Thực Trạng Dạy Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Thcs Của Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên

Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với CBQL và GV nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên và quản lý HĐDH môn Khoa học tự nhiên và giải thích nguyên nhân của thực trạng.

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục, phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.

Cách xử lý: Xử lý thông tin theo từng nội dung khảo sát

Quá trình thực hiện hoạt động dạy học môn KHTN và quá trình quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực người học được đánh giá theo 4 mức độ từ yếu đến tốt.

* Xét về mặt định tính: Sẽ có 4 mức độ đánh giá thực trạng dạy học môn KHTN theo định hướng năng lực và thực trạng quản lý họat động dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh là kém, yếu, trung bình, khá và tốt. Cụ thể:

- Mức yếu: CBQL và GV thực hiện được một số công việc nhưng không dễ dàng, lúc làm được, lúc không, kết quả của hoạt động không được như mong muốn.

- Mức trung bình: CBQL và GV thực hiện được hầu hết các công việc nhưng không dễ dàng, kết quả đạt yêu cầu nhưng chưa đạt đến mức kì vọng.

- Mức khá: CBQL và GV có khả năng thực hiện tất cả công việc một cách khá dễ dàng, kết quả đạt được mức kì vọng, ở một số công việc có thể hướng dẫn người khác.

- Mức tốt: CBQL và GV thực hiện mọi công việc một cách dễ dàng, kết quả đạt ở mức hoàn hảo, xuất sắc, hoàn toàn có thể hướng dẫn người khác.

* Xét về mặt định lượng

Mức yếu được đánh giá bằng điểm trung bình thấp nhất là 1 và mức tốt có điểm trung bình cao nhất là 4. Điểm càng cao thì mức độ thực hiện công việc càng tốt. Cụ thể: Mức độ 1 cho điểm 4; mức độ độ 2 cho điểm 3; mức độ 3 cho điểm 2; mức độ 4 cho 1 điểm sau đó tính điểm trung bình.

Xi Ki

Công thức tính: X

n


Trong đó: X là điểm trung bình;

X i là điểm ở mức độ i; Ki

là số người


cho điểm ở mức độ i; n là số người tham gia đánh giá.

Thứ bậc được xếp theo thứ tự điểm trung bình từ cao xuống thấp và được đánh giá như sau:

Nội dung khảo sát được đánh giá phân khoảng như sau: Mức tốt: X = 3,27 -> 4;

Mức khá: X = 2,2 -> 3,26;

Mức trung bình: X = 1,76 -> 2,51 Mức yếu: X < 1,75.

2.3. Thực trạng dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Hiện nay trên địa bàn huyện Nậm Pồ có 12 trường cấp THCS trong đó có 09 trường PTDTBT THCS, 06 trường dạy học theo mô hình trường học mới được áp dụng từ năm học 2015-2016 với việc dạy học môn KHTN gồm ba môn học (Hóa học, Sinh Học và Vật lý). Tác giả nghiên cứu dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở 06 trường PTDTBT THCS Nà Hỳ, THCS Chà Nưa, THCS Tân Phong, PTDTBT THCS Nà Khoa, PTDTBT

THCS Chà Cang và trường PTDTBT THCS Phìn Hồ.

2.3.1. Thực trạng về quy mô phát triển và chất lượng học sinh

Bảng 2.1. Thống kê số trường, lớp, số học sinh THCS


Năm học

Số trường

Số lớp

Tổng số học sinh

2015 - 2016

6

18

655

2016 - 2017

6

38

1084

2017 - 2018

6

50

1452

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

(Nguồn: báo cáo của 6 trường)

Số liệu trong bảng thống kê 2.1 cho thấy số lượng học sinh THCS của 3 trường tăng dần, số lượng học sinh trên lớp ở mức trung bình 28 học sinh/lớp. Nguyên nhân số học sinh tăng là do học sinh học theo mô hình trường học mới bắt đầu áp dụng từ lớp 6 năm học 2015-2016 và nâng dần lên lớp 7, lớp 8 ở các năm học tiếp theo, quy mô học sinh/lớp cũng thấp hơn các lớp học theo chương trình hiện hành do đảm bảo kỹ thuật dạy học đảm bảo theo định hướng phát triển học sinh.

Bảng 2.2. Thống kê chất lượng môn Khoa học tự nhiên



Năm học

Xếp loại (tỉ lệ %)

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Có nội dung chưa

hoàn thành

2015 - 2016

19,2

76,5

4,3

2016 - 2017

23,4

74

2,6

2017 - 2018

27,3

71,2

1,5

(Nguồn: báo cáo của 6 trường)

Số liệu trong bảng thống kê 2.2 cho thấy chất lượng môn Khoa học tự nhiên ngày càng tăng; tỷ lệ học sinh có nội dung chưa hoàn thành giảm; học sinh đã có sự yêu thích môn Khoa học tự nhiên, giáo viên bộ môn Khoa học tự nhiên đã có sự phối hợp và ngày càng có kinh nghiệm giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh, nhà trường đã quan tâm trình Phòng Giáo dục và Đào tạo đầu tư mua sắm trang thiết bị phụ vụ dạy học môn Khoa học tự nhiên.

2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học



2015 - 2016

2016 - 2017

2017 - 2018

Số phòng học

42

42

42

Thư viện

6

6

6

Phòng tin học

6

6

6

Phòng tiếng anh

6

6

6

Phòng bộ môn

18

18

18

Phòng thiết bị

6

6

6

Vườn trường

6

6

6

Số máy chiếu

21

23

25

Số máy tính có kết nối Internet

180

185

200

Phòng làm việc

48

50

51

Nhà ở bán trú

86

88

90

Nhà công vụ

18

18

18

Công trình nước sạch

6

6

6

Công trình vệ sinh

6

6

6

(Nguồn: báo cáo của 6 trường)


Bảng số liệu 2.5 cho thấy, các trường đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng ở, phòng làm việc, phòng nội trú học sinh..., cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên cơ sở vật chất, thiết bị cũng còn thiếu thốn, như thiếu phòng thực hành, phòng chức năng, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập còn chật hẹp, chất lượng thiết bị dạy học còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học.

2.4. Thực trạng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.4.1. Thực trạng thực hiện hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện cho học sinh THCS

Để đánh giá việc thực hiện hoạt động giảng dạy môn khoa học tự nhiên của giáo viên, trước hết chúng tôi tìm hiểu đánh giá của học sinh về các nội dung công việc người giáo viên thực hiện trong quá trình lên lớp. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh về việc dạy học môn KHTN của giáo viên



TT

Ý nghĩa từ việc đánh giá của học sinh về việc dạy học của giao viên

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm

Điểm TB X

Hoàn

toàn đồng ý

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

1

Thực hiện giảng dạy theo

đúng phân bổ chương trình

91

104

45

0

766

3.19

2

Chuẩn bị giáo án trước khi

lên lớp

82

137

21

0

781

3.25

3

Chuẩn bị hồ sơ lên lớp đầy đủ

97

96

47

0

770

3.2

4

Thực hiện nghiêm túc giờ

lên lớp

218

22

0

0

938

3.9

5

Giáo viên có kiến thức đại

cương phong phú

207

24

9

0

918

3.82

6

Giáo viên có kiến thức chuyên

sâu về khoa học tự nhiên

212

28

0

0

932

3.88

7

Tổ chức, quản lý lớp học hiệu

quả, nghiêm túc

117

115

8

0

829

3.45

8

Xử lý các tình huống sư

phạm khéo léo

96

121

23

0

793

3.3


9

Phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học một

cách linh hoạt


52


112


76


0


700


2.91


10

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo

sự công bằng


43


100


97


0


666


2.77

Tổng







3.36

Kết quả khảo sát cho thấy:

Hầu hết học sinh đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên đối với môn khoa học tự nhiên đạt mức xếp loại tốt với điểm trung bình chung là 3.36. Kết quả đánh giá từ học sinh có thể xem như một dấu hiệu đáng mừng bởi phần nào cho thấy năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên đã đáp ứng được mong muốn của người học. Trong các nội dung thực hiện, học sinh đánh giá cao việc: Thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp của giáo viên (ĐTB=3,9:); Giáo viên có kiến thức đại cương phong phú (ĐTB=3.82:); Giáo viên có kiến thức chuyên sâu về khoa học tự nhiên

(ĐTB=3,88:); Tổ chức, quản lý lớp học hiệu quả, nghiêm túc (ĐTB=3.45:). Kết quả trên hoàn toàn dễ hiểu vì đây là những công việc giáo viên thực hiện trong quá trình dạy học mà học sinh hoàn toàn có thể dễ dàng quan sát. Bên cạnh đó, một số nội dung học sinh đánh giá ở mức trung bình như: Phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học một cách linh hoạt (ĐTB: 2.91); Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo sự công bằng (ĐTB: 2.7). Tiến hành phỏng vấn sâu, em Tao Thị Định học sinh lớp 8A2, trường THCS Chà Nưa cho biết: Chúng em chỉ biết cô giáo có giới thiệu chung về chương trình học, có sử dụng bài giảng powerpoint. Cô cũng tổ chức nhiều hoạt động trong giờ học nhưng nhiều bạn ngại tham gia nên lớp học vẫn còn trầm”. Ý kiến của em Định không phải không có cơ sở. Học sinh các trường THCS huyện Nậm Pồ 100% là người dân tộc ít người, các em vẫn còn nhút nhát, ngại giao tiếp, chưa thực sự chủ động nhập cuộc với các phương pháp dạy học mới. Bên cạnh đó, giáo viên mặc dù đã được tập huấn về các kĩ thuật dạy học tích cực, song các giáo viên dạy KHTN là những giáo viên dạy các môn Hóa, Lý, Sinh; Khi thực hiện dạy học tích hợp liên môn, một bộ phận giáo viên không tránh khỏi sự lúng túng. Điều này học sinh hoàn toàn có thể cảm nhận và quan sát được.

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu đánh giá của đội ngũ CBQL và giáo viên trong phạm 1

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu đánh giá của đội ngũ CBQL và giáo viên trong phạm vi nghiên cứu về việc thực hiện hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả thu được như sau:


Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL và giáo viên về việc thực hiện hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Kết quả khảo sát biểu đồ 2.1 cho thấy, ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên khá đồng nhất khi cùng đánh giá việc thực hiện giảng dạy môn khoa

học tự nhiên đạt mức tốt, với điểm trung bình chung là 3.53 đối với (CBQL) và

3.66 đối với cán bộ (GV). Đặc biệt, không có cán bộ quản lý hay giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở mức yếu. Đi vào từng nội dung cụ thể có thể thấy ý kiến tự đánh giá của giáo viên đối với việc thực hiện hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên có chút khác so với đánh giá của cán bộ quản lý. Cụ thể, GV tự đánh giá việc thực hiện chương trình ở mức tốt nhất (ĐTB: 3.88); CBQL lại cho rằng việc chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tốt nhất (ĐTB: 3.61). Đặc biệt, cả GV và CBQL đều đánh giá nội dung Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mức thấp nhất (CBQL: 3.33; GV: 3.17). Qua trao đổi với cô giáo Trần Thị Hương, trường THCS Tân Phong về lí do tại sao việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lại là nội dung bản thân giáo viên tự đánh giá ở mức thấp, cô Hương cho rằng: “Chúng tôi vẫn giữ thói quen đánh giá như cũ đó là kiểm tra miệng, 15 phút hoặc một tiết. Việc kiểm tra nhanh cuối mỗi bài học bản thân các giáo viên vẫn chưa làm được. Đây cũng là điểm tự giáo viên thấy còn hạn chế”.

Ngoài ra, sự khác biệt còn thể hiện ở tính phân hóa trong đánh giá mức độ đạt được ở từng nội dung. Tính phân hóa trong kết quả đánh giá của cán bộ quản lý không rõ ràng như giáo viên. Kết quả này đã phản ánh khách quan thực tế chỉ giáo viên mới là người hiểu rõ nhất mức độ thực hiện việc giảng dạy môn khoa học tự nhiên như thế nào khi chính họ là người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy này.

Để làm rõ hơn thực trạng này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh. Đa số học sinh đều có chung quan điểm đánh giá cao năng lực giảng dạy của giáo viên, đặc biệt trong việc sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh cũng như trong việc sử dụng các công cụ, thiết bị dạy học và hướng dẫn học sinh thực hành. Em Lò Văn Ngọc, học sinh lớp 8B cho biết: “Trong giờ học môn Khoa học tự nhiên, cô giáo thường cho chúng em hoạt động theo nhóm, tranh luận giữa nhóm này và nhóm kia; Giờ thực hành, cô hướng dẫn

chi tiết nên chúng em làm thí nghiệm rất hiệu quả. Có điều, trang thiết bị của phòng thí nghiệm còn sơ sài quá nên việc tiến hành thí nghiệm cũng bị hạn chế”.

KHTN là môn học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Qua đó, năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành và phát triển. Dạy học môn KHTN chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Phát triển kỹ năng tiến trình rất quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực tìm tòi, khám phá tự nhiên, hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho HS, trong đó, quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện, xử lí và phân tích dữ liệu, đánh giá, trình bày báo cáo là những kĩ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có trọng số thích đáng trong đánh giá kết quả học tập.

Tiến hành quan sát thông qua dự giờ 6 tiết dạy môn KHTN ở 6 trường nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy: Cả 6/6 giáo viê đều có hồ sơ lên lớp đầy đủ; 4/6 giáo viên soạn bài theo mẫu giáo án mới; 5/6 giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp như thảo luận nhóm, hỏi đáp; 0/6 giáo viên thực hiện việc kiểm tra nhanh sau giờ học; Theo đánh giá của tác giả, không khí lớp học môn KHTN còn trầm, kiến thức vận dụng vào thực tế theo tính chất liên môn cồn mờ nhạt. Các giáo viên chủ yếu sử dụng các ví dụ minh họa theo chuyên môn trước đây phụ trách nên tính chất tích hợp kiến thức đặc thù của môn KHTN chưa rõ nét. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với kết quả đánh giá của chính giáo viên và cán bộ quản lý.

2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Khoa học tự nhiên

Bảng 2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy môn KHTN

Ngày đăng: 18/05/2022