Đánh Giá Của Cbql Và Giáo Viên Về Hiệu Quả Quản Lý Hoạt Động Day Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Định Hướng‌

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và giáo viên về hiệu quả quản lý hoạt động day học môn khoa học tự nhiên theo định hướng‌

phát triển năng lực thực hiện cho học sinh



STT


Nội dung quản lý

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Tổng điểm

Điểm trung bình

Thứ bậc

Tổng điểm

Điểm trung bình

Thứ bậc


1

Quản lý chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo

định hướng phát triển năng lực học sinh.


71


3.94


1


186


3.57


1


2

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên giảng

dạy định hướng phát triển năng lực học sinh


64


3.56


5


184


3.54


2


3

Quản lý hoạt động học tập của học sinh học theo

định hướng phát triển năng lực học sinh


64


3.56


5


160


3.08


8


4

Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát

triển năng lực học sinh


64


3.56


5


161


3.1


7


5

Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát

triển năng lực học sinh.


68


3.78


4


181


3.48


3


6

Quản lý các yếu tố, điều kiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực

học sinh.


69


3.83


2


169


3.25


5


7

Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy

môn KHTN


59


3.28


8


166


3.19


6

Tổng



3.66



3.32


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 10

Ở những nội dung khác, có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu quả quản lý dạy học môn Khoa học tự nhiên. Các ý kiến đều tập trung đánh giá cao hiệu quả quản lý của cán bộ quản lý đối với việc Quản lý mục tiêu và kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên giảng dạy định hướng phát triển năng lực học sinh; Quản lý các yếu tố, điều kiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong các nội dung trên, nội dung về quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được CBQL đánh giá là kém hiệu quả nhất. Qua trao đổi với thầy Nguyễn Văn Dúp, hiệu trưởng trường THCS Tân Phong, ý kiến chúng tôi thu nhận được như sau: ‘Đội ngũ giáo viên dạy KHTN hiện nay là các giáo viên dạy Hóa, Lý, Sinh. Các thầy cô đều là những giáo viên có kinh nghiệm, nghiệp vụ giảng dạy tốt. Tuy nhiên, khi dạy môn KHTN, GV phải có khả năng dạy học tích hợp. Một số GV tỏ ra vẫn còn lúng túng với cách dạy này. Các GV này đều đã được cử đi bồi dưỡng, song nhìn vào thực tế cho thấy hiệu quả bồi dưỡng chưa thực sự như kì vọng. Kết quả này là căn cứ để các nhà trường cần lưu tâm hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

Qua nghiên cứu thực trang các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh trực hiện ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điên Biên, tác giả khái quát những thành công, cũng như mặt còn hạn chế như sau:

2.6.1. Những thành công

Về bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV, cơ sở vật chất:

Đội ngũ CBQL 100% đạt chuẩn và trên chuẩn có năng lực và phẩm chất tốt, tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên có sự năng động, sáng tạo trong công tác quản lý.

Giáo viên 100% đạt trình độ đào tạo chuẩn có năng lực, phẩm chất tốt đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên tiếp cận trong đổi mới phương pháp rất tốt, nhìn chung giáo viên tận tâm với nghề, có năng lực thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, biết phát huy năng lực, tư duy sáng tạo của người học, biết khắc phục những khó khăn để làm tốt nhiệm vụ dạy học.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng đã tương đối đầy đủ đáp ứng được phần nào việc dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh.

Về mặt nhận thức của CBQL và giáo viên: CBQL và giáo viên môn Khoa học tự nhiên cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực.

Về quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực:

CBQL đã có biện pháp trong việc chỉ đạo quản lý việc xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực, quản lý các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá, Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, sử dụng thiết bị dạy học, cơ sở vật chất....

Giáo viên ban đầu cũng đã thực hiện được việc xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực, thực hiện các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, biết khai thác sử dụng trang thiết bị trong dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực góp phần hình thành và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

2.6.2. Những hạn chế

Tuy CBQL, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực nhưng còn mang tính cảm tính, nhiều giáo viên chưa có ý thức trách nhiệm cao, ngại khó, ngại khổ, chưa chịu đầu tư, học hỏi về chuyên môn.

Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực còn chưa khoa học và chưa hiệu quả, chỉ ở mức khá, việc quản lý học sinh vận dụng kiến thức môn Khoa học tự nhiên giải quyết các tình huống thực tiễn, quản lý các hoạt động học tập của học sinh trên lớp, thực hành, trải nghiệm thực tế còn chưa khoa học dẫn đến việc vận dụng của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Chất lượng giáo dục còn thấp, đặc biệt kỹ năng sống, kỹ năng thực hiện, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh còn nhiều hạn chế.

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn, song về thực chất năng lực chuyên môn còn yếu chưa chịu bồi dưỡng, đổi mới PPDH, ngại tiếp cận với PPDH hiện đại, ngại thay đổi, thiếu phương pháp trong việc quản lý hoạt động học tập của học snh trên lớp.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của các trường Trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên còn nhiều thiếu thốn, xuống cấp, chất lượng thấp, phòng học còn nhỏ, hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

CBQL chưa xây dựng được biện pháp quản lý hiệu quả, quản lý phần nhiều dựa trên kinh nghiệm công tác cá nhân. Các biện pháp quản lý chưa triệt để, đôi khi thiếu tính thực tiễn, thiếu tính linh động, việc chỉ đạo chưa đi kèm với biện pháp kiểm tra giám sát nên hiệu quả quản lý chưa cao.

