Định Hướng Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công Ty

71


nhân viên phòng kiểm tra chất lượng.

Tăng cường công tác quản lý và đảm bảo tốt về thiết bị, năng lượng cho sản xuất. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình trong quản lý, nghiệm thu máy móc, thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN, cơ giới hóa, tự động hóa, nâng cao năng lực thiết bị và làm chủ khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đặc biệt là các trang thiết bị mới đầu tư. Thực hiện đổi mới thiết bị gắn với việc đổi mới công nghệ; nâng cao chất lượng công tác bảo dưỡng thiết bị, chú trọng kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa lớn. Áp dụng phương pháp TPM (Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể) vào quản lý thiết bị; áp dụng tốt các biện pháp tiết kiệm các nguồn điện năng. Triển khai tốt CVĐ50, tiếp tục nâng cấp trang thiết bị an toàn để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong sản xuất và an toàn giao thông. Tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất, luôn đảm bảo an toàn công nghệ thông tin.

Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới và duy trì hiệu quả kaizen -5S. Triển khai áp dụng tốt các phương pháp, công cụ quản lý tiên tiến, hiện đại vào SXKD của Công ty; rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chế, quy định quản lý nội bộ, đảm bảo sát yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng chiến lược phát triển Công ty đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chuẩn bị tốt nội lực để phấn đấu đến năm 2025, cơ bản có đủ điều kiện cần thiết để triển khai xây dựng Công ty thông minh tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng nhân lực cả trước mắt và lâu dài; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp và ngoại ngữ; tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp, KHCN ở trong và ngoài nước; thuê chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực quản lý còn yếu. Thực hiện Quyết nghị số 1376-QN/ĐU ngày 16/4/2020 của Thường vụ Đảng ủy Tổng cục và Chỉ thị số 2626/CT-CNQP ngày 22/4/2020 của Chủ nhiệm Tổng cục CNQP về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng lao động; sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả, tinh giản lao động gián tiếp, bổ


trợ đạt được mục tiêu đề ra, đến 2025 còn không quá 25% tổng quân số; có cơ chế, chính sách thỏa đáng nhằm giữ gìn đội ngũ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu để triển khai đồng bộ, chiều sâu, hiệu quả chương trình Kaizen-5S, khuyến khích và thu hút toàn thể người lao động tham gia, truyền cảm hứng và phát huy, khơi dậy, đánh thức được tính sáng tạo, năng lực tiềm ẩn của mỗi con người, với phương châm “cải tiến liên tục”, “không có gì là tốt nhất”, “hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay”.....từ đó loại bỏ được những lãng phí, nâng cao năng xuất, chất lượng, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và khoa học....

Đổi mới công tác lập dự toán, phân bổ và cấp phát, thanh toán ngân sách theo cơ chế quản lý tài chính mới; chú trọng quản lý khai thác, sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Huy động các nguồn vốn cho các hoạt động SXKD, đầu tư phát triển, duy trì biện pháp tiết kiệm chi tiêu tài chính; thực hiện công tác kế toán, thống kê; duy trì công tác phân tích, hạch toán chi phí; gắn công tác tiêu thụ sản phẩm với thu hồi công nợ để tăng hệ số quay vòng vốn SXKD. Tiếp tục quan tâm xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ làm công tác tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Duy trì phong trào thi đua xây dựng ''Đơn vị quản lý tài chính tốt ''.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường giáo dục kỷ luật, pháp luật và chấp hành kỷ luật của cán bộ, QNCN, CNV, người lao động; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, chặt chẽ. Tăng cường chỉ đạo hoạt động thanh tra nhân dân, hoạt động công tác tiếp công dân và hoạt động của Ban 1389. Thực hiện công tác đối ngoại quân sự, đẩy mạnh xúc tiến thương mại; quản lý tốt con người và tài sản, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội thâm nhập vào đơn vị. Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện theo Chỉ thị 917 của Bộ Quốc Phòng; duy trì nghiêm nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật; xử lý nghiêm vi phạm.


Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 - 11

3.1.3. Định hướng về nguồn nhân lực của công ty

Để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 phù hợp với bối cảnh tình hình dịch Covid-19 như hiện nay. Công ty xác định con người luôn là yếu tố tiên quyết thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt hầu hết các công ty đều phải đảm bảo bộ máy nhân sự tinh gọn tuy nhiên vẫn phải đảm bảo trình độ năng lực đội ngũ quản lý, điều hành hoạt động hiệu quả cao. Đối với khối lao động chuyên môn, cấp bậc công nhân viên cần nâng cao trình độ tay nghề và đặc biệt đối với Công ty TNHH MTV Cao su 75 ngoại ngữ là một trong những vấn đề cấp thiết cần bổ sung vì nó đặc biệt quan trọng trong quá trình làm việc, đọc hiểu tài liệu và giao tiếp với chuyên gia nước ngoài.

Dựa trên những định hướng đó, Công ty TNHH MTV Cao su 75 đã đề ra những mục tiêu cụ thể về kế hoạch nguồn nhân lực tại khối văn phòng của công ty đến năm 2022 như sau:

• Khai thác và bổ sung đủ nhân lực chất lượng cao có khả năng về chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chính và mở rộng sang một số lĩnh vực khác.

• Đảm bảo 50% cán bộ kỹ thuật, kinh doanh của công ty có trình độ ngoại ngữ có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài không phải thông qua phiên dịch.

• Đến năm 2022 công ty có 1,5% cán bộ có trình độ trên đại học, 1% cán bộ kỹ sư được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn tại nước ngoài.

3.2. Định hướng hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty

Ngày 16/4/2020 Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã thông qua Quyết nghị số 1376-QN/ĐU; ngày 22/4/2020 Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị số 2626/CT-CNQP về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng lao động; sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả, tinh giản lao động gián tiếp, bổ trợ. Chỉ thị yêu cầu các Công


ty TNHH MTV thuộc Tổng cục tiến hành rà soát đánh giá năng lực từng cán bộ, công nhân viên và sắp xếp lại cho phù hợp với năng lực, nhiệm vụ; kết hợp triển khai thực hiện tinh giản lao động gián tiếp và phục vụ bổ trợ để số lượng lao động gián tiếp và bổ trợ chiếm không quá 30% lực lượng lao động của Công ty. Công ty TNHH MTV Cao su 75 đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả, tinh giản lao động gián tiếp, bổ trợ còn không quá 25% tổng quân số.

Để thực hiện mục tiêu trên, Công ty cần thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chủ trương, định hướng về đổi mới phương pháp quản trị nhân lực theo năng lực, trong đó tập trung vào các hoạt động: Rà soát danh mục vị trí việc làm và bản mô tả công việc chung của từng vị trí việc làm tại tất cả các phòng ban; đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với tất cả các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc đánh giá THCV của CBCNV một cách khoa học sẽ là cơ sở để Công ty thực hiện các hoạt động, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển theo năng lực, đảm bảo bố trí đúng người đúng việc, nâng cao hiệu suất làm việc.

Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động ĐGTHCV, công ty TNHH MTV Cao su 75 đã đưa ra những phương hướng ĐGTHCV như sau:

3.2.1. Đánh giá thực hiện công việc một cách toàn diện dựa trên các tiêu chuẩn Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống: Thông qua việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đạo đức, lối sống; tinh thần kỷ luật; tính trung thực trong công tác; tinh thần phối hợp trong công tác; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân; tinh thần học tập, nâng cao trình độ; khả

năng thích ứng linh hoạt trong tình huống công tác.

Kết quả thực hiện công việc được giao: Số lượng công việc; chất lượng công việc; hiệu suất làm việc; điều kiện, hoàn cảnh để hoàn thành công việc; kỹ năng tham mưu, thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp, ứng xử... Đây là điểm trọng tâm của tiêu chuẩn ĐGTHCV. Để nâng cao tính chính xác trong đánh giá, Công ty sẽ chuẩn hóa lại ma trận chức năng để phân định rõ chức

75


năng, nhiệm vụ, công việc của từng phòng ban phân xưởng. Hoàn thiện biên chế tổ chức của các phòng ban, phân xưởng, xây dựng khung năng lực theo vị trí, chức danh công việc, mô tả công việc cho từng vị trí, chức danh trong Công ty.

