Đổi Mới Giáo Dục Và Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Đội Ngũ Và Quản Lý Đội Ngũ Giáo Viên Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên

- Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập học hỏi kinh nghiệm, sinh hoạt tập thể thích hợp.

- Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ.

- Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo.

f. Năng lực đánh giá của GV trường THPT chuyên

- GV phải biết sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS, có kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng đảm bảo vì sự tiến bộ của học sinh và theo đúng quy định được tổ trưởng tổ chuyên môn thông qua;

- Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, trong đó thể hiện được rõ việc vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo đúng quy định và theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

- Biết cách hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên có ý kiến, báo cáo đề xuất, giới thiệu, chia sẻ các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá trong tổ chuyên môn hay hội đồng nhà trường để cùng triển khai những phương pháp kiểm tra đánh giá có hiệu quả cao.

1.2.4. Đổi mới giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ và quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên

1.2.4.1. Đặc điểm của Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018)

Chương trình đổi mới giáo dục được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các

giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục;

Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với xu hướng phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội "tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình thể hiện ở những điểm sau:

1. Chương trình được xây dựng theo phương pháp phù hợp với định hướng tiếp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Quy trình xây dựng chương trình theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh không bắt đầu bằng việc xác định nội dung dạy học mà bằng việc xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh, tức là chuẩn đầu ra của chương trình. Căn cứ chuẩn đầu ra, chương trình mới xác định các lĩnh vực giáo dục, các môn học và hoạt động giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục phù hợp.

2. Chương trình đã xác định được các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho HS.

- Chương trình GDPT mới xác định mục tiêu hình thành, phát triển cho HS các phẩm chất chủ yếu để rèn luyện bản thân và hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình, cụ thể:

+ Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

+ Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

+ Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

+ Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

+ Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

- Chương trình GDPT mới hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi sau:

+ Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực khoa học và công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

+ Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

3. Chương trình thiết kế nội dung và kế hoạch giáo dục phù hợp với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Chương trình GDPT mới mang tính mở, bảo đảm quyền lựa chọn của HS, quyền chủ động sắp xếp kế hoạch giáo dục của cơ sở. Hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.

Môn học bắt buộc là môn học mà mọi HS đều phải học. Môn học bắt buộc có phân hóa là môn học mà nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần, trong đó một số chủ đề hoặc học phần là bắt buộc đối với tất cả HS, một số chủ đề hoặc học phần được tự chọn tùy theo nguyện vọng của HS và điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục. Môn học tự chọn là môn học không băt buộc, được HS tự nguyện lựa chọn, phù hợp với nguyện vọng, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Môn học tự

chọn bắt buộc là môn học mà HS bắt buộc phải lựa chọn trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, lớp 12 theo quy định của chương trình.

- Chương trình thực hiện giáo dục toàn diện và tích hợp ở Tiểu học, THCS; giáo dục phân hóa và tự chọn ở THPT. Trong các môn học và hoạt động giáo dục, môn Giáo dục thể chất được tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ thể thao tự chọn; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh chủ yếu là thực hành, luyện tập. Thực chất, chỉ có 6 môn có lý thuyết và thực hành là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 3 môn định hướng nghề nghiệp tự chọn.

4. Chương trình áp dụng phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống ), được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác , đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuâṭ số .

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà

trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia seminar, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

- Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học

tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập. Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp. Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức.

Để làm rõ hơn những thay đổi về việc áp dụng các chương trình, phương pháp đổi mới đã ban hành và triển khai đối với dạy học trong trường phổ thông so với những chương trình, phương pháp trước khi đổi mới, tác giả đưa ra sự so sánh sau:

Bảng 1.2. So sánh hai chương trình và phương pháp dạy học cũ và mới


Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức (chương trình cũ)

Dạy học theo định hướng

phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (chương trình mới)

Về mục tiêu dạy học

- Chú trọng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và khó có thể quan sát, đánh giá được.

- Lấy mục tiêu học để thi, học để

hiểu làm trọng.

- Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được.

- Học để sống, học để biết làm.

Về nội dung dạy học

- Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.

- Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. Sách giáo khoa được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức.

- Việc quy định cứng nhắc những nội

dung chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính cập nhật.

- Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính.

- Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động.

- Nội dung chương trình không quá chi

tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới.

Về phương pháp dạy học

- Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn.

- Người học có phần “thụ động”, ít phản biện.

- Giáo án thường được thiết kế theo trình

tự đường thẳng, chung cho cả lớp.

- Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò.

- Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi

- Giáo án được thiết kế phân nhánh, có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 6


- Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách.

- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH truyền thống (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan…).

sự phân hóa theo trình độ và năng lực.

- Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện.

- GV sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…) kết hợp phương pháp truyền

thống.

Về môi trường học tập

- Thường sắp xếp cố định (theo các dãy

bàn), người dạy ở vị trí trung tâm.

- Có tính linh hoạt, người dạy không

luôn luôn ở vị trí trung tâm.

Về kiểm tra đánh giá

- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Người dạy thường được toàn quyền

trong đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau.

Về sản phẩm giáo dục

- Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ.

- Do kiến thức có sẵn nên người học phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

- Ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản

phẩm GD là những con người ít năng động, sáng tạo.

- Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn.

- Phát huy sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

- Phát huy khả năng ứng dụng nên sản

phẩm GD là những con người năng động, tự tin.


1.2.4.2. Đặc điểm giáo dục của trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục

- Mục tiêu của trường THPT chuyên là phát hiện những HS có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi đã được quy định theo Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

- Nội dung chương trình đào tạo trong trường THPT chuyên được chia thành hai nội dung, cụ thể: Đối với các lớp chuyên: nội dung dạy học gồm các nội dung chuyên sâu, mức độ kiến thức nâng cao phù hợp với năng lực chuyên của HS, trong đó đề cao tính tự học, tự nghiên cứu của HS, ngoài ra một số môn hoặc nội dung môn học khoa học tự nhiên được dạy bằng ngoại ngữ. Đối với các lớp không chuyên: Thực hiện chương trình như đối với các trường THPT công lập.

- Phương pháp dạy học trong trường THPT chuyên là các phương thức dạy học tích cực, đổi mới và sáng tạo từ hình thức đến phương pháp kiểm tra, đánh giá, tạo điều kiện thúc đẩy GV áp dụng các phương pháp trong dạy học; chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức và năng lực thực hành của HS; coi trọng đánh giá trong quá trình dạy học vì sự tiến bộ của HS thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành trong các hoạt động học, bao gồm sản phẩm học tập hoàn thành trên lớp và ở nhà.

- Môi trường giáo dục trong trường THPT chuyên luôn thân thiện, tạo điều kiện cho GV và HS tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn và sử dụng ngoại ngữ trong học tập, giao tiếp.

- Cơ sở vật chất của trường THPT chuyên luôn được chú trọng ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại, được liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học có chất lượng cao để đáp ứng mức độ nghiên cứu khoa học của GV và HS. Tổ chức và quản lý các hoạt động nội trú của học sinh để HS có thể chuyên tâm trong nghiên cứu và học tập.

- GV trường THPT chuyên được tuyển chọn khắt khe hơn, GV phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại; sử dụng được ngoại ngữ trong nghiên cứu, giảng dạy và giao tiếp; có khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

- Chính sách trường THPT chuyên, ngoài những chính sách được thực hiện theo quy định hiện hành thì trong trường THPT chuyên cũng cần có các chính sách đặc thù riêng cho ĐNGV đặc biệt là những GV tham gia giảng dạy chuyên sâu có HS đạt các giải cao trong các cuộc thi HSG, HS có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải cao.

1.2.4.3. Yêu cầu đặt ra đối với ĐNGV và quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong đổi mới giáo dục

Với đặc thù riêng của trường chuyên, đội ngũ CBQL, GV cần được tuyển chọn kỹ, đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu. Ngoài việc đạt mức cao theo các tiêu chuẩn quy định, đội ngũ CBQL, GV trường THPT chuyên cần có thêm các tiêu chuẩn khác phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường. ĐNGV cốt cán là lực lượng nòng cốt cho việc giảng dạy bộ môn, có khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học ở các mức độ khác nhau, đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục. Họ là những người có hiểu biết rộng hơn, am hiểu sâu sắc hơn về một lĩnh vực chuyên môn, về chính trị - xã hội; biết dấn thân trong công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hành động; vận dụng tốt khoa học giáo dục hiện đại; nắm bắt và xử lý nhanh thông tin; nhạy bén với cái mới; có năng lực cao trong tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học; có tối thiểu những kỹ năng lãnh đạo – quản lý nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, tập hợp, cuốn hút và khả năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng nghiệp…

Từ các yêu cầu trên, yêu cầu về đổi mới giáo dục thì ĐNGV trường THPT chuyên phải đạt được mức cao ở tất cả các tiêu chuẩn. Các kỹ năng hoạt động phải hướng tới sự thuần thục và thể hiện tính nghệ thuật của hoạt động nghề nghiệp, có kinh nghiệm sáng tạo ngày càng nhiều qua thâm niên công tác. GV trường THPT chuyên phải là GV cốt cán chuyên môn của cơ sở giáo dục và có thể hỗ trợ GV khác phát triển nghề nghiệp, kỹ năng để trở thành tấm gương tiêu biểu về mọi mặt cho GV và HS trong mỗi cơ sở giáo dục học tập, trao đổi. Từ bối cảnh chung nêu trên và vận dụng những xu hướng phát triển của khoa học, kĩ thuật đang tác động rất nhanh hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội học tập, những yêu cầu đặt ra đối với GV trường THPT chuyên cũng như việc quản lý ĐNGV trường THPT chuyên phải có những yêu cầu sau:

Thứ nhất, ĐNGV trường THPT chuyên phải là những người có năng lực sư phạm đạt mức thuần thục trở lên. Ở mức độ này từng GV trường THPT chuyên phải có kiến thức chuyên môn ở mức độ giỏi, bề dày kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy chuyên sâu.

Thứ hai, ĐNGV trường THPT chuyên phải có năng lực chuyên môn đạt ở mức thuần thục và sáng tạo. Từng GV trường THPT chuyên phải là các chuyên gia về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024