Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Ý nghĩa đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐNGV

Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDTC - QPAN

Giáo dục thể chất – Quốc phòng an ninh

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HSG

Học sinh giỏi

HT

Hiệu trưởng

KTTT

Kinh tế thị trường

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NNL

Nguồn nhân lực

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PHT

Phó Hiệu trưởng

PPDH

Phương pháp dạy học

PT

Phát triển

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 2

DANH MỤC BẢNG


Stt

Tên bảng

Nội dung bảng

Trang

1

Bảng 1.1

So sánh nhiệm vụ GV chuyên và GV không chuyên tại

trường THPT chuyên

20

2

Bảng 1.2

So sánh hai chương trình và phương pháp dạy học cũ và mới

34

3

Bảng 1.3.

Ma trận quản lý ĐNGV trường THPT chuyên

43

4

Bảng 1.4

Cấp độ NL cần có của GV trường THPT chuyên

54

5

Bảng 2.1

Số lượng cán bộ, giáo viên trường THPT chuyên

68

6

Bảng 2.2

Cơ cấu số lượng GV theo trình độ đào tạo

69

7

Bảng 2.3

Cơ cấu GV trường THPT chuyên theo thâm niên công tác

70

8

Bảng 2.4

Năng lực của GV trường THPT chuyên theo chuẩn nghề

nghiệp

72

9

Bảng 2.5

Năng lực sư phạm của GV trường THPT chuyên

73

10

Bảng 2.6

Thực trạng năng lực dạy chuyên sâu của ĐNGV

74

11

Bảng 2.7

Năng lực phát triển cá nhân của GV trường THPT chuyên

76

12

Bảng 2.8

Thực trạng năng lực nghiên cứu KHCN của GV trường

THPT chuyên

77

13

Bảng 2.9

Thực trạng năng lực hoạt động xã hội của GV trường THPT

chuyên

78

14

Bảng 2.10

Thực trạng việc lập kế hoạch phát triển GV trường THPT chuyên

79

15

Bảng 2.11

Hoạt động tuyển dụng GV trường THPT chuyên

82

16

Bảng 2.12

Thực trạng hoạt động sử dụng GV trường THPT chuyên

84

17

Bảng 2.13

Thực trạng về hình thức bồi dưỡng GV trường THPT chuyên

86

18

Bảng 2.14

Thực trạng hoạt động tổ chức bồi dưỡng GV trường THPT

chuyên

87

19

Bảng 2.15

Thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc GV của HT

trường THPT chuyên

89

20

Bảng 2.16

Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá GV trường THPT

chuyên

90

21

Bảng 2.17

Thực trạng về hoạt động phối hợp quản lý GV giữa HT và Tổ

trưởng chuyên môn trường THPT chuyên

93

22

Bảng 2.18

Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động quản lý ĐNGV trường

THPT chuyên

95

23

Bảng 3.1

Bộ công cụ đánh giá GV theo khung năng lực

133

24

Bảng 3.2

Tổng hợp ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các biện

pháp

139

25

Bảng 3.3

Đánh giá tính tương quan giữa các biện pháp đề xuất

141

26

Bảng 3.4

Kết quả thử nghiệm về xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại GV

145

27

Bảng 3.5

Kết quả thử nghiệm về tổ chức đánh giá, xếp loại GV

148

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, MÔ HÌNH


Stt

Tên

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 1.1

Năng lực cơ bản của GV trường THPT chuyên

25

2

Sơ đồ 1.2

Mô hình quản lý NNL của Leonard Nadle

42

3

Sơ đồ 1.3

Quản lý phát triển GV trường THPT chuyên theo tiếp cận

quản lý nguồn nhân lực

46

4

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu theo thâm niên công tác của GV trường THPT

chuyên

70

5

Biểu đồ 2.2

Đánh giá việc lập kế hoạch phát triển ĐNGV của HT

trường THPT chuyên

80

6

Biểu đồ 2.3

So sánh mức ảnh hưởng của nhóm khách quan

97

7

Biểu đồ 2.4

So sánh mức ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan

98

8

Biểu đồ 2.5

So sánh mức ảnh hưởng chủ quan với ĐNGV trường

THPT chuyên

99

9

Sơ đồ 3.1

Khung năng lực GV trường THPT chuyên

106

10

Mô hình 3.2

Tháp cấp độ năng lực của khung năng lực

112

11

Biểu đồ 3.3

Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng GV theo khung năng

lực

122

12

Sơ đồ 3.4

Mối quan hệ giữa các biện pháp

137

13

Biểu đồ 3.5

So sánh tần xuất xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại GV

148

14

Biểu đồ 3.6

So sánh tần xuất tổ chức đánh giá, xếp loại GV.

150

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với cả nước, ngành giáo dục bước vào hội nhập, cạnh tranh mang tầm quốc tế. Vì vậy chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có NNL giáo dục, đặc biệt nhân lực chất lượng cao như lực lượng xung kích mũi nhọn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đây là nhân tố quyết định thành công của hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đóng vai trò hàng đầu trong công cuộc này là ĐNGV, đặc biệt ĐNGV trường THPT chuyên trong hệ thống các trường THPT chuyên trên cả nước. Để ĐNGV trường THPT chuyên làm tròn sứ mệnh của mình, vai trò quản lý từ cấp cao nhất đến nhà trường là không thể thiếu. Vấn đề là ở mỗi cấp quản lý theo tiếp cận nào cho phù hợp?

Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của đất nước, những thời cơ và thách thức của xu thế Đổi mới giáo dục toàn cầu, ngành GD&ĐT nước ta đã có sự “chuyển biến căn bản và toàn diện”, trong đó việc phát triển ĐNGV được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Điều này đã được Luật giáo dục khẳng định ĐNGV là nhân tố quyết định của giáo dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [99]. Chính vì thế, ngày 15/06/2004 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 40-CT/TW về việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó mục tiêu tổng quát đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước” [1].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”[36].

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018), chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển

phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời;

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hệ thống trường THPT chuyên còn có một sứ mệnh đặc biệt là phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng NNL chất lượng cao cho địa phương và đất nước để phát triển đất nước trong công cuộc cách mạng

4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Do đó, ĐNGV ở các trường THPT chuyên, ngoài chuẩn kiến thức kĩ năng, đủ về số lượng, cơ cấu còn phải phát triển cả về phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên sâu, năng lực nghiên cứu khoa học đang là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay.

Các bậc học, cấp học, các trường với nhiều mục tiêu, hình thức khác nhau, đều có nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo nhân tài khác nhau. Trong hệ thống trường học phổ thông, trường THPT chuyên được hình thành để bồi dưỡng nhân tài hay NNL chất lượng cao hiện nay, đây được coi là nơi phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân cách của một nhân tài. Vì thế để đào tạo được nhân lực chất lượng cao tại trường THPT chuyên, đòi hỏi phải có chủ trương, kế hoạch, giải pháp mang tính đột phá để đáp ứng được yêu cầu về nhân lực chất lượng cao hiện nay, đặc biệt đối với ĐNGV trường THPT chuyên, người trực tiếp có trách nhiệm phát hiện ra những nhân tố mới nhằm định hướng cho những nhân tài trong tương lai.

Tuy đã đạt được một số thành tựu trong sứ mệnh của mình, song có nhiều GV trường THPT chuyên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của ngành, cũng như những yêu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH hiện nay, trong đó phải kể đến như trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực dạy chuyên, bồi dưỡng HSG, năng lực tiếp cận, năng lực tự học, tự bồi dưỡng…. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Có những nguyên nhân thuộc về nhận thức, năng lực của GV; có nguyên nhân thuộc về các chủ thể quản lý từ Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, CBQL nhà trường, Tổ trưởng tổ chuyên môn; ngoài ra có những nguyên nhân thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách lao động, môi trường giáo dục đào tạo.... Để khắc phục được những hạn chế trên, việc phát triển ĐNGV trường THPT chuyên cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống.

Trong những năm qua, tuy đã có nhiều công trình, nghiên cứu về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Đứng trước thực trạng trên đòi hỏi thúc đẩy việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp trong việc quản lý ĐNGV trường THPT chuyên để phù hợp với sự phát triển đi lên về mọi mặt của xã hội, những yêu cầu cấp bách về NNL chất lượng cao trong các lĩnh vực hiện đại hóa của nền kinh tế hiện nay từ đó phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH khu vực và đất nước.

Với lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục” để nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản lý GV trường THPT chuyên, đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV trường THPT chuyên nhằm đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

4. Giả thuyết khoa học

Giáo viên trường THPT chuyên có sứ mạng phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo HS năng khiếu ở bậc học THPT, đây được coi là nhân tài cho đất nước trong tương lai. Quản lý ĐNGV trường THPT chuyên cần được tiếp cận theo quan điểm quản lý NNL, phối kết hợp với tiếp cận năng lực, theo hướng: xây dựng khung năng lực GV trường THPT chuyên, lập kế hoạch, tuyển dụng, tổ chức bồi dưỡng, phát triển ĐNGV cốt cán, tạo động lực và thực hiện đánh giá GV theo khung năng lực GV trường THPT chuyên. Từ đó sẽ đáp ứng được mục tiêu quản lý ĐNGV ở các trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

- Nghiên cứu thực trạng ĐNGV và quản lý ĐNGV trường THPT chuyên ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đánh giá thực trạng về những vấn đề nghiên cứu.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm hoàn thành sứ mạng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước của trường THPT chuyên.

6. Giới hạn nghiên cứu

- Chủ thể quản lý: Chủ yếu là Hiệu trưởng. Ngoài Hiệu trưởng còn có Tổ trưởng chuyên môn kết hợp với Hiệu trưởng quản lý đội ngũ Giáo viên theo chức năng riêng.

- Giới hạn nội dung: Đội ngũ Giáo viên trường trung học phổ thông chuyên thực chất là Nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục. Trong lý luận, có nhiều mô hình quản lý nguồn nhân lực, nhưng hợp lý hơn cả là mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle. Tuy nhiên, tác giả luận án chỉ áp dụng một số trong toàn bộ quan niệm của Leonard Nadle để triển khai đề tài.

Quản lý ĐNGV trường THPT chuyên suy cho cùng là nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường theo yêu cầu và sứ mạng của nhà trường. Trong đó chú trọng đến việc phát triển GV cả về phẩm chất lẫn năng lực với tư cách cá thể. Nhưng đề tài này chỉ nghiên cứu về năng lực; mà trong năng lực cũng chỉ đi sâu vào năng lực chuyên môn năng lực sư phạm của GV.

- Trong trường THPT chuyên có hai loại hình gồm Giáo viên chuyên (dạy một môn chuyên cho lớp chuyên) và Giáo viên thường (dạy môn không chuyên cho các lớp chuyên). Đề tài này chỉ nghiên cứu quản lý loại hình thứ nhất.

- Giới hạn đối tượng khảo sát

Đề tài sẽ khảo sát HT, PHT, Tổ trưởng tổ bộ môn, GV đang công tác tại các trường THPT chuyên các tỉnh đồng bằng sông Hồng, cán bộ quản lý phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở GD&ĐT các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu thực tiễn và khảo sát tại các trường THPT chuyên các tỉnh đồng bằng sông Hồng, lấy số liệu cụ thể tại 10 tỉnh làm đại diện dựa trên các tiêu chí về dân số, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân theo dân số, nhu cầu phát triển GD&ĐT, mạng lưới giáo dục, chất lượng giáo dục tốt nhất, khá, trung bình, yếu nhất (dựa trên số liệu báo cáo hàng năm của Bộ GD&ĐT). Nghiên cứu thử nghiệm tại trường THPT chuyên Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương.

- Giới hạn thời gian lấy số liệu thống kê

Số liệu thống kê về HS trường THPT chuyên, ĐNGV trường THPT chuyên, chất lượng GV và HS trường THPT chuyên và thực trạng công tác sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng GV của HT trường THPT chuyên các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm học 2015 - 2016 đến 2019 – 2020.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận triển khai đề tài

7.1.1. Tiếp cận quản lý NNL của Leonard Nadle

- Trong mô hình quản lý NNL của Leonard Nadle, tác giả chỉ sử dụng một số quan niệm của Leonard Nadle về quản lý GV theo tiếp cận NNL, bao gồm các nội dung:

+ Lập kế hoạch phát triển Giáo viên

+ Tuyển chọn Giáo viên

+ Sử dụng Giáo viên

+ Đào tạo, bồi dưỡng Giáo viên

+ Tạo môi trường khuyến khích Giáo viên

+ Kiểm tra, đánh giá Giáo viên

Từ cách tiếp cận trong các nội dung trên, tác giả tiến hành triển khai nghiên cứu định hướng về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

7.1.2. Tiếp cận năng lực

Dựa trên những yêu cầu về NNL chất lượng cao hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, để đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi người quản lý các cấp phải hoạch định những tiến trình cụ thể trên các lĩnh vực. Đối với ĐNGV trường THPT chuyên thì cần tiếp cận quản lý NNL theo các yếu tố gồm: Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ về số lượng, cơ cấu; Tuyển chọn, bổ nhiệm; Sử dụng; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ (chất lượng đội ngũ được tạo nên bởi chất lượng của từng GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp, khung năng lực cho GV); Tạo động lực làm việc cho GV; Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ.

Để thực hiện được những kế hoạch trên, người quản lý trường THPT chuyên phải chú trọng tiếp cận năng lực phù hợp với từng GV trong đội ngũ bằng cách xây dựng khung năng lực cho GV trường THPT chuyên dựa trên Chuẩn nghề nghiệp của GV trường THPT, trong đó coi trọng những năng lực sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024