Đối với lãnh đạo, chỉ huy từ cấp trưởng phòng và tương đương, ngoài các nội dung cần phải xem xét đánh giá như trên cần phải thêm những nội dung như: Tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược; năng lực điều hành công việc; đoàn kết nội bộ; uy tín trong đơn vị và khu dân cư; cần kiệm, gương mẫu trong cuộc sống cá nhân và gia đình.

3.2.2. Ứng dụng KPIs và phần mềm ERP trong đánh giá thực hiện công việc

Mỗi vị trí chức danh trong công ty đều có bản mô tả công việc trong đó nêu rõ những trách nhiệm của vị trí chức danh đó phải thực hiện. Dựa trên cơ sở những trách nhiệm công việc đó Nhà quản lý sẽ đưa ra các chỉ số KPIs (mục tiêu) để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của vị trí chức danh đó. Việc sử dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích:

Đảm bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể.

Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.

Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn…

Phần mềm ERP là phần mềm quản trị doanh nghiệp đang được áp dụng tại Công ty. Mọi công tác liên quan đến quản trị nhân lực như: quản lý hồ sơ nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, chấm công, lương, thưởng, bảo hiểm xã hội,... cũng đều được cập nhật tự động hóa, giúp cho việc tra cứu, kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Quá trình làm việc của nhân viên cũng được giám sát và quản lý tối ưu triệt để. Kết quả công việc theo từng ngày, từng tuần hay theo từng tháng của mỗi nhân viên sẽ được báo cáo và lưu trữ trên ERP. Đây là cơ sở dữ liệu khách quan để đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV

76


trong công ty.


Tiếp tục thuê chuyên gia đào tạo ĐGTHCV với người đánh giá và người được đánh giá. Bên cạnh nội dung chuyên môn về ĐGTHCV thì nội dung đào tạo gồm văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi và thuyết trình. Mục đích của đào tạo người đánh giá ở Công ty không chỉ dừng lại ở chỗ hiểu và biết cách đánh giá nhân viên của mình mà còn đào tạo họ trong khâu phỏng vấn đánh giá để tạo ra bầu không khí trao đổi thân thiện, giảm khoảng cách giữa người lao động và Ban lãnh đạo công ty.

3.2.3. Sử dụng kết quả ĐGTHCV một cách hiệu quả hơn

Phối hợp ĐGTHCV với các công tác khác trong hoạt động quản trị nhân lực như: Tuyển dụng nhân lực, bố trí sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, tạo động lực cho người lao động. Kết quả ĐGTHCV được ghi nhận vào hồ sơ năng lực của mỗi CBCNV. Đây sẽ là cơ sở khoa học, khách quan để thực hiện các hoạt động, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, trả lương theo năng lực, đảm bảo bố trí đúng người đúng việc, nâng cao hiệu suất làm việc.

3.3. Đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH MTV Cao su 75

3.3.1. Hoàn thiện xác định mục tiêu đánh thực hiện công việc tại Công ty

Đối với Công ty, đứng về mặt tổ chức thì hoạt động ĐGTHCV giúp công ty có một cái nhìn tổng thể về đội ngũ nhân viên, xác định trình độ, năng lực, phẩm chất làm cơ sở cho các hoạt động khác như khen thưởng, kỷ luật, sa thải, thăng tiến… Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá nhằm xác định kết quả công việc của công ty, xác định tiến độ thực hiện công việc sản xuất kinh doanh, từ đó có những điều chỉnh cần thiết.

Để những giải pháp hoàn thiện công tác ĐGTHCV đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Công ty cần nhận định đúng đắn tầm quan trọng trong việc xác định mục tiêu đánh giá. Việc xác định mục tiêu đánh giá phải gắn liền với chiến lược phát triển của công ty, phải được xác định một cách cụ thể, rõ ràng đến

77


từng bộ phận, cá nhân trong công ty. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số mục tiêu đánh giá cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới:

- Nâng cao nhận thức của CBCNV trong việc hoàn thành công việc được giao. Khuyến khích CBNV nâng cao năng suất lao động.

- Xác định rõ năng lực, trình độ, phẩm chất của nhân viên, làm cơ sở cho việc đề bạt, bổ nhiệm, thăng tiến

- Để có sự điều chỉnh hợp lý trong cơ cấu, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng

- Làm căn cứ để tăng lương, thưởng, phạt công bằng, minh bạch và hiệu quả Trong cơ chế thị trường, dù là cơ quan nhà nước hay tư nhân thì cũng

cần phải coi trọng công tác đánh giá, coi đây là cơ sở cho các hoạt động nhân

sự khác, không chỉ đơn thuần là vấn đề lương, thưởng hay đề bạt.

3.3.2. Hoàn thiện thiết kế đánh giá thực hiện công việc tại Công ty

3.3.2.1 Điều chỉnh chu kỳ đánh giá thực hiện công việc tại Công ty

Hiện nay Công ty TNHH MTV Cao su 75 có các chu kỳ đánh giá hàng tháng, giữa năm và cuối năm cho người lao động, như vậy là quá nhiều và có yếu tố không hợp lý. Chu kỳ đánh giá không nên quá ngắn, hầu hết công việc cần một thời gian nhất định để hoàn thành, nếu làm vậy sẽ tạo áp lực cho cả người đánh giá và đối tượng được đánh giá, vừa không bao quát được tình hình thực hiện công việc của người lao động. Chu kỳ đánh giá cũng không nên quá dài, như vậy nó sẽ làm mất đi tính thời sự của ĐGTHCV. Vì vậy công ty nên chọn chu kỳ đánh giá ba tháng với cán bộ quản lý, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; còn CNSX, bảo vệ, lái xe, tạp vụ thì chu kỳ đánh giá hàng tháng là phù hợp nhất.

3.3.2.2. Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại Công ty

Hiện tại, công ty đã có các tiêu chuẩn đánh giá cho từng nhân viên theo nhóm công việc, tuy nhiên các tiêu chuẩn đánh giá cũng mang tính chung chung, khó đánh giá, không phù hợp và các nhân viên không thống nhất. Chính vì vậy cần xây dựng các tiêu chí mới cho từng đối tượng cụ thể. Các nguyên tắc khi xây dựng tiêu chuẩn:


-Tiêu chuẩn đánh giá phải gắn liền với công việc được phân công và gắn liền với mục tiêu chiến lược của tổ chức;

-Tiêu chuẩn đánh giá phải bao quát được mọi khía cạnh của quá trình thực hiện công việc;

-Tiêu chuẩn đánh giá không nên bị đồng nhất hoặc bị sai lệch do những yếu tố khách quan;

-Tiêu chuẩn phải đảm bảo độ tin cậy theo thời gian và đối với tất cả những người thực hiện đánh giá;

-Tiêu chuẩn đánh giá phải mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tế.

-Tiêu chuẩn phải gắn với mục đích cá nhân.

Dựa trên mục tiêu của tổ chức, những đặc điểm cụ thể của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Cao su 75,tiêu chuẩn đánh giá hiện đang áp dụng tại Công ty (Phụ lục 3), tác giả đề xuất hoàn thiện xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho nhóm nhân viên ở các phòng ban, phân xưởng gồm: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc được giao theo kế hoạch trọng số 80%; tiêu chuẩn chung về thái độ, kỷ luật trọng số 10%; tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc đột xuất trọng số 10%.

Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc được thể hiện qua các chỉ số KPI về mục tiêu của quá trình và KPI của các hoạt động trong các quá trình. Căn cứ xây dựng các tiêu chí đánh giá là dựa theo bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc của mỗi chức danh.

Tiêu chuẩn chung về thái độ, kỷ luật là việc đánh giá việc chấp hành nội quy lao động, quy chế làm việc, tác phong làm việc, phối hợp với cá nhân, bộ phận khác khi làm việc; giao tiếp với cấp trên, khách hàng, đồng nghiệp và cấp dưới; giữ gìn vệ sinh nơi làm việc. Tác giả đề xuất hoàn thiện tiêu chuẩn ĐGTHCV cho bốn nhóm CBCNV chủ yếu trong Công ty như sau:

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí