Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thcs

1.4.3. Trường trung học cơ sở

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

- Trường THCS là cơ quan chuyên môn, giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương the quy định của chính phủ. Đồng thời trường THCS chịu sự quản lý của phòng GD huyện và điều lệ trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.

Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 6

- Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị trường học, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành hoạt động trường THCS, tham mưu giúp Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục THCS trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước Phòng GD&ĐT, Trưởng phòng giáo dục và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ trường THCS [3].

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS

1.4.4.1. Yếu tố khách quan

* Chủ trương, đường lối về đổi mới Giáo dục và Đào tạo; các Nghị quyết, chiến lược đã được quán triệt, triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương làm cơ sở để nhà trường định hướng, tổ chức và quản lý tốt hoạt động dạy học.

* Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học, lớp học, bàn ghế, bảng, phòng chức năng phụ trợ, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng dạy trình chiếu…

* Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh: Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất, vì thiếu một trong hai điều kiện thì không tồn tại quá trình dạy học:

Chất lượng đội ngũ giáo viên môn KHTN (Hóa học, Sinh học, vật lý): định hướng, hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy học đạt hiệu quả ở mức độ nào là phụ thuộc vào trình độ, năng lực sư phạm, khả năng đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá của giáo viên. Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên môn Sinh học:, Hóa học, Vật Lý (môn KHTN)Giáo viên là đội ngũ chủ lực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, làm nên chất lượng dạy học của nhà trường. Trình độ, năng giáo viên hiện nay: cơ bản đáp ứng đủ về số lượng và chất lương dạy học, đa số giáo viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhưng trong thực tế năng lực chuyên môn, nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế khác nhau. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp: Giáo viên là một kỹ sư tâm hồn; “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” vì thế người giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm gương, trong việc thực hiện ý thức đạo đức, nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên trong thực tế do tác động, ảnh hưởng của kinh tế thị trường: như nạn dạy thêm, học thêm, tình hình lạm thu…, tình trạng giáo viên không kìm chế được cảm xúc của mình, sử dụng ngôn từ, hành động thiếu tính sư phạm đã làm ảnh hưởng đến danh dự nhà giáo, giảm uy tín, niềm tin đối với xã hội.

Như vậy, trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của nhà trường.

Chất lượng học sinh: Chất lượng đầu vào tốt, năng lực học tập, phẩm chất đạo đức học sinh là những yếu tố cần thiết để giáo viên thuận lợi trong việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học để giải quyết vấn, rèn kỹ năng và phát triển năng lực.

* Điều kiện kinh tế, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của người dân ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng dạy và học của nhà trường.

1.4.4.2. Yếu tố chủ quan

Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL: Hiệu trưởng phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học; có khả năng lãnh đạo, tiếp thu các chủ trương, các chương trình, kế hoạch một cách sâu sắc, có khả năng triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học; hiệu trưởng phải là người có hiểu biết về tâm lý quản lý, có uy tín, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.

Tiểu kết chương 1


Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, quản lý dạy học môn khoa học tự nhiên ở trường THCS đang là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy vậy, đây là một vấn đề rộng và phức tạp và còn khá mới mẻ, các công trình đi sâu tìm hiểu về vấn đề này cũng còn rất khiêm tốn. Do vậy, nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa xã hội thiết thực.

Luận văn đã xác định đã xác định một số vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng. Đó là các khái niệm như: năng lực, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cạn năng lực; Các

yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo tiếp cận năng lực gồm: các yếu tố chủ quan: Trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý,; Các yếu tố khách quan như:Chủ trương, đường lối về đổi mới Giáo dục và Đào tạo, Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh

Luận văn tập trung vào hai khía cạnh: Thực trạng hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực ở trường THCS và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo tiếp cận năng lực ở trường THCS

Phân tích, tổng hợp các quan điểm lí thuyết của các tác giả trong và ngoài nước về quản lý hoạt động dạy học và dạy học theo tiếp cận năng lực để xác định các khái niệm công cụ của đề tài.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Huyện Nậm Pồ miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên là 149.559,12 ha, có đường biên giới Quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩu phụ. Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên.

Huyện có 8 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18%; tiếp đến là dân tộc Thái chiếm 18,50%; dân tộc Dao chiếm 4,15%; dân tộc Kinh chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú chiếm 1,58%; dân tộc Hoa chiếm 1,52%; dân tộc Kháng chiếm 0,91%; dân tộc Cống chiếm 0,75% và các dân tộc khác chiếm 0,2%. Các dân tộc ở huyện Nậm Pồ có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc, có nền văn hóa rất đa dạng với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau... Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội. Nậm Pồ có các bản sắc văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán đặc thù của mỗi dân tộc, các món ăn truyền thống đã tạo nên nét đắc chưng văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ (nguồn báo cáo kinh tế xã hội của huyện đăng trên trang thông tin điện tử của huyện).

2.1.2. Tình hình giáo dục

Về quy mô giáo dục, toàn huyện Nậm Pồ có tổng số 42 trường ở 15 xã với 839 lớp, 19.226 học sinh ở cả 4 cấp học là Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT, hơn 1.553 biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (nguồn báo cáo thống kê cuối năm học 2017-2018).

Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục huyện nậm Pồ có những bức phát triển vượt bậc so với năm 2013 huyện mới được thành lập. Chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất được đầu tư xóa bỏ hoàn toàn hệ thống phòng học tranh tre lứa lá thay vào đó là hệ thống phòng học ba cứng đáp ứng được nhu cơ bản nhu cầu dạy học, trang thiết bị phục vụ dạy và học không ngừng được đổi mới chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục của huyện. Tỷ lệ huy động học sinh ở tất cả các cấp học đạt tỉ lệ tương đối cao, các cuộc vận động, các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ luôn được đẩy mạnh nhằm khuyến khích và thu hút các em đến trường. Năm học 2016 - 2017 huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập - Xoát mù chữ, toàn huyện có 20 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó cấp Mầm non 04 trường, cấp Tiểu học 07 trường, cấp THCS 09 trường, huyện có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tỉnh, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THCS đạt 99,9% (nguồn báo cáo thống kê cuối năm học 2017-2018).

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Tiến hành điều tra lấy ý kiến của 18 cán bộ quản lý (bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng), 52 giáo viên môn Khoa học tự nhiên (gồm giáo viên dạy ba môn Sinh học, Hóa học và Vật lý), 240 học sinh của 6 trường PTDTBT THCS Nà Hỳ, THCS Tân Phong, THCS Chà Nưa, PTDTBT THCS Phìn Hồ, PTDTBT THCS Nà Khoa, PTDTBT

THCS Chà Cang trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Tổng số khách thể khảo sát là 310 người.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sát các nội dung cơ bản sau:

- Thực trạng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Cụ thể:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. Thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên và phân tích các thành công, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng này.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí