cho cơ sở đào tạo.
Bổ nhiệm, đề bạt cán bộ phải được quy định chặt chẽ theo điều lệ của trường Đại học, Cao đẳng. Những cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ hoặc mắc những sai lầm nghiêm trọng trong công tác quản lý cũng phải được miễn nhiệm, thôi chức, hoặc cách chức tùy theo mức độ vi phạm Điều lệ trường Đại học, Cao đẳng.
3.2.2. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên
Đổi mới, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên là một khâu rất quan trọng để tạo nên một đội ngũ giáo viên có chất lượng, đảm bảo đội ngũ được chuẩn hóa, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức có đủ sức thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của các nhà trường.
a) Mục tiêu
Để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn hiện nay thì việc tuyển chọn, sử dụng ĐNGV phải đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, phát huy được năng lực, sở trường, điểm mạnh của từng giáo viên; đảm bảo sự đoàn kết nhất trí, đồng thuận của đội ngũ, tạo ra hiệu quả cao nhất trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
Sử dụng hợp lý ĐNGV sẵn có, tạo động lực thúc đẩy mọi cá nhân làm việc hiệu quả, đồng thời từng bước phát triển đội ngũ bằng việc tuyển chọn chính xác và có hiệu quả những vị trí còn thiếu nhằm bổ sung, kiện toàn đội ngũ và bộ máy tổ chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao
b) Nội dung
Việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên phải tuân theo qui trình của công tác quản lí cán bộ, công chức, viên chức. Tuyển chọn giáo viên phải dựa trên trình độ, năng lực phẩm chất, phù hợp với chuyên môn được đào tạo, đảm bảo khách quan, tránh các tác động tiêu cực của xã hội. Cần thực hiện nghiêm túc các văn bản qui định của Chính phủ, của ngành, của Ủy ban nhân dân tỉnh về tuyển chọn và sử dụng đội ngũ.
Thực hiện chế độ dân chủ, công khai tuyển chọn giáo viên, xây dựng và thực hiện quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ, đảm bảo chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục
Tham mưu cho Ban giám hiệu để thực hiện chính sách ban đầu thỏa đáng đối với những người được tuyển chọn, hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho người được tuyển chọn. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều sang kiến đóng góp, giáo viên có nhiều đề tài NCKH.
Giáo viên được tuyển chọn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo qui định tại Nghị định số 116/2003/NĐCP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước và đảm bảo các tiêu chuẩn quy định đối với giáo viên như trình độ đào tạo, phẩm chất, năng lực chuyên môn – nghiệp vụ.
c) Phương thức thực hiện