Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên

KHTN của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới với các bên có liên quan.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Trước khi bắt đầu năm học mới, HT nhà trường chỉ đạo Phó HT và tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động sau:

Chỉ đạo các tổ trưởng tổ chuyên môn , GV dạy môn KHTN lập kế hoạch DH môn học này trong nhà trường.

Chỉ đạo tổ chức thảo luận, trao đổi và đi đến thống nhất kế hoạch DH trải nghiệm môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới, thông báo kế hoạch DH môn KHTN trong các trường THCS.

Khi bắt đầu năm học mới, HT nhà trường chỉ đạo Phó HT và tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động sau:

Nghiên cứu các văn bản có liên quan, chỉ đạo thành lập Ban kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới với thành phần bao gồm lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng bộ môn.

Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả DH trải nghiệm môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực. Công việc này có thể được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận trước hết ở phạm vi toàn trường, sau đó là cấp tổ chuyên môn.

Thông báo cơ chế và kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả DH cho tất cả GV môn KHTN trong nhà trường thông qua các cuộc họp Hội đồng vào đầu năm học hay thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn để tất cả các GV nắm vững kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả DH trải nghiệm môn KHTN cho học sinh trong nhà trường.

Tổ chức và tiến hành việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV một cách thường xuyên theo kế hoạch đã được xây dựng hoàn thiện, đảm bảo các nguyên tắc cần thiết đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm

môn KHTN.

Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập dạy học trải nghiệm môn KHTN của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông theo quy trình chặt chẽ. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước sau:


giá.

Bước 1. Xác định mục đích đánh giá

Bước 2. Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra đánh


Bước 3. Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với

các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

Bước 4. Chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh thực hiện bài kiểm tra.

Bước 5. Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của GV, lưu ý các trường hợp đặc biệt (đặc biệt xuất sắc, kém,…).

Bước 6. Nhận xét kết quả.

Công bố kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của HS theo chương trình giáo dục phổ với các bên có liên quan.

Khi kết thúc năm học, dựa trên những kết quả kiểm tra, đánh giá, HT thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động thi đua khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân lập được nhiều thành tích trong DH và kiểm tra, đánh giá kết quả DH trải nghiệm môn KHTN trong các trường THCS.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này cần có những điều kiện cơ bản sau:

Cần có hệ thống văn bản có liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục.

Cần có hệ thống các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần xác định đúng và vận dụng phù hợp các phương pháp kiểm tra, đánh

giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần đó đội ngũ CBQL, GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh môn KHTN theo hướng trải nghiệm, theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần đảm bảo các điều kiện CSVC, trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập môn KHTN của HS theo hướng trải nghiệm, theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần có sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo hướng trải nghiệm, theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường xây dựng một hệ thống CSVC, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu học tập của người học cũng như phục vụ quá trình quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN của mỗi nhà trường. CSVC, trang thiết bị trong nhà trường là điều kiện để thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học. Đồng thời tạo điều kiện để nhà trường có những tiêu chuẩn đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và khẳng định được vị thế của mình.

3.2.5.2. Nội dung của thực hiện

CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN bao gồm hệ thống phòng làm việc, trang thiết bị, máy tính phục vụ cho hoạt động quản lí của mỗi một trường THCS. Ngoài ra còn có các CSVC phục vụ cho hoạt động học tập của người học thực hiện quá trình học tập trải nghiệm môn KHTN (dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, phòng thí nghiệm, vườn thực hành... ). Những CSVC, trang thiết bị này cần phải được đảm bảo về số

lượng và chất lượng để hoạt động quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.

Đầu tư kinh phí xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị của các trường THCS nhằm đảm bảo điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN, bồi dưỡng CBQL đảm trách công tác quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN trong các trường THCS trên địa bàn.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất: Tiến hành rà soát thực trạng về CSVC, trang thiết bị, môi trường... phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN và quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Những CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ học tập, nghiên cứu và làm việc không còn đáp ứng cần lên kế hoạch tu sửa, bổ sung và trang sắm mới hoàn toàn. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu làm việc trong giai đoạn mới cũng như đáp ứng đòi hỏi của xã hội về chất lượng làm việc cũng như chất lượng quản lí hoạt động dạy học cần tiến hành lên kế hoạch, dự trù kinh phí để xây dựng và sửa chữa những thiết bị làm việc không đạt hiệu quả và không đảm bảo điều kiện làm việc.

Thứ hai: Tăng cường đầu tư hiện đại hoá các phòng chức năng, phòng thí nghiệm, vườn trường,… Để thực hiện tốt vấn đề này, cần phải tăng cường hơn nữa công tác huy động các nguồn lực ở trong và ngoài nhà trường nhằm tạo dựng hệ thống CSVC, trang thiết bị đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn học KHTN. Theo đó, cần nghiên cứu cơ chế đầu tư thích hợp cho việc xây dựng hệ thống CSVC phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN, cần phân định chủ thể tiến hành đầu tư, phương thức tổ chức đấu thầu xây dựng, phương án khai thác hiệu quả công trình trước khi tiến hành đầu tư.

Thứ ba: Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá các trang thiết bị, phương tiện học tập, giảng dạy cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giảng dạy và học tập. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp

giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nghiên cứu, giảng dạy, việc đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập là hết sức cần thiết, đây là một trong những tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN của các nhà trường. Bởi chất lượng học tập của người học là một phần để đánh giá chất lượng quản lí hoạt động dạy học của mỗi một nhà trường. CSVC, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tâp của hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học có đáp ứng thì người làm công tác dạy học trải nghiệm môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới mới thực hiện được tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.

Thứ tư: Để đầu tư có hiệu quả cần phải tìm hiểu kỹ công nghệ ứng dụng của từng loại máy móc, thiết bị, lựa chọn ưu tiên những trang thiết bị, phương tiện mũi nhọn để đầu tư mua sắm trước, tránh tình trạng lãng phí trong đầu tư, mua sắm trang thiết bị.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường THCS trong vấn đề huy động tài chính cho hiện đại hóa trang thiết bị CSVC phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Năng lực lãnh đạo và quản lí của BGH nhà trường, tổ trưởng chuyên môn và các bên có liên quan.

Tăng cường quá trình xã hội hóa giáo dục để huy động tất cả các nguồn lực xã hội, đặc biệt là sự đồng thuận của lực lượng phụ huynh học sinh trong xây dựng và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thời gian và nguồn kinh phí đầu tư.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên

Các biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên mà luận văn đã nghiên cứu, đề xuất là một hệ thống đa dạng và linh hoạt, không có biện pháp nào mang tính vạn năng, khi giải quyết

một nhiệm vụ cụ thể, các CBQL nhà trường thông thường cần phối kết hợp nhiều biện pháp để hoạt động quản lý ngày càng mang lại những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, sẽ có một hoặc một số biện pháp chiếm ưu thế hơn trong quá trình sử dụng.

Năm biện pháp trên đều có vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn. Trong các biện pháp nêu trên biện pháp 1 có tính cơ sở, nhóm các biện pháp 2, 3 là các biện pháp quản lý cơ bản, nhóm các biện pháp 4, 5 là các biện pháp hỗ trợ để thực hiện các biện pháp quản lý. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh thì không được coi nhẹ biện pháp nào, mà cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp vì các biện pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng.

Năm biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN đề xuất trên đây có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, phụ thuộc vào nhau, việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ chi phối việc thực hiện các biện pháp còn lại vì vậy cần phối hợp hài hoà các biện pháp trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.4.1. Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Thăm dò về sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn

KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.4.1.2. Khách thể khảo nghiệm

Đề tài tiến hành khảo sát kết quả về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên trên đối tượng khách thể là 70 CBQL giáo dục (CBQL phòng GD&ĐT và CBQL, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên bao gồm các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên dạy môn KHTN.

- Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển môi trường học tập trải nghiệm tích cực cho học sinh.

- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên.

- Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên.

3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất với CBQL phòng GD&ĐT và CBQL và giáo viên các trường THCS đã được xác định.

3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết (CT) và tính khả thi (KT) của các

biện pháp quản lý HĐDH môn TN theo chương trình GDPT mới ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên được đề xuất với các mức độ cần thiết và khả thi như sau:

- Mức độ cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm; Ít cần thiết: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; Cần thiết: 4 điểm; Rất cần thiết: 5 điểm.

- Mức độ khả thi: Không khả thi: 1 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; Khả thi: 4 điểm; Rất khả thi: 5 điểm.

Công thức tính giá trị trung bình:


Trong đó: xi: là điểm số trong thang điểm; ai: số khách thể đạt điểm tương ứng với xi; N: là tổng số khách thể thực hiện khảo sát.

Thang đo khoảng được sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị từ nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 5 và giá trị khoảng cách là 0.80. Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo khoảng được liệt kê ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình


Giá trị

1 - 1.80

1.81 -

2.60

2.61 - 3.40

3.41 -

4.20

4,21 - 5,00

Mức độ CT

Không CT

Ít CT

Bình thường

CT

Rất CT

Mức độ KT

Không KT

Ít KT

Bình thường

KT

Rất KT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 13

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐ DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Stt

Các biện pháp

Mức độ

ĐTB



Rất CT

CT

Bình

thường

Ít CT

Không

CT


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên

dạy môn KHTN


59


0,00


11


0,00


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.84


1


2

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm đáp ứng yêu cầu của chương

trình GDPT mới


56


80,00


14


20,00


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.80


2


3

Xây dựng và phát triển môi trường học tập trải nghiệm tích cực cho

HS


50


71,43


20


28,57


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.71


4


4

Chỉ đạo đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn

Khoa học tự nhiên


53


75,71


17


24,29


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.76


3


5

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ HĐDH trải

nghiệm môn KHTN


45


64,29


25


35,71


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.64


5

ĐTB chung

4,75


Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí