Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên

động DH nói chung trong đó có hoạt động DHTN môn KHTN, tuy nhiên cũng cần có sự điều chỉnh, cần xây dựng các biện pháp phù hợp để nâng cao hơn việc tổ chức thực hiện hoạt động DHTN môn KHTN.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.12 dưới đây:

Bảng 2.12. Thực trạng kết quả chỉ đạo triển khai HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


STT

Nội dung chỉ đạo triển khai DHTN môn KHTN

Mức độ kết quả


ĐTB

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

1

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch

DHTN môn KH Tự nhiên

0

42

8

0

0

3.84

1


2

Chỉ đạo phân công giảng dạy

phù hợp với năng lực giáo viên và đối tượng học sinh


0


29


21


0


0


3.58


4

3

Chỉ đạo dự giờ, kiểm tra

chuyên môn giáo viên

0

27

23

0

0

3.54

5


4

Chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng

cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV


0


31


19


0


0


3.62


3


5

Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp, hình thức dạy học TN

môn KHTN


0


40


10


0


0


3.8


2

6

Chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết

bị trong DHTN môn KHTN

0

15

35

0

0

3.3

7


7

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn KHTN

của học sinh


0


18


32


0


0


3.36


6


8

Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp

loại giáo viên


0


13


37


0


0


3.26


8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 10

3.54

ĐTB chung

Qua kết quả bảng 2.12 cho thấy, giống như việc tổ chức các HĐ DH, thực hiện công tác chỉ đạo HĐ DH môn KHTN ở trường THCS cũng đã được CBQL các trường THCS thành phố Hưng Yên quan tâm thực hiện. Qua khảo sát khách thể đánh giá việc thực hiện ở mức độ ĐTB = 3.54.

Kết quả bảng trên cũng cho thấy, để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và DHTN môn KHTN nói riêng, các trường đã thực hiện rất nhiều các nội dung khác nhau: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học là nội dung được đánh giá thực hiện tốt nhất, ĐTB là 3.84 xếp thứ bậc 1. Tiếp đến là “Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp, hình thức dạy học trải nghiệm môn KHTN” với điểm trung bình là 3.8 xếp thứ 2. Và Chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV với ĐTB là 3.63 xếp thứ bậc 3.

Nội dung được CBQL các trường THCS thành phố Hưng Yên đánh giá là thất hơn trong số các nội dung chỉ đạo triển khai hoạt động DHTN môn KHTN T là “Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên”. Điều này là hoàn toàn phù hợp. Bởi không thể lấy căn cứ và sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động dạy học của 1 môn học vào làm cơ sở để đánh giá, xếp lại GV, mà sẽ chỉ là 1 trong những căn cứ để tham khảo cho nhà quản lý trong việc đánh giá, xếp loại GV.

Kết quả khảo sát trên là đáng mừng trong công tác quản lý dạy học ở các nhà trường THCS. Việc chỉ đạo không tốt sẽ dẫn đến thực hiện không tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng HĐ DH nói chung và DHTN môn TN&XH nói riêng. Vì vậy CBQL các nhà trường cần luôn biết cách xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với nhà trường trong từng điều kiện thay đổi cụ thể, để nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo nói chung, chỉ đạo HĐ DHTN ở các trường THCS nói riêng để hoạt động đó đi vào nền nếp, đạt chất lượng dạy và học.

2.4.4. Thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS Thành phố Hưng Yên

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.13 dưới đây:

Bảng 2.13. Thực trạng KT, ĐG kết quả dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


STT

Nội dung KT, ĐG kết quả DHTN môn KHTN

Mức độ kết quả


ĐTB

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém


1

Kiểm tra, đánh giá qua kế hoạch dạy học, việc soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, qua các hoạt động dạy học trải nghiệm

theo chủ đề…


0


26


24


0


0


3.52


2


2

Kiểm tra thông qua sổ ghi đầu

bài, sổ điểm, sổ theo dõi thực hành, thí nghiệm


0


27


23


0


0


3.54


1


3

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng cơ ở vật chất trong quá trình tổ chức dạy học trải

nghiệm môn KHTN


0


22


25


3


0


3.38


6


4

Kiểm tra hoạt động học tập trải

nghiệm môn KHTN của học sinh trong nhà trường.


0


24


24


2


0


3.4


5


5

Kiểm tra đánh giá giáo viên sau khi tham gia hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tổ chức HĐ dạy học trải nghiệm nói chung và DHTN môn KHTN

nói riêng


0


27


20


3


0


3.48


3


6

Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm việc phối hợp các lực lượng trong tổ chức thực hiện HĐ dạy

học trải nghiệm môn KHTN


0


21


25


4


0


3.34


7


7

Tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, nhắc nhở, phê bình những cá nhân chưa thực hiện tốt HĐ dạy

học trải nghiệm


0


25


22


3


0


3.44


4

3.44


ĐTB chung


Qua bảng 2.13 cho thấy, việc thực hiện công tác KT, ĐG kết quả dạy học trải nghiệm môn KHT ở mức trung bình, ĐBT= 3.44.

Nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động DH được thực hiện nhiều nhất theo đánh giá của CBQL, GV các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên là “thông qua sở ghi đầu bài, sổ ghi điểm, sổ thực hành, thí nghiệm” với điểm TB là 3.54 xếp thứ bậc 1, tiếp đến là đánh giá thông qua “Kiểm tra, đánh giá qua kế hoạch dạy học, việc soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, qua các hoạt động dạy học theo chủ đề…;”, với điểm TB là 3.52 xếp thứ bậc 2. Hoạt động kiểm tra, đánh giá thông qua việc “Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm việc phối hợp các lực lượng trong tổ chức thực hiện HĐ dạy học trải nghiệm môn KHTN” theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV các trường THCS là nội dung ít được quan tâm thực hiện hơn cả, vì vậy mức độ xếp thứ bậc là 7 với điểm TB là 3.34.

Như vậy, kết quả đánh giá về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cũng phù hợp với kết quả khảo sát ở các nội dung trên về hoạt động quản lý DHTN môn KHTN. Như vậy, hiệu quả thực hiện công tác KT, ĐG cũng giống như hầu hết các nội dung quản lý có kết quả trung bình. Kiểm tra đánh giá là quan trọng để tìm ra mặt được, thấy được hạn chế để từ đó tìm ra cách khắc phục. Hoạt động này sẽ thực hiện tốt khi có biện pháp quản lý tốt. Đó là yêu cầu đặt ra cho những người làm công tác quản lý

2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.14 dưới đây:

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


STT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB


Thứ bậc

Rất

ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Bình thường

Ít ảnh hưởng

Không

ảnh hưởng


1

Năng lực QL hoạt động DHTN của cán

bộ QL nhà trường


27


23


0


0


0


4.54


1

2

Năng lực DHTN môn

KHTN của GV

26

24

0

0

0

4.52

2


3

Ý thức, thái độ, tính tích cực tham gia hoạt động học tập của

HS


22


28


0


0


0


4.44


3


4

Cơ chế, chính sách của ngành, sở giáo dục và đào tạo về

hoạt động DH


18


32


0


0


0


4.36


4


5

Mục tiêu giáo dục của môn Khoa học

Tự nhiên


18


32


0


0


0


4.36


4


6

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoại nhà

trường


14


36


0


0


0


4.28


7


7

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động DHTN môn

Khoa học tự nhiên


16


34


0


0


0


4.32


6

Tổng

4.40

Qua bảng số liệu 2.14 chúng tôi nhận thấy rằng: các các yếu tố yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố

Hưng Yên là rất lớn, ĐTBC đánh giá giá của cả hai nhóm khảo sát là: 4.40.

Kết quả trên cho thấy cả hai nhóm khảo sát đều cho rằng, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố nội tại bên trong của trường THCS đó là: Năng lực “QL hoạt động DHTN của cán bộ QL nhà trường”, tiếp đến là “Năng lực DHTN môn KHTN của GV” xếp thứ 2 với điểm trung bình là 4.45.

Yếu tố cho rằng ảnh hưởng ít nhất là: “Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoại nhà trường.”, xếp thứ 7, ĐTB là 4,28.

Tóm lại, kết quả bảng trên thấy rằng sự chênh lệch trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng từ lớn nhất đến ít nhất đến yếu tố ảnh hưởng tới quản lý DHTN môn KHTN ở các trường THCS là không lớn. Trên cơ sở nắm vững các yếu tố ảnh hưởng, cùng với việc nghiên cứu thực trạng trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Những kết quả đạt được

Việc thực hiện dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên bước đầu có những chuyển biến theo hướng tích cực và dần đi vào nề nếp.

Đa phần CBQL, GV và HS có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của DHTN môn KHTN và quản lý HĐ DH môn KHTN ở trường THCS, có thái độ đúng mực trong thực hiện công tác giảng dạy.

Việc thực hiện Phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá có những dấu hiệu tích cực, có nội dung khảo sát đạt khá. Góp phần quan trọng trong giảng dạy trải nghiệm môn KHTN theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Công tác lập kế hoạch quản lý DHTN môn KHT đã được thực hiện ở mức khá, tạo những thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, triển khai và kiểm tra đánh giá DHTN môn KHTN ở các trường THCS.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.6.2.1. Hạn chế

Việc thực hiện các nội dung của DHTN môn KHTN chưa tốt, đã ảnh hưởng tới chất lượng dạy học môn KHTN.

Công tác tổ chức thực hiện chỉ đạo triển khai DH TN môn KHTN ở trường THCS còn có những hạn chế nhất định, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc các trường THCS thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học trải nghiệm môn KHTN.

Công tác chỉ đạo triển khai DHTN môn KHTN ở các trường THCS của BGH mà trực tiếp là hiệu trưởng còn yếu. Đã ảnh hưởng đến chất lượng quản lý việc dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

Công tác kiểm tra, đánh giá chỉ ở mức trung bình, do đó gây khó khăn trong hoạt động tổng kết rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học trải nghiệm môn KHTN trên địa bàn.

2.6.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức của một bộ phận CBQL và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho HS chưa sâu sắc. Một số GV còn có tâm lý ngại đổi mới, một số khác thì hạn chế về năng lực, thiếu sáng tạo trong công việc nên không đầu tư cho dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên.

Chưa có một hành lang pháp lý bắt buộc phải tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN.

Do vấn đề cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho DHTN môn KHTN còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Do áp lực của xã hội và những yêu cầu đổi mới của xã hội về giáo dục và đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới.


Kết luận chương 2

Qua kết quả nghiên cứu 50 CBQL, GV và 300 học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên về công tác quản lý DHTN môn KHTN chúng tôi có một số kết luận.

Việc thực hiện dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên đã đực quan tâm thực hiện và bước đầu có những chuyển biến theo hướng tích cực. Đa phần CBQL, GV, HS có nhận thức đúng về sự ý nghĩa, vai trò của DHTN môn KHTN; Việc thực hiện Phương pháp dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá có những dấu hiệu tích cực, có nội dung khảo sát đạt khá. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung DHTN môn KHTN chưa tốt; đa phần các tiêu chí được các khách thể đánh giá ở mức trung bình.

Công tác quản lý DHTN môn KHTN đã đi vào chiều sâu; việc xây dựng kế hoạch quản lý DHTN môn KHTN đã được thực hiện ở mức khá; Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện hoạt động, chỉ đạo triển khai DHTN vẫn còn tồn tại những hạn chế; công tác quản lý kiểm tra, đánh giá chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tới quản lý DHTN môn KHTN ở các trường THCS. Mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Trong đó các yếu tố như điều kiện về năng lực đội ngũ CBQL và NL tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN của GV ảnh hưởng lớn nhất.

Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở quan trọng để tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý DHTN môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí