Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên


Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.2 chúng ta nhận thấy rằng:

Nhìn chung, Các ý kiến của các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá cao về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN theo chương trình GDPT mới ở các trường THCS thành phố Hưng Yên với tỉ lệ các ý kiến lực chọn ở mức độ “Cần thiết” và “Rất cần thiết” là 100%. Không có ý kiến nào đánh giá các biện pháp đã được luận văn đề xuất ở mức “Bình

thường”, “Ít cần thiết” hay “Không cần thiết”. Bên cạnh đó, ĐTB của các biện pháp tương ứng với năm mức độ cũng ở mức cao (ĐTB chung = 4,75 và dao động từ 4,64 đến 4,84.

Xét theo từng biện pháp cụ thể chúng ta có thể thấy rằng: Trong số các biện pháp được đề xuất, biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên dạy môn KHTN” được đánh giá có mức độ cần thiết ở vị trí cao nhất với ĐTB là 4,84. Đứng ở vị trí thứ hai là biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới” với ĐTB là 4,80. Đứng ở vị trí thứ 5 là biện pháp “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ DH trải nghiệm môn KHTN” nhưng cũng có ĐTB ở mức cao (4,64).

3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐ DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên


Stt


Các biện pháp

Mức độ khả thi


ĐTB


Thứ bậc

Rất KT

KT

Bình

thường

Ít KT

Không

KT

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên dạy môn

KHTN


52


74,86


18


25,14


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.74


1


2

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm đáp ứng yêu cầu của chương

trình GDPT mới


42


60,00


28


40,00


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.60


2


3

Xây dựng và phát triển môi trường học tập trải nghiệm tích

cực cho HS


21


30,00


49


70,00


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.35


5


4

Chỉ đạo đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự

nhiên


36


51,43


34


48,57


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.51


3


5

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ HĐDH trải nghiệm môn

KHTN


32


45,71


38


54,29


0


0,00


0


0,00


0


0,00


4.46


4

ĐTB chung

4,53


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 14

Từ kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.3 cho thấy:

Các biện pháp quản lý DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên được các khách thể khảo sát đánh giá cao về tính khả thi với ĐTB chung là 4,53 và dao động từ 4,35 đến 4,74 tương ứng với năm mức độ được đưa ra. 100% khách thể tham gia khảo sát đều khẳng định các biện pháp luận văn đề xuất có tính khả thi, không có ý kiến nào đánh giá ở mức “Bình thường”, “Ít khả thi” hay “Không khả thi”.

Xét theo từng biện pháp cụ thể chúng ta có thể nhận thấy: Trong số các biện pháp được luận văn đề xuất, biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên dạy môn KHTN” được đánh giá có tính khả thi cao nhất với ĐTB là 3,74 và biện pháp được đánh giá có tính khả thi ở vị trí thấp nhất trong số các biện pháp đề xuất là biện pháp “Xây dựng và phát triển môi trường học tập trải nghiệm tích cực cho HS” là 4,35 tương ứng năm mức độ.

Như vậy, dựa vào những kết quả khảo nghiệm thu được chúng tôi có thể khẳng định về tính đúng đắn của các biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN theo chương trình GDPT mới ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đã được đề xuất.

Kết luận chương 3


Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài, đồng thời dựa trên những định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lý DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

- Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên dạy môn KHTN.

- Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển môi trường học tập trải nghiệm tích cực cho học sinh.

- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên.

- Biện pháp 5: Tăng cường các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN.

Kết quả khảo nghiệm thu được đã cho thấy các biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên mà luận văn đã đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1. Quản lý DH trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS là một quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí (các thành tố của hoạt động dạy học...) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đảm bảo hoạt động dạy học môn học được diễn ra đúng hướng, thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đã được đề ra.

Quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS bao gồm: Lập kế hoạch đào tạo, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá DH trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS.

Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý DHTN môn KHTN ở trường THCS. Mỗi yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý HĐDH trải nghiệm môn KHTN. Do đó, trước khi tổ chức thực hiện công tác quản lý DHTN môn học này ở trường THCS, các CBQL cần xác định được đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng, cũng như đánh giá đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với DHTN và quản lý DHTN môn KHTN ở trường THCS.

2. Qua nghiên cứu thực trạng DHTN môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên chúng tôi nhận thấy. Đa số CBQL, GV, HS có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của DHTN môn KHTN; Việc thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN đều được các bộ quản lý, GV đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung chưa tốt; đa phần các tiêu chí nghiên cứu được các khách thể đánh giá ở mức trung bình.

Công tác quản lý DHTN môn KHTN đã đi vào chiều sâu; việc xây dựng kế hoạch quản lý DHTN môn KHTN đã được thực hiện ở mức khá. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện hoạt động, chỉ đạo triển khai HĐ còn yếu; công tác quản lý kiểm tra, đánh giá chưa tốt.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tới quản lý DHTN môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên. Mức độ ảnh hưởng là khác nhau hưởng là khác nhau. Trong đó các yếu tố như về năng lực tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN của GV ảnh hưởng lớn nhất.

3. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng của đề tài, đồng thời dựa trên những định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lý DHTN môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên bao gồm:

- Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên dạy môn KHTN.

- Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển môi trường học tập trải nghiệm tích cực cho học sinh.

- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên.

- Biện pháp 5: Tăng cường các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN.

Để chứng minh tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm qua ý kiến của CBQL phòng GD và Đào tạo, CBQL và GV các trường THCS thành phố Hưng Yên. Kết quả khảo nghiệm thu được đã cho thấy các biện pháp quản lý DHTN môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên mà luận văn đã đề xuất đều được các khách thể khảo nghiệm đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi với mức độ cao.

2. Khuyến nghị

2.1.Với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hưng Yên

- Đề nghị quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng được bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực công tác, năng lực dạy học trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THCS và chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng giáo viên.

- Có kế hoạch chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung vào bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới một cách thường xuyên và liên tục.

- Phân công các cụm trường, liên trường và hỗ trợ các cụm trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm nói chung và dạy học trải nghiệm môn KHTN nói riêng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tạo điều kiện cử giáo viên đi bồi dưỡng tập trung để đáp ứng ngày càng cao các tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.2. Với Ban Giám hiệu các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên

- Tiếp tục vận dụng linh hoạt các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên KHTN chương trình giáo dục phổ thông mới với tình hình thực tế từng cơ sở.

- Khảo sát, đánh giá và nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy trải nghiệm của giáo viên nói chung và môn KHTN nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới để tham mưu và lựa chọn hình thức, nội dung, xây dựng kế hoạch quản lí bồi dưỡng năng lực giáo viên phù hợp và đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực hiện có trong nhà trường hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về nhu cầu và tính cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm và những năng lực dạy học khác cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới trong tình hình hiện nay để góp phần xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời.

- Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện tốt biện pháp tăng cường các nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo việc dạy học trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023