lực của người học.
Để thực hiện tốt mô hình này, trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX phải có sự ký kết và bàn bạc cụ thể về các chương trình giao lưu, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Các trung tâm GDNN-GDTX giúp đỡ các trường THPT đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy nghề cho học sinh, tạo điều kiện giúp đỡ để các trường phổ thông bổ sung thêm một số ngành nghề đặc thù, phù hợp với điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất của trường. Sự đa dạng hóa các ngành nghề được đào tạo sẽ giúp cho học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, có thể tìm ra được những ngành nghề phù hợp nhất với khả năng và hứng thú của mình. Ngoài các ngành nghề truyền thống như điện gia dụng, tin học văn phòng, thêu thùa, may vá, các trường phổ thông có thể nhờ sự hỗ trợ của các trung tâm GDNN-GDTX để bổ sung các khoá học về nấu ăn, vẽ kỹ thuật, nhiếp ảnh, trồng trọt, chăn nuôi vv… Những ngành nghề này có thể mời giáo viên từ các trung tâm về hướng dẫn tại trường hoặc gửi học sinh theo nhóm nghề đến TTGDNN- GDTX để học sinh được học tại TT. Ngược lại, để tăng thêm nguồn thu và uy tín cho các trung tâm GDNN-GDTX, nhà trường có thể thiết kế các chương trình định hướng, bồi dưỡng nghề cho học sinh và giới thiệu đến các trung tâm này để học tập và thi lấy chứng chỉ. Học sinh hoàn thành các khoá học nghề ngắn hạn tại các trung tâm sẽ tăng cơ hội và khả năng xin việc tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp và công ty... ngay sau khi tốt nghiệp.
Có thể nói, sự kết hợp giữa các trung tâm GDNN-GDTX với các trường THPT là một giải pháp khả thi và có hiệu quả lâu dài. Không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho các cán bộ chuyên trách và giáo viên của hai bên chia sẻ kinh nghiệm, mô hình kết hợp này còn giúp đa dạng hoá chương trình, nội dung, cách thức thực hiện các hoạt động hướng nghiệp, tăng hứng thú và phát huy hiệu quả tối đa cho hoạt động GDHN.
Tổ chức sự kết hợp giữa các trung tâm GDNN-GDTX với các trường THPT, các cơ sở dạy nghề sẽ tạo môi trường rất tốt cho các cán bộ chuyên trách và giáo viên chia sẻ kinh nghiệm về hình thức, nội dung hướng nghiệp vừa giúp đa dạng hoá các hoạt động, phát huy hiệu quả của các buổi nói chuyện chuyên đề hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Cơ chế tổ chức phối hợp giữa các trung tâm GDNN-GDTX với các trường
THPT trong GDHN được hình thành từ thực tiễn chức năng, nhiệm vụ được giao
của hai đơn vị trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo các Sở. Ngoài nhiệm vụ DNPT cần có thêm chức năng GDHN có nội dung chương trình bài bản theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT phối hợp với trường THPT để tận dụng cơ sở vật chất, đội ngũ của TT GDNN-GDTX tránh lãng phí, đồng thời nâng cao hiệu quả GDHN. Thực tế khảo sát và phỏng vân sâu từ phía CBQL, GV và PHHS cho thấy tính cần thiết và tính khả thi cao của các hoạt động này.
Vận hành mô hình phối hợp với các ngành, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong hoạt động GDHN
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Về Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Đảm Bảo Đồng Bộ Hoá Đối Với Hệ Thống Giải Pháp
- Quản Lý Mô Hình Tổ Chức Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Các Trường Thpt Tỉnh Tuyên Quang Phù Hợp Với Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Xây Dựng Kênh Thông Tin Phản Hồi Thông Qua Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Theo Yêu Cầu Đổi Mới
- Bộ Khung Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Của Quản Lý Hoạt Động Gdhn
- Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt Tỉnh Tuyên Quang Trong Bối Cảnh
Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.
Xây dựng cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình tổ chức phối hợp với các ngành, các cơ sở sản xuất trong hoạt động GDHN
Tại Mỹ và các nước phát triển, để tăng hiệu quả hướng nghiệp cho học sinh, các nhà giáo dục đề xuất áp dụng phương pháp SHADOWING, tạm dịch là “làm bóng”, về bản chất có thể hiểu là “bám theo chân một người lành nghề như hình với bóng để trải nghiệm nghề, lăn lộn với nghề trong một thời gian nhất định”. Thông qua việc trực tiếp thâm nhập vào môi trường nghề nghiệp cụ thể, được người trong nghề hướng dẫn, chỉ tay dạy việc, người học sẽ tự mình rút ra được những kinh nghiệm quý giá và xác định xem mình có thực sự phù hợp với nghề nghiệp ấy không để tiếp tục đầu tư. Phương pháp này tất nhiên rất khó để triển khai ở Việt Nam, càng khó áp dụng được ở tỉnh Tuyên Quang trong thời điểm hiện tại. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học tập tinh thần của nó vào việc xã hội hoá các hoạt động GDHN, biến hoạt động GDHN trở thành mối quan tâm chung và càng ngày càng hấp dẫn, thiết thực hơn với học sinh.
Hiện nay, GDHN không chỉ là mối quan tâm của riêng các trường THPT hay các đơn vị, cá nhân nào liên quan đến giáo dục nữa. Xã hội hoá các hoạt động GDHN sẽ tạo nên chất lượng thực sự cho hoạt động của các nhà quản lý. Vì vậy, việc đẩy mạnh các mô hình kết hợp giữa hoạt động của nhà trường với các ngành, các cơ sở sản xuất là một hướng đi hứa hẹn sẽ giúp GDHN khởi sắc hơn và hiệu quả hơn.
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND Tỉnh Tuyên Quang, các trường THPT cần chủ động trong sự phối hợp này. Lãnh đạo trường THPT căn cứ nội dung chương trình GDHN hàng năm, lựa chọn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để trao đổi với lãnh đạo các đơn vị này trong việc giúp đỡ nhà trường, hỗ trợ kỹ thuật, công
nghệ, tài chính cho các hoạt động GDHN, tổ chức cho học sinh tham gia các buổi thực tập, tham quan tại đơn vị vv… tạo nên những hình ảnh sinh động về môi trường nghề nghiệp mà học sinh sẽ là một chủ thể trong tương lai. Khi biến hoạt động GDHN thành hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ có hình dung trực tiếp về ngành nghề mà mình sẽ lựa chọn, xác định được bước đầu sự tương thích của mình với nghề, có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, sức khoẻ, vật chất để đi theo con đường phát triển nghề ấy. Trong các đợt đưa học sinh về cơ sở sản xuất kinh doanh, trường THPT cử người phụ trách quản lý học sinh, hướng dẫn HS tôn trọng thực hiện đúng nội qui của cơ sở, tuân thủ hướng dẫn của cán bộ ở cơ sở, đảm bảo an toàn trong thời gian trải nghiệm; Phối hợp với cơ sở trong đánh giá kết quả GDHN của HS qua thu hoạch sau các đợt trải nghiệm và kết quả thực tế về việc lựa chọn nghề của HS. Ví dụ các trường THPT ở huyện Hàm Yên có thể phối hợp với doanh nghiệp hay hợp tác xã trồng cam theo tiêu chuẩn VIETGAP để đưa học sinh tham quan, trải nghiệm; Trường THPT trên địa bàn huyện Yên Sơn, có thể phối hợp với công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang trong tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm dây truyền chế biến gỗ để định hướng nghề thuộc lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến gỗ; các trường THPT trên địa bàn huyện Chiêm Hoá, Na Hang có thể phối hợp với nhà máy thuỷ điện, công ty du lịch trong tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm hướng nghiệp về các lĩnh vực liên quan…
Ngoài ra, trường THPT còn có thể kết hợp với các đơn vị cùng hoạt động trong ngành giáo dục nhưng ở cấp độ khác như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong GDHN. Trường THPT cùng với trường ĐH, CĐ tổ chức các buổi tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động quảng bá tuyển sinh, triển khai các chủ đề hướng nghiệp dưới các hình thức đa dạng, phong phú hơn. Có thể tìm thấy rất nhiều lợi ích khi xây dựng được mối quan hệ cộng tác giữa trường THPT với các lực lượng khác ngoài xã hội trong GDHN cho học sinh. Cái quan trọng là cần ở các CBQL trường THPT sự năng động, tinh thần trách nhiệm và năng lực quản lý, lãnh đạo trường học và hoạt động cộng đồng.
3.2.2.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện giải pháp
- Có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang để các đơn vị doanh nghiệp tham gia hướng nghiệp, tạo hành lang pháp lý để các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp gần với các trung tâm GDNN-GDTX, các trường THPT trong việc hướng nghiệp học sinh phổ thông.