Phẩm chất, năng lực nhận thức của học sinh dân tộc ít người vùng sâu, xa còn yếu, kém. Khả năng tiếp thu kiến thức rất chậm, kỹ năng thực hiện rất yếu vì vậy chưa đáp được mục tiêu dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh.

Thiếu kinh phí đầu tư xây dựng tu sửa cơ sở vật chất trường, lớp học. Lớp học cũ chủ yếu được xây dựng đã nâu, diện tích nhỏ, hẹp không phù hợp với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát CBQL và giáo viên về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn KHTN‌


STT


Nguyên nhân

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Tổng điểm

Điểm

trung bình

Thứ bậc

Tổng điểm

Điểm

trung bình

Thư bậc

1

Do tâm lý ngại thay đổi của

giáo viên

59

3.28

6

172

3.31

6


2

Do giáo viên chưa được tập huấn về PPGD môn KHTN theo định hướng phát triển

năng lực thực hiện ở học sinh


64


3.56


4


177


3.4


3

3

Do chưa có quy định chặt chẽ về

hoạt động dạy-học môn KHTN

61

3.39

5

175

3.37

4


4

Do chưa có phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo viên

phù hợp


65


3.61


3


174


3.35


5


5

Do sự phối hợp giữa hiệu phó

phụ trách chuyên môn và trưởng bộ môn còn lỏng lẻo


59


3.28


6


166


3.19


7

6

Dạy-Học còn nặng về thành tích

66

3.67

2

179

3.44

2

7

Phương pháp kiểm tra, đánh

giá chưa phù hợp

65

3.61

3

175

3.37

4

8

Do năng lực của cán bộ quản lý

67

3.72

1

180

3.46

1

Tổng



3.51



3.36


Kết quả bảng 2.14 cho thấy có sự khá đồng nhất trong đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý. Cụ thể: Cả Giáo viên và cán bộ quản lý đều cho rằng yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn KHTN là do Năng lực của cán bộ quản lý (xếp thứ bậc 1), tiếp đó là do việc dạy và học còn năng về hình thức (xếp thứ bậc 2); Có sự không đồng nhất giữa GV và CBQL khi đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thực trạng công tác quản lý ở các yếu tố khác như: Giáo viên cho rằng cho rằng: Nguyên nhân chính thuộc về vai trò của nhà quản lý như: Sự phối hợp lỏng lẻo giữa hiệu phó phụ trách chuyên môn và trưởng bộ môn; Do năng lực của nhà quản lý… Trong khi đó nhà quản lý lại cho rằng nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý là do giáo viên: bệnh thành tích, tâm lý ngại thay đổi.. Sự chênh lệch khá nhiều của hai đối tượng trên cho thấy sự lõng lẻo trong quản lý chuyên môn, sự thiếu nhạy bén nắm bắt những vấn đề bức xúc trong công tác dạy và học theo chương trình cải cách, một phần do năng lực hạn chế của các nhà quản lý. Trên thực tế phỏng vấn, rất nhiều cán bộ quản lý không phải là chuyên trách bộ môn KHTN dẫn đến hạn chế việc am hiểu về đặc trưng bộ môn này, thiếu đi sự cảm thông, chia sẻ kinh nghiệm.

Tiểu kết chương 2


Trong chương này, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu các nội dung như sau:

- Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục nói chung và thực trạng giáo dục của các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng các nội dung:

+ Mức độ nhận thức về quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

+ Thực trạng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

+ Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Qua khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đã cho thấy công tác quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã có những hiệu quả nhất định, đóng góp vào sự phát triển của toàn tỉnh nói chung, song vẫn còn nhiều hạn chế như sự nhận thức và thực hiện của giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn lúng túng; công tác chỉ đạo xây dựng, thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung; đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá còn hạn chế; chưa chú trọng đến đầu tư, mua săm, bảo quản, sử dụng thiết bị; công tác thi đua khen thưởng...

Nhằm phát huy những ưu điểm, giảm thiểu và khắc phục tồn tại yếu kém trong quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện, đồng thời đề xuất những biện pháp mới phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay giúp cho các nhà trường quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ngày càng hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh thực hiện ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo về mặt pháp lí

Khi đề xuất các biện quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh thực hiện ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cần căn cứ vào các văn bản pháp lý của nhà nước như: Luật giáo dục, điều lệ trường trung học cơ sở, chiến lược phát triển giáo dục, chương trình cấp trung học cơ sở....

3.1.2. Đảm bảo đặc thù môn học

Môn Khoa học tự nhiên là một môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết trên cơ sở ghép nội dung của 3 môn học theo chương trình hiện hành là: Vật lý, Hóa học và Sinh học. Vì vậy cần phải nắm vững đặc trưng của bộ môn để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Các biện pháp đó phải phát huy được tính sáng tạo của giáo viên tham gia hoạt động dạy học và phải đảm bảo những yêu cầu chung về chuyên môn của môn học

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta không quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào còn tốt cần giữ gìn và phát huy, cái nào không còn phù hợp cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Nguyên tắc tính kế thừa thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những cái gì bất cập không còn phù hợp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022