hợp, quan điểm tích hợp và một số nguyên tắc chỉ đạo tích hợp, một số kỹ thuật tích hợp [22].
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng nghiên cứu vấn đề Tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Trong đề tài này, tác giả coi việc tích hợp trong dạy học Ngữ văn là quan điểm, là hình thức, phương pháp, phương tiện đã và đang được các nhà trường phổ thông áp dụng, cụ thể là tích hợp Làm văn, Văn học, Ngữ pháp vào trong môn Ngữ Văn. Cuối cùng tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chương trình tích hợp đối với môn Ngữ Văn [13].
Trong đề tài Dạy học tích hợp, tác giả Trần Bá Hoành đưa ra một số khái niệm nền tảng về sư phạm tích hợp, các quan điểm và mục tiêu của sư phạm tích hợp, điều kiện và triển vọng để triển khai dạy học theo hướng tích hợp ở trường phổ thông tại Việt Nam [12].
Đối với các nhà trường sư phạm, việc vận dụng quan điểm tích hợp trong quá trình đào tạo giáo viên cũng đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu: Tác giả Đinh Quang Báo với công trình Cơ sở lý luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm [1]; Lê Đức Ngọc với đề tài Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội - nhân văn và các môn công nghệ [17]; Nguyễn Thị Quế Xuân với Quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở trường tiểu học [27]. Các tác giả đã nêu được các căn cứ, các yêu cầu thực tiễn để giảng dạy cho học sinh, sinh viên về quan điểm, phương pháp thực hiện giáo dục tích hợp trong các nhà trường.
Do vậy, trong chương trình SGK mới đã được các nhà khoa học xây dựng theo hướng tích hợp xuyên suốt từ cấp tiểu học đến THPT. Các tác giả biên soạn bộ SGK mới cũng khẳng định: Bên cạnh những hướng cải tiến chung của chương trình như giảm tải, tăng thực hành, gắn với cuộc sống, cải tiến nổi bật nhất của chương trình là hướng tích hợp.
Như vậy, việc vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy và giáo dục đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo dục. Những công trình nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục và GV đã khẳng định việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp là một trong những xu hướng tất yếu hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng vẫn còn là khoảng trống đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Vì vậy tôi nghiên cứu và viết luận văn này để tìm hiểu thực trạng QL hoạt động DHTH các môn KHTN của HT các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp QL hoạt động DHTH các môn KHTN để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS và áp dụng khả thi trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm, để thực hiện mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì cách QL đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phối hợp của những cá nhân. Vì chúng ta ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung, nhiều nhóm có tổ chức trở nên rộng lớn hơn, cho nên nhiệm vụ QL ngày càng quan trọng. Hoạt động QL bắt nguồn từ sự phân công lao động, mục đích của hoạt động quản lý nhằm tăng năng suất lao động, cải tạo cuộc sống. Để đạt được mục tiêu trên cơ sở kết hợp các yếu tố con người, phương tiện… thì cần có sự tổ chức và điều hành chung, đó chính là quá trình QL. Trài qua quá trình phát triển, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ tổ chức và QL cũng được từng bước nâng lên.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 1
- Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 2
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Thcs
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khtn Ở Trường Thcs
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khtn Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Nói đến hoạt động QL, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [4].
Theo quan điểm chính trị xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [18].
Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “Quản lý là một khái niệm ghép giữa “quản” và “lý””. “Quản” có hàm nghĩa rất phong phú: cai quản, thống trị, giữ gìn, theo dõi… Theo góc độ điều khiển, “quản” có thể hiểu là lái, điều khiển, chỉ huy, kiểm soát,… Do đó, trong đời sống xã hội ngày càng phát sinh những khái niệm liên quan đến từ “quản” như: quản giáo, quản thúc, quản tượng, quản gia, quản trị,… “lý” theo hàm nghĩa là khoa học, khách quan nâng cao hiệu quả hoạt động “quản” [6].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể khái quát: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể QL.
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
1.2.2.1. Hoạt động dạy học
Dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học, HĐDH bao gồm hai mặt là: HĐ dạy của GV và HĐ học của HS, hai HĐ này luôn gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau nếu thiếu một trong hai HĐ thì không có HĐDH. Nếu không có HĐ dạy thì chỉ còn HĐ tự học của HS, nếu không có HĐ học thì HĐ dạy cũng không diễn ra, kết quả HĐ học của HS không thể tách rời kết quả HĐ dạy của thầy và kết quả HĐ dạy của thầy không thể tách rời kết quả học tập của HS.
* HĐ dạy của GV:
Là quá trình HĐ sư phạm của GV nhằm lãnh đạo, tổ chức, điều khiển HĐ nhận thức của HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. HĐ dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình quy định.
* HĐ học của HS:
Là HĐ tự giác, chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức, tự tổ chức, tự điều khiển HĐ nhận thức của HS dưới sự điều khiển của GV, nhằm biến những tri thức của nhân loại thành kiến thức, tri thức của bản thân, tự làm phong phú và phát triển những giá trị của bản thân. HĐ học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.
HĐ dạy và HĐ học gắn liền với HĐ của con người hai HĐ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện DH, HĐ dạy và HĐ học.
Tóm lại, bản chất của HĐDH là quá trình nhận thức độc đáo của HS dưới vai trò chủ đạo của GV. HĐ học của HS là HĐ nhận thức thế giới khách quan. Cũng giống như nhận thức của nhân loại, nhận thức của HS tuân theo quy luật nhận thức chung: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” (V.I.Lênin). Và mối quan hệ biện chứng giữa thầy và trò là một trong những yếu tố đậm nét của quá trình DH.
HĐDH được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch với nội dung DH bao gồm hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước và hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, với các hình thức tổ chức DH đa dạng, với sự điều khiển linh hoạt của người thầy giáo. Nói cách khác, trong quá trình DH đã diễn ra sự gia công sư phạm trên cơ sở tính đến những đặc điểm của khoa học, những đặc điểm tâm sinh lý của HS, và đặc biệt là tính đặc thù của quá trình DH.
DH là con đường thuận lợi nhất giúp HS trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể nắm vững một khối lượng tri thức với chất lượng cần thiết. DH còn là một trong những con đường chủ yếu góp phần giáo dục cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và những phẩm chất đạo đức của con người mới.
1.2.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập - tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học.
Có thể hiểu quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục.
Yêu cầu của QL HĐDH là phải QL các thành tố cấu trúc của quá trình DH vì vậy nội dung QL DH bao gồm QL mục tiêu, chương trình, nội dung DH, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức DH, GV, HS, kết quả DH.
Ta có thể phân tích HĐDH của nhà trường như một hệ thống gồm các thành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
M
N P
QL
Th Tr
ĐK
M: Mục tiêu dạy học N: Nội dung dạy học
P: Phương pháp dạy học Th: Thầy
Tr: Trò
ĐK: Điều kiện QL: Quản lý
Sơ đồ 1.3: QL các thành tố của quá trình DH
QL HĐ DH phải đồng thời QL HĐ dạy của thầy và HĐ học của trò, trong đó: Người dạy vừa chịu tác động của chủ thể QL DH, vừa tự kế hoạch hoá HĐ
DH, tự tổ chức việc dạy và tổ chức việc học cho người học, tự chỉ đạo HĐ dạy của mình và chỉ đạo HĐ học của người học, đồng thời tự kiểm tra đánh giá kết quả dạy của mình và kiểm tra đánh giá kết quả học của người học.
Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và kiểm tra HĐ học của mình theo kế hoạch, cách tổ chức, chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của người dạy.
1.2.3. Dạy học tích hợp
1.2.3.1. Tích hợp
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau, đó là tính chất liên kết, tính chất vẹn toàn [25].
1.2.3.2. Dạy học tích hợp
Tác giả Đinh Quang Báo cho rằng: "Dạy học tích hợp là hợp nhất các nội dung giáo dục trong một môn học, khi đó, vừa gắn kết đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết; Hoặc lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng không thành một môn học (như các nội dung về môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản...) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng môn" [1].
Tác giả Trần Thị Thanh Thủy cho rằng: "DHTH là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa trên cơ sơ các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó nhằm hình thành ở HS các năng lực cần thiết" [25].
Như vậy, từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu: Dạy học tích hợp là hoạt động giáo dục mà trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các tình huống trong thực tiễn; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
1.2.4. Quản lý dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên
Bằng các khái niệm nêu trên có thể hiểu: Quản lý dạy học tích hợp các môn KHTN là tác động của chủ thể quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng các nhà trường vào quá trình dạy học tích hợp các môn KHTN được tiến hành bởi giáo viên và học sinh cùng sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu ở học sinh như yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm; Hình thành và phát triển năng lực ở học sinh như năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS
1.3.1. Hiệu trưởng trường THCS với hoạt động quản lý dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên
1.3.1.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lí trường THCS
Quản lý trường học là thực hiện nhiệm vụ, đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạt động của
nhà trường. Hoạt động quản lý của hiệu trưởng là quá trình đạt đến mục tiêu của nhà trường bằng cách vận dụng các chức năng quản lý.
Trong quản lý trường THCS, chủ thể quản lý là Hiệu trưởng, là người định hướng trí tuệ vào tất cả các vấn đề của nhà trường, xác định được những công việc quan trọng theo từng thời điểm, qua kế hoạch năm học với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, hợp lý, khoa học, đồng thời có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS
Điều 54 của Luật Giáo dục và Điều 19 của Điều lệ trường THCS đã quy định rõ vai trò chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS đó là:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học (nếu có) cho học sinh trong nhà trường (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
.....