- Hiệu trưởng cần phát huy tiềm năng huy động nguồn tài chính, thiết bị từ những chương trình, dự án, chính sách ưu tiên cho giáo dục thường được các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, chính sách của Nhà nước đầu tư hằng năm để chuẩn bị cơ sở vật chất trang bị xây dựng phòng thường trực của Ban GDHN.
- Hiệu trưởng cần bám sát chế độ làm việc dạy học của giáo viên, nhân viên trường THPT để sử dụng nguồn nhân lực, phân bổ thời gian lao động của nhân viên, giáo viên hợp lý để tổ chức hiệu quả hoạt động tư vấn học đường về GDHN cho học sinh mà không để xảy ra tình trạng vượt giờ lao động của nhân viên và giáo viên.
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang và các bên liên quan về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
3.2.3.1. Ý nghĩa, mục đích của giải pháp
Nhằm khai thông tư tưởng, bồi dưỡng năng lực, nhận thức cho tất cả các GV và NV, tạo ra sức mạnh của sự đồng thuận trong việc thực hiện một hệ thống GDHN thực sự hiệu quả và chất lượng. Nếu thực hiện tốt giải pháp này, có thể tạo ra hiệu ứng “dây chuyền” tích cực, giúp thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực cho GV và NV về GDHN, theo đó giúp GV, NV có khả năng lôi cuốn, huy động các lưc lượng xã hội tham gia GDHN, làm cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu về GDHN trong trường THPT, cung cấp những thông tin về kinh tế xã hội, nhu cầu lao động trong các cơ quan, xí nghiệp nhằm hướng cho hoạt động GDHN giải quyết đúng hướng về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
* Tham mưu cho Sở GD & ĐT trong xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu, văn bản, chính sách cụ thể cho giáo dục hướng nghiệp trong tỉnh.
Sự lúng túng và thiếu đồng bộ trong việc triển khai các hoạt động GDHN tại tỉnh Tuyên Quang là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân quan trọng là hệ thống cơ sở tài liệu và các văn bản liên quan đến các hoạt động GDHN còn khá sơ sài và thiếu thốn. Ngoài những văn bản hướng dẫn chung chung do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành, một số quy định có tính pháp quy được trích dẫn từ các chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, chưa có bất kỳ một
tài liệu chuyên sâu nào phổ cập các kiến thức cụ thể về GDHN, phân tích một cách rõ nét vai trò của hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hay hướng dẫn những cách thức cụ thể để hoạt động hướng nghiệp có thể phát huy tốt nhất hiệu quả của nó trong thực tiễn của tỉnh Tuyên Quang. Tham mưu cho sở GD và ĐT trong việc tập hợp được những nhà quản lý tâm huyết, những chuyên gia có kiến thức về GDHN, những giáo viên được trang bị lý thuyết chuyên sâu về hướng nghiệp, những cán bộ đã có kinh nghiệm thực tiễn trong GDHN tại tỉnh để từ đó cùng phối kết hợp vào việc biên soạn, hoàn thiện các bộ tài liệu, văn bản, sách chuyên đề phổ cập kiến thức. Mỗi trường THPT cần lựa chọn, cử cán bộ quản lý, GV đủ điều kiện tham gia hoạt động này và tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ. Những tài liệu, văn bản, sách chuyên đề này được biên soạn khoa học sẽ trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động GDHN tại các trường phổ thông của tỉnh Tuyên Quang, giúp các lực lượng triển khai bớt đi sự lúng túng, cảm tính, làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Đồng thời, với việc đưa các tài liệu được biên soạn hệ thống về GDHN vào các trường phổ thông, các nhà quản lý sẽ giảm thiểu được khá nhiều công sức, tiền bạc, thời gian so với việc phổ biến kiến thức về GDHN một cách lẻ tẻ, rời rạc, manh mún như trước đây.
Bên cạnh đó, để triển khai thuận lợi các hoạt động quản lý GDHN, cần tham mưu cho Tỉnh ban hành những chính sách cụ thể khuyến khích học nghề, có quy định rõ ràng về cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện một số chính sách ưu tiên khuyến khích học nghề như: giảm 50% học phí học nghề tại các trường TCCN công lập trong tỉnh, thực hiện chính sách Nhà nước cho vay vốn để các em yên tâm học tập nhưng hiệu quả của các chính sách này mang lại vẫn còn khá thấp. Lãnh đạo tỉnh cần ban hành các quy định, chế độ đãi ngộ tốt hơn, tạo cơ hội việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện GDHN giữa các trường THPT với Trung Tâm GDNN- GDTX, với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp của địa phương. Chú trọng đến chính sách khen thưởng: trong công tác thi đua khen thưởng của nhà trường cần đề cao tính hiệu quả của công tác GDHN, từ đó góp phần nâng cao vị thế của GDHN trong nhà trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX.
Xây dựng chính sách, chế độ cho các hoạt động GDHN, khắc phục hạn chế
lớn về sự thiếu hụt GV chuyên trách về GDHN. Tham mưu cho UBND Tỉnh, thông qua Sở GD&ĐT về qui định chế độ, chính sách phù hợp để thu hút và đào tạo các GV chuyên trách cho các hoạt động GDHN tại các trường phổ thông. Xây dựng chính sách ưu đãi cho giáo viên hướng nghiệp: Giáo viên dạy GDHN phải có định mức cụ thể vế số tiết dạy, phải định mức giờ dạy của họ giữa tiết lý thuyết và tiết thực hành, giữa tiết lý thuyết và tiết hướng dẫn học sinh tham quan thực tế các CSSX, các trường CĐ, ĐH, TCCN... Các tiết thực tế nên quy đổi hợp lý nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho giáo viên về tinh thần vật chất để giáo viên an tâm, thực hiện tốt nhiệm vụ GDHN.
* Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp
Có thể triển khai một số hình thức tuyên truyền tại tỉnh Tuyên Quang như sau:
- Tổ chức các buổi hội thảo, học tập chuyên đề dành cho các nhà quản lý, giáo viên kiêm nhiệm hay cán bộ chuyên trách về GDHN. Trong các hội thảo này, thông qua việc diễn giải, phân tích, đưa ra những số liệu cụ thể về hoạt động GDHN tại địa phương, người chủ trì hội thảo cần phải giúp cho các đối tượng tham gia có thể nhận thức rõ bản chất của hoạt động GDHN là gì, các nội dung hướng nghiệp cần phải triển khai, các yêu cầu hướng nghiệp cần phải đạt được và cách thức, biện pháp để tổ chức các con đường hướng nghiệp khác nhau. Mục đích mà những hội thảo này cần hướng đến chính là làm cho người nghe hiểu rõ hướng nghiệp không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của bộ phận nào đó trong xã hội mà phải trở thành yêu cầu, nhiệm vụ chung của tất cả các lực lượng xã hội từ các nhà quản lý, cán bộ chuyên trách, giáo viên trong nhà trường đến các bậc phụ huynh và các em học sinh. Giáo dục hướng nghiệp cần phải được coi trọng nhiều hơn nữa, trở thành hoạt động cơ bản và trọng yếu bên cạnh các hoạt động giáo dục kiến thức. Mọi lực lượng xã hội cần phải chung tay để thực hiện hiệu quả các hoạt động này, vì lợi ích của cá nhân và của cả cộng đồng trong tương lai. Việc tổ chức này các trường THPT có thể chủ động tổ chức độc lập hoặc tổ chức theo cụm trường hoặc tham mưu cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Huy động sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp cho việc phổ biến, nâng cao nhận thức về GDHN được lan truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân. Không chỉ thông qua các hội thảo chuyên đề, việc tuyên truyền về GDHN có thể lồng ghép vào các kênh khác như báo chí, truyền thông hay internet...
Cán bộ quản lý trường THPT có thể viết bài về GDHN cho học sinh đăng trên các ấn phẩm, tập san của tỉnh, phối hợp với đài phát thanh truyền hình địa phương có các bản tin tuyên truyền về nhu cầu nhân lực, về định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang, của từng huyện để tác động toàn diện và thường xuyên hơn đến nhận thức của mọi tầng lớp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Việc sử dụng các kênh nghe nhìn trực tiếp này là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ số, tăng cường tối đa tính hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền, làm cho GDHN trở nên gần gũi và sinh động hơn với mọi tầng lớp nhân dân. Tất nhiên, trong tình hình còn nhiều khó khăn về phổ cập giáo dục và công nghệ thông tin, sự vận dụng ảnh hưởng của các kênh giao tiếp hiện đại tại tỉnh Tuyên Quang không thể sâu rộng và nhanh chóng như nhiều thành phố khác trên khắp cả nước. Các nhà quản lý cần cân nhắc điều kiện cơ sở vật chất và trình độ, năng lực của người thực hiện để có hình thức triển khai hợp lý nhất. Trên các ấn phẩm báo in tại địa phương có thể sử dụng các bài viết với tranh ảnh minh hoạ đơn giản, nêu rõ nhu cầu cần lao động của xã hội hiện nay, nêu gương các trường và trung tâm giáo dục thường xuyên có tiến bộ trong công tác GDHN, tạo diễn đàn để các cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh chia sẻ về kinh nghiệm hoạt động GDHN tại các địa bàn trên tỉnh Tuyên Quang. Trên kênh truyền hình địa phương có thể điểm tin hoặc làm các phóng sự ngắn về những gương lao động tiên tiến, đạt được nhiều thành công và có thu nhập ổn định tại tỉnh nhà, giúp cho phụ huynh và học sinh hiểu được vào đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp sau này. Tại các trang mạng xã hội, có thể lập các page, group nhằm cập nhật thông tin thực hiện các hoạt động GDHN tại khắp các huyện và thành phố trên tỉnh Tuyên Quang, chia sẻ và trao đổi trực tiếp kinh nghiệm... Trên các đường phố lớn, tại những địa điểm hay tập trung đông dân cư hay ở ngoài các trường học, nhà quản lý có thể yêu cầu căng các tấm áp phích, pano tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của GDHN hoặc phát các tờ rơi đến tận tay người dân để phổ biến những kiến thức cơ bản nhất về vai trò, định hướng của GDHN hiện nay. Thông qua các kênh này cũng giúp các GV, nhân viên của các trường THPT có thêm thông tin cập nhật về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu nhân lực cuả tỉnh Tuyên Quang để đưa vào các bài giảng, các buổi tư vấn, định hướng nghề cho HS.
* Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN đối với từng đối tượng cụ thể
Cán bộ quản lý các hoạt động GDHN có thể thông qua nhiều con đường khác nhau để thực hiện sự tác động đến các giáo viên, học sinh và phụ huynh.
- Đối với giáo viên chuyên trách GDHN và các giáo viên khác tham gia GDHN, các trường THPT cần tổ chức bồi dưỡng cho họ theo các chuyên đề về GDHN; có thể phát động các cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm để thúc đẩy tâm huyết của giáo viên đối với các hoạt động GDHN đồng thời giúp các giáo viên có thể học tập và chọn lọc được những bài học thực tiễn hiệu quả và sinh động nhất. Tổ chức bồi dưỡng GV về GDHN thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn định kì. Các sinh hoạt về chuyên môn luôn phải đề cập đến vấn đề GDHN với các tiêu chí đã xác định. Các hình thức tổ chức có thể thực hiện với nhiều sự sáng tạo phong phú khác nhau nhưng mục đích yêu cầu của chương trình vẫn phải được đảm bảo góp phần nâng cao năng lực thực hiện GDHN của GV, NV.
- Đội ngũ quản lý và giáo viên cũng phải nhận thức rõ được vị trí và vai trò của phụ huynh trong GDHN. Nhận thức của họ ảnh hưởng lớn về giáo dục cho học sinh trong gia đình, trong đó có hướng nghiệp cho học sinh. Phần lớn một bộ phận PHHS ở Tuyên Quang có con em học THPT chưa ý thức cao về trách nhiệm hướng nghiệp đối với các em, thiếu quan tâm và hiểu biết về sở trường của các em, nhu cầu việc làm của tỉnh nhà nên gặp không ít khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp cho con em của mình. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường THPT cần tổ chức các buổi họp hội PHHS, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho PHHS nhận thức rõ ý nghĩa của việc hướng nghiệp đối với sự thành đạt nghề nghiệp của con em họ sau này.
Sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường và xã hội là rất quan trọng. Ý thức hợp tác của phụ huynh với các hoạt động của nhà trường sẽ làm tăng hiệu quả của công tác giáo dục. Sự hợp tác chặt chẽ tạo một môi trường đồng nhất trong phương thức giáo dục HS, trong nhiều tình huống, sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của phụ huynh có vai trò quyết định đến sự thành công cho một số hoạt động của nhà trường. Có nhiều phụ huynh rất sẵn sàng cùng cộng tác và giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, nếu có sự tham gia tích cực của phụ huynh thì công việc sẽ thuận lợi hơn nhiều. Phụ huynh có