của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực
Nguyên nhân | Ý kiến đánh giá | Tổng điểm | Điểm TB X | ||||
Ảnh hưởng rất nhiều | Ảnh hưởng nhiều | Ít ảnh hưởng | Hoàn toàn không ảnh hưởng | ||||
1 | Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên | 280 | 30 | 0 | 0 | 1210 | 3,9 |
2 | Ý thức học tập của học sinh | 276 | 34 | 0 | 0 | 1206 | 3.98 |
3 | Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học | 269 | 41 | 0 | 0 | 1199 | 3.87 |
4 | Tài liệu học tập | 221 | 89 | 0 | 0 | 1151 | 3.71 |
5 | Tính mới, tính chất đặc thù của môn học | 148 | 121 | 41 | 0 | 1037 | 3.35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 5
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thcs
- Thực Trạng Dạy Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Thcs Của Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Quản Lý Việc Thực Hiện Giảng Dạy Trên Lớp, Nề Nếp Dạy Học Và Dự Giờ Của Giáo Viên Giảng Dạy Môn Khtn
- Đánh Giá Của Cbql Và Giáo Viên Về Hiệu Quả Quản Lý Hoạt Động Day Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Định Hướng
- Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 2.5 cho thấy chất lượng học tập môn Khoa học tự nhiên chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố cả chủ quan và khách quan, trong đó, yếu tố năng lực giáo viên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, tiếp đến là yếu tố thuộc về ý thức người học và cơ sở vật chất phục vụ dạy học.
Khi chuyển đổi hình thức dạy học từ nội dung sang tiếp cận năng lực, ở nhiều nước trên thế giới đã nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp. Chúng ta phải đặt câu hỏi là học sinh sẽ làm được gì chứ không phải là các em sẽ làm được gì? Nếu việc giảng dạy theo từng lĩnh vực, môn học riêng rẽ thì khi giải quyết một vấn đề thực tiễn, học sinh sẽ không giải quyết trọn vẹn được một vấn đề. Vì thế, việc tích hợp các môn học sẽ giúp học sinh giải quyết được một vấn đề trong thực tiễn thuận lợi, hiệu quả hơn.
Hơn nữa, môn Khoa học tự nhiên là một môn học chứ không phải là cộng một cách cơ học các môn lại. Học sinh chuyển từ cấp Tiểu học sang THCS thì khi học môn Khoa học tự nhiên, mạch kiến thức sẽ được tiếp nối nên sẽ không gặp khó khăn gì. Môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra yêu cầu giáo viên cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, dạy học phân hoá; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; bồi dưỡng kiến thức vật lý, hoá học, sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên. Để có thể dạy được môn Khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp, đòi hỏi giáo viên phải cần kiến thức tổng hợp, cần sự tích hợp của nhiều kiến thức khác nhau, có khả năng tổ chức các hoạt động theo các chủ đề liên môn. Giáo viên cần nhận ra đây là điều kiện thuận lợi để linh hoạt, sáng tạo lựa chọn các hình thức, phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp. Giáo viên cần dành thời gian thích đáng giới thiệu cho học sinh cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các cách học phổ biến và đặc thù môn học, các quy tắc an toàn cho bản thân khi thực hành thí nghiệm, các trang thiết bị, dụng cụ học tập và cách sử dụng an toàn, cách thực hiện một số kỹ năng, các nguồn tra cứu tài liệu tham khảo. Môn Khoa học tự nhiên cũng chú trọng thực hành thí nghiệm, vì vậy, nhà trường phổ thông cần được đầu tư trang thiết bị, vật liệu, hoá chất, phòng học bộ môn.
Tóm lại: Năng lực chuyên môn của giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và ý thức học tập của học sinh là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy môn KHTN của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực, dẫn đến chất lượng môn KHTN còn chưa cao.
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện cho học sinh THCS
2.5.1. Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Chương trình giảng dạy môn KHTN là sự tích hợp của ba môn Hóa, Lý, Sinh. Tuy nhiên đây không phải là phép cộng cơ học của các môn mà là sự tích hợp nội dung theo một mạch kiến thức, vì thế chương trình giảng dạy cũng phải xây dựng đảm bảo theo mạch logic này. Chương trình quy định thời lượng dạy học cho từng phần (chương, bài học, mô đun, chủ đề,…) trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thực hành và thời lượng kiểm tra định kỳ tương ứng với các phần đó. Để đánh giá hiệu quả giảng dạy của môn học này, ở góc độ quản lý cần có sự giám sát ngay từ khâu thực hiện chương trình. Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả bảng số liệu 2.6 cho thấy: có sự thống nhất trong đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý chương trình đào tạo đạt mức độ tốt (ĐTB: 3.5).
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực, trong đó, các nguyên lý/khái niệm chung là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình. Kết quả khảo sát trên cho thấy, trong các nội dung liên quan đến quản lý chương trình, việc Quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về điều chỉnh môn học được đánh giá cao nhất về hiệu quả quản lý (Xếp thứ bậc 1), tiếp đó là Quán triệt giáo viên nắm vững phân phối chương trình (thứ bậc 2); Việc Kiểm tra và duyệt kế hoạch của bộ môn trước khi giáo viên lên lớp là nội dung được cả giảng viên và CBQL đánh giá ở mức kém hiệu quả nhất.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy môn KHTN của CBQL và giáo viên dạy môn KHTN
Nội dung quản lý | Cán bộ quản lý | Giáo viên | |||||
Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thư bậc | ||
1 | Quán triệt giáo viên nắm vững phân phối chương trình | 66 | 3.67 | 2 | 189 | 3.63 | 2 |
2 | Quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về điều chỉnh môn học | 67 | 3.72 | 1 | 190 | 3.65 | 1 |
3 | Quán triệt giáo viên lập kế hoạch lên lớp trước khi lên lớp | 65 | 3.61 | 3 | 186 | 3.58 | 3 |
4 | Quán triệt tổ chuyên môn duyệt kế hoạch của giáo viên trước khi lên lớp | 63 | 3.5 | 4 | 183 | 3.52 | 4 |
5 | Kiểm tra và duyệt kế hoạch của bộ môn trước khi giáo viên lên lớp | 58 | 3.22 | 6 | 175 | 3.37 | 6 |
6 | Theo dõi việc thực hiện chương trình dạy học môn khoa học tự nhiên qua trưởng bộ môn, hiệu phó phụ trách chuyên môn, sổ ghi đầu bài, vở ghi của học sinh, biên bản họp bộ môn | 59 | 3.28 | 5 | 179 | 3.44 | 5 |
Tổng | 3.5 | 3.5 |
Kết quả trên có thể lí giải như sau: Môn KHTN là một môn tích hợp cả kiến thức ba môn Hóa, Lý, Sinh. Do đó, để việc giảng dạy đảm bảo chất lượng, Nhà trường cần phải có văn bản chỉ đạo về việc rà soát chương trình sao cho phù hợp; Giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên cần xác định được các nội dung cốt lõi, nắm được phân phối chương trình để thực hiện; Bên cạnh đó là kế hoạch dạy học cần được cụ thể hóa theo từng đơn vị kiến thức với thời gian cụ thể. Trước khi lên lớp, cần quán triệt tất cả giáo viên phải thông qua kế hoạch lên lớp, có chữ kí của trưởng bộ môn. Vì vậy, dưới góc độ quản lý, nhà quản lý cần quán triệt giáo viên nắm vững phân phối chương trình, Quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về điều chỉnh môn học, Quán triệt giáo viên lập kế hoạch lên lớp trước khi lên lớp được đánh giá tốt hơn cả. Tuy nhiên, trao đổi với các CBQL cho biết, mặc dù nhà trường thường xuyên kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên, Trước khi lên lớp hồ sơ giảng dạy của giáo viên phải có chữ kĩ của trưởng bộ môn duyệt kế hoạch song do nhiều giáo viên bộc lộ sự lúng túng ngay từ khâu xây dựng kế hoạch giảng dạy, đặc biệt là trong thiết kế hoạt động dạy học; Theo dõi việc thực hiện chương trình dạy học môn khoa học tự nhiên qua trưởng bộ môn, hiệu phó phụ trách chuyên môn, sổ ghi đầu bài, vở ghi của học sinh, biên bản họp bộ môn đôi khi chưa thực sự sát sao, đặc biệt là việc theo dõi qua vở ghi của học sinh. Điều này một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của hiệu phó phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn.
2.5.2. Thực trạng quản lý việc thiết kế giáo án của giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lưc học sinh
Môn KHTN đặt ra cho giáo viên giảng dạy những yêu cầu về năng lực thiết kế bài dạy trước khi lên lớp. Tuy nhiên, để việc soạn giáo án của giáo viên đảm bảo được đúng phân phối chương trình, có sự phối hợp của các hình thức tổ chức dạy học, tài liệu phong phú…cần có sự giám sát từ phía nhà quản lý. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên giảng dạy môn KHTN
Nội dung quản lý | Cán bộ quản lý | Giáo viên | |||||
Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thư bậc | ||
1 | Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên về cách soạn bài theo quy định | 68 | 3.78 | 2 | 194 | 3.73 | 3 |
2 | Xây dựng các văn bản quy định về cách soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên với các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu | 67 | 3.72 | 3 | 195 | 3.75 | 2 |
3 | Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc soạn bài lên lớp của giáo viên và nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch. | 69 | 3.83 | 1 | 197 | 3.79 | 1 |
4 | Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, góp ý về nội dung bài soạn, việc lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp, phương tiện dạy học cũng như phân bổ thời gian cho từng đơn vị kiến thức | 66 | 3.67 | 4 | 189 | 3.63 | 5 |
5 | Chỉ đạo tổ chuyên môn phối hợp với Ban giám hiệu tổ chức kiểm tra đột xuất hồ sơ lên lớp của giáo viên | 67 | 3.72 | 3 | 191 | 3.67 | 4 |
Tổng | 3.74 | 3.71 |
Kết quả khảo sát trên cho thấy, giảng viên và cán bộ quản lý đều đánh giá quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên giảng dạy môn KHTN đạt ở mức tốt với điểm trung bình nằm trong khoảng 3,25 < X < 4. Xem xét từng nội dung cụ thể, có thể thấy ý kiến đánh giá giữa giảng viên và CBQL có sự tương đối thống nhất khi đều đánh giá cao sự Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc soạn bài lên lớp của giáo viên và nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch (xếp thứ bậc 1); Ở các nội dung khác, có sự khác biệt trong đánh giá của GV Và CBQL, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều.
Môn khoa học tự nhiên có những đặc thù riêng, do đó giáo viên khi xây dựng kịch bản lên lớp cần cần đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học tập hợp tác nhóm nhỏ. Trước khi lên lớp, giáo viên cần thể hiện rõ trong giáo án vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
2.5.3. Quản lý hoạt động học tập môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện cho học sinh THCS
Để đáng giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn KHTN, bên cạnh việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, việc quản lý hoạt động học tập của học sinh cũng là điều cần thiết. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát trên bảng trên cho thấy, các nội dung đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh đối với môn Khoa học tự nhiên đạt mức khá với điểm trung bình nằm trong khoảng điểm 2,5< X <3,24. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ đánh giá của CBQL và GV đối với nội dung này, cụ thể CBQL đánh giá ở mức độ cao hơn GV giáo viên về hiệu quả quản lý hoạt động học (3.3 so với 2.87). Ở từng nội dung cụ thể, có sự chênh lệch không đáng kể giữa ý kiến đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý.
Bảng 2.8. Hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh
môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung quản lý | Cán bộ quản lý | Giáo viên | |||||
Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thư bậc | ||
1 | Quản lý việc học bài cũ, làm bài tập ở nhà, đọc bài và chuẩn bị bài mới theo nhiệm vụ được giao | 58 | 3.22 | 3 | 160 | 3.08 | 1 |
2 | Quản lý các hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp | 63 | 3.5 | 2 | 143 | 2.75 | 4 |
3 | Quản lý các hoạt động tự học, thực hành, trải nghiệm thực tế | 54 | 3 | 5 | 144 | 2.77 | 2 |
4 | Quản lý việc học sinh vận dụng kiến thức Khoa học tự nhiên giải quyết các vấn đề thực tiễn | 58 | 3.22 | 3 | 139 | 2.67 | 5 |
5 | Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thực hiện | 64 | 3.56 | 1 | 160 | 3.08 | 1 |
Tổng | 3.3 | 2.87 |