Tổ Chức Bộ Máy Điều Hành Huy Động Vốn Tại Agribank


nhận lãi tại nhiều thời điểm theo định kỳ trả lãi trái phiếu và được hưởng LS tiền gửi không kỳ hạn hiện hành đối với thời gian sau hạn.

AGRIBANK cũng thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ, thi tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, các hình thức HĐV của AGRIBANK để nâng cao trình độ cho cán bộ giao dịch, kiểm soát, hậu kiểm trong công tác HĐV. Tuy nhiên các hình thức HĐV của AGRIBANK còn đơn điệu, thiếu tính linh hoạt, chậm được bổ sung sửa đổi, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm mới, sản phẩm theo vùng miền và đối tượng KH…Một số sản phẩm được KH đánh giá cao nhưng còn vướng mắc về công nghệ thông tin, quy định áp dụng LS, phương pháp tính trả lãi. Một số sản phẩm không còn phù hợp, hiệu quả thấp như loại hình tiền gửi tiết kiệm bậc thang.

* Chính sách về kỳ hạn của nguồn vốn huy động

Về căn bản, AGRIBANK huy động vốn trong tất cả các kỳ hạn theo yêu cầu của người gửi tiền, song để bảo đảm sự phù hợp giữa kỳ hạn huy động và cho vay/đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro kỳ hạn tiềm ẩn, thì AGRIBANK chú trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 1-2 năm, kỳ hạn này phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của NH.

* Chính sách về lãi suất huy động và chi phí huy động vốn

Để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thì LS là nhân tố có tính chất quyết định, chính từ quan điểm này cho nên những năm trước đây, AGRIBANK đã đưa ra một số sản phẩm huy động tiết kiệm khá hấp dẫn dành cho KH, với những sản phẩm này mặc dù nó giúp NH huy động được lượng vốn khá lớn, nhưng đây cũng chính là hạn chế bởi các công cụ HĐV này đã khiến chi phí HĐV gia tăng, thậm chí một số nơi còn làm suy giảm uy tín của NH. Một số năm gần đây, với quan điểm tuân thủ chính sách về trần LS của NHNN và chính điều này cũng đã góp phần giúp giảm chi phí HĐV của NH.


3.2.3. Tổ chức thực hiện huy động vốn

3.2.3.1. Tổ chức bộ máy điều hành huy động vốn



Tổng Giám đốc

(Tổ chức thực hiện chiến lược)

Hội đồng Thành viên

(Xây dựng chiến lược về nguồn vốn)

Ban Kiểm soát Hội đồng thành viên

Phó TGĐ Phụ trách KH-NV

Phó TGĐ Phụ trách Đầu tư

Các phòng, ban Chuyên môn Trụ sở Chính


Ban Đầu tư

Ban Kế hoạch Tổng hợp

Sở Giao dịch

Các chi nhánh cấp I, II

Các công ty con

Các công ty liên kết

Phòng nghiệp vụ, Phòng Giao dịch

Chi nhánh Loại III

Phòng nghiệp vụ Phòng Giao dịch

Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy điều hành huy động vốn tại AGRIBANK

Nguồn: [45].

Sơ đồ 3.2 mô tả khái quát bộ máy tổ chức điều hành công tác HĐV của Agribank:

Về cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản lý HĐV của AGRIBANK được xuyên suốt từ Trụ sở chính đến chi nhánh, Phòng giao dịch.


Về nguồn nhân lực: AGRIBANK là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số trên 36.000 cán bộ.

Với mô hình và cơ chế tổ chức quản lý, điều hành hiện tại, AGRIBANK đã theo dõi được thường xuyên việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của chi nhánh, giúp công tác quản lý, điều hành được nhanh nhậy kịp thời. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Chi nhánh. Khuyến khích các Chi nhánh chú trọng hơn đến công tác HĐV nhất là nguồn vốn có tính ổn định. Sử dụng hợp lý các công cụ kế hoạch (Phí điều hoà vốn nội, ngoại tệ, Tỷ lệ an toàn chi trả, Phí tiền gửi dự trữ thanh toán, tiền gửi dự trữ bắt buộc…) tạo tính tự chủ trong công tác HĐV, nhất là từ khi áp dụng quản lý dòng tiền ra - vào trên TK điều chuyển vốn (TK 519). AGRIBANK cũng đã ban hành các văn bản về Quy định quản lý thanh khoản trong hệ thống, tạo tiền đề cho công tác quản lý thanh khoản.

3.2.3.2. Triển khai các hình thức huy động vốn

AGRIBANK chỉ đạo các Chi nhánh triển khai đầy đủ các sản phẩm HĐV (đã đề cập), ban hành Cẩm nang HĐV phổ biến tới từng cán bộ. Cẩm nang HĐV được xây dựng nhằm hỗ trợ cho cán bộ các chi nhánh có công cụ tra cứu về các sản phẩm HĐV, phương pháp tiếp cận KH và tư vấn cho KH sử dụng sản phẩm HĐV của AGRIBANK một cách thuận tiện, hiệu quả.

3.2.3.3. Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn

* Nghiệp vụ huy động tiền gửi

Với phương châm “Ở đâu có nguồn vốn nhàn rỗi ở đó có sự hiện diện của Agribank với SPDV có chất lượng, với phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp và tin cậy”, bên cạnh đó là những điều kiện thuận lợi của AGRIBANK như: (i) Cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan tại nơi giao dịch của AGRIBANK khang trang, phương tiện máy móc thiết bị hiện đại, đảm


bảo giao dịch thông suốt; (ii) Chất lượng phục vụ của nhân viên ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Cán bộ giao dịch có khả năng chuyên môn cao, hiểu biết sâu về nghiệp vụ cũng như xác sản phẩm HĐV, sẵn sàng tư vấn chính xác, kịp thời cho KH. Tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn; (iii) Mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch rộng khắp của AGRIBANK: Đến 31/12/2014, hệ thống mạng lưới AGRIBANK gồm có 147 Chi nhánh loại I, II; 793 Chi nhánh loại III; 1.315 Phòng giao dịch; 2.300 máy ATM, 01 chi nhánh nước ngoài, 03 văn phòng đại diện, 03 đơn vị sự nghiệp. Sự kết hợp của mạng lưới chi nhánh rộng khắp, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và sản phẩm khác biệt tạo cho AGRIBANK một ưu thế cạnh tranh tuyệt đối.

Số liệu về tình hình huy động tiền gửi tại AGRIBANK qua các năm trong giai đoạn 2011-2016 (Bảng 3.1) cho thấy: huy động tiền gửi có sự tăng trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn được khảo sát.

Đi sâu xem xét cho thấy:

Xét theo kỳ hạn: Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng thường chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

Cụ thể: Năm 2011 nguồn vốn huy động dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 49%; năm 2012 tỷ trọng tăng lên đạt 54%; Năm 2013 59%. Năm 2014 tỷ trọng

có giảm đôi chút, song vẫn đạt 49%; Năm 2015 đạt 53%; Năm 2016 đạt 49%.

Trong khi đó, nguồn vốn huy động không kỳ hạn và kỳ hạn 12 tháng trở lên tỷ trọng có xu hướng duy trì tỷ lệ ở mức thấp. Cụ thể: năm 2011 tỷ trọng loại tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên chiếm 30,23% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn chiếm 26,41%; năm 2013 chiếm 26%. Năm 2014 tỷ trọng này có tăng đối chút ở mức 36 %.. Vốn huy động có xu hướng rút ngắn kỳ hạn sẽ khiến NH khó khăn hơn trong cho vay và NH cũng chỉ có thể lựa chọn kỳ hạn cho vay ngắn hơn nếu như không muốn rủi ro kỳ hạn xảy ra.


- Xét theo đối tượng KH: Tiền gửi từ khu vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao và xu hướng ngày càng tăng lên. Cụ thể: Năm 2011 tiền gửi từ khu vực dân cư chiếm 46%, năm 2012 tăng lên và chiếm 53%; năm 2013 tỷ trọng chiếm 55% và năm 2014 chiếm tới 60%; năm 2015 chiếm 62% và năm 2016 chiếm tới 63%. Điều này cũng có nghĩa là đối tượng KH cá nhân luôn rất quan trọng đối với tiền gửi huy động của Agribank. Nhưng do đối tượng KH cá nhân luôn rất nhạy cảm với LS, đặt trong bối cảnh môi trường tài chính biến động phức tạp, tồn tại lạm phát kỳ vọng, thì NH sẽ phải tăng chi phí huy động nguồn nếu muốn duy trì và mở rộng nguồn vốn huy động từ những KH này.

- Xét theo loại tiền: Tiền gửi bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể: năm 2011, tỷ trọng huy động bằng VND chiếm 87% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 chiếm 89%, năm 2013 chiếm 83%; năm 2014 chiếm 79%; năm 2015 chiếm 95%; Năm 2016 chiếm 97%.

* Nghiệp vụ huy động tiền vay Vay ngân hàng nhà nước

Là một NHTM 100% vốn Nhà nước, hoạt động chủ yếu theo chỉ định của Chính phủ trong lĩnh vực NoNT, nên hàng năm AGRIBANK luôn được vay vốn từ NHNN với qui mô lớn. Đây được xem là một trong những nguồn vốn quan trọng giúp AGRIBANK xử lý các nhu cầu về vốn TD ngày càng tăng cao trong khu vực NoNT của Việt Nam theo các chương trình “Tam nông” do Chính phủ chỉ định cũng như các nhu cầu cho vay khác trong NoNT cũng như các khu vực kinh tế khác.


Bảng 3.7: Vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp và nghiệp vụ thị trường mở (OMO) của AGRIBANK giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: tỷ VND



Năm

Vay NHNN (TK 403 )

Nghiệp vụ OMO với NHNN

Doanh Số

Số Dư

Doanh Số

Số Dư

2011

8.000

8.000

22.432

0

2012

75.817

20.817

53.182

3.817

2013

155.515

33.466

115.516

18.392

2014

37.521

5.252

33.522

5.252

2015

9.574

38

9.536

0

2016

5.289

335

4.992

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 9


Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].

Bảng 3.7 cho thấy những năm qua doanh số và số dư vay vốn từ NHNN của AGRIBANK không lớn, chủ yếu thông qua kênh vay tái cấp vốn và nghiệp vụ Thị trường mở. Cụ thể:

Về kênh vay tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp TD có bảo đảm của NHTW nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho NHTM. NHTW áp dụng các hình thức tái cấp vốn sau: (i) Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn; (ii) Cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá ngắn hạn; (iii) Cho vay lại theo hồ sơ TD. Doanh số phát sinh từ nghiệp vụ vay tái cấp vốn của Agribank những năm qua là không ổn định, tăng giảm thất thường: Nếu như năm 2011 doanh số vay tái cấp vốn chỉ là 8.000 tỷ đồng, thì năm 2012 doanh số vay tái cấp vốn tăng vọt tới 75.817 tỷ đồng – tức là gấp gần 10 lần so với năm 2009. Năm 2013, doanh số vay tái cấp vốn của NH tiếp tục tăng đạt 155.515 tỷ đồng. Từ Năm 2014 Doanh số và số dư vay NHNN có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2014 còn 37.521 tỷ đồng, năm 2015: 9.574 tỷ đồng, năm 2016: 5.289 tỷ đồng.


Vay trên thị trường liên ngân hàng

Vay từ các TCTD khác thông qua thị trường liên NH cũng được AGRIBANK quan tâm nhằm xử lý nhu cầu về thanh khoản. Cụ thể: Trong giai đoạn 2011 -2013 khi mà nhu cầu vốn TD của nền kinh tế tăng trưởng nóng dẫn đến nhu cầu vốn tăng cao, các NHTM có sự cạnh tranh quyết liệt. Agribank bị tác động không nhỏ từ các NHTMCP do cơ chế HĐV của các NHTMCP linh hoạt hơn. Mặt khác giai đoạn này NHNN cũng chưa xiết chặt việc quản lý cạnh tranh, đặc biệt là quản lý về lãi suất. Do thực thi nghiêm các qui định của NHNN trong HĐV, nên giai đoạn này Agribank có khó khăn trong thanh khoản đặc biệt trong những tháng cuối năm. Dẫn đến khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán theo qui định của NHNN. Mặt khác, do chất lượng TD của ngành NH nói chung trong giai đoạn này còn nhiều bất cập, dẫn tới cung-cầu về thanh khoản của AGRIBANK trong một số giai đoạn có sự căng thẳng, buộc NH phải xử lý thông qua vay vốn trên thị trường liên NH.

Bảng 3.8 Tình hình vay vốn của AGRIBANK từ các tổ chức tín dụng khác

Đơn vị: Tỷ VND


Năm

Số dư đầu

Doanh số Nợ

Doanh số Có

Số dư cuối

2011

-

110.771

133.203

22.432

2012

22.432

77.813

56.615

234

2013

234

37.218

50.248

13.300

2014

13.300

28.150

14.850

-

2015

-

900

900

-

2016

-

5.400

5.400

-

Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].

Bảng 3.8 cho thấy: Doanh số vay vốn từ thị trường liên NH của AGRIBANK có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011-2016. Cụ thể: Nếu như năm 2011 doanh số vay vốn từ thị trường liên NH đạt tới 133.203 tỷ đồng, thì năm 2012 giảm xuống chỉ còn 56.615 tỷ đồng, năm 2013 là 50.248


tỷ đồng. Năm 2014 là 14.850 tỷ đồng. Cuối các năm 2014, 2015, 2016 không còn số dư. Điều này cho thấy việc vay các TCTD của AGRIBANK chỉ nhằm đáp ứng những khó khăn tạm thời về thanh khoản.

3.2.4. Theo dõi, đánh giá công tác huy động vốn

Tổng Giám đốc AGRIBANK có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kiểm tra thường xuyên hay đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch tại Sở giao dịch, Chi nhánh loại 1, loại 2. So sánh kết quả thực hiện được với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, so sánh việc thực hiện kỳ này với kết quả thực hiện những kỳ trước để chỉ rõ những mặt được, mặt còn hạn chế để đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Kiểm soát việc quản lý HĐV theo đúng cơ chế hiện hành của NHNN và của AGRIBANK.

Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát quản lý HĐV được lãnh đạo AGRIBANK quan tâm, nhưng tình hình HĐV trở nên khó khăn, NH phải tiếp cận các nguồn vốn đắt hơn. Chủ thể trong kiểm soát quản lý HĐV tại AGRIBANK gồm: Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc; bộ phận giúp việc, tham mưu là Ban Kế hoạch – Nguồn vốn, Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ; Giám đốc và các phó Giám đốc, Phòng kế hoạch, kiểm tra của chi nhánh kiểm soát thực hiện kế hoạch quản lý HĐV. Trong quá trình kiểm soát quản lý HĐV, Ban Kế hoạch Nguồn vốn tại Hội sở chính và phòng kế hoạch tại chi nhánh phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện vai trò đầu mối kiểm soát, giúp Ban lãnh đạo NH thực hiện nhiệm vụ này.

Việc kiểm soát được thực hiện tại chi nhánh của AGRIBANK như sau:

(1) Lãnh đạo NH quyết định kế hoạch HĐV hàng năm, kế hoạch này được phân chia theo tiến độ quý và cho từng đơn vị, cá nhân.

(2) Tổ chức giao kế hoạch HĐV cho các đơn vị, đây là nhiệm vụ gắn với đánh giá kết quả hoạt động, thi đua khen thưởng hàng năm đối với từng chi nhánh và từng bộ phận.

(3) Theo dõi, báo cáo về tình hình thực hiện chỉ tiêu HĐV của mỗi cá nhân, bộ phận và toàn Chi nhánh hàng ngày.


(4) So sánh kết quả HĐV đạt được của chi nhánh với kế hoạch giao.

(5) Phân tích, đánh giá kết quả đạt được để có những biện pháp chỉ đạo điều hành tiếp theo.

Căn cứ vào tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch là chỉ tiêu về tổng nguồn vốn, Hội sở chính (đầu mối là Ban Kế hoạch – Nguồn vốn) tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên đề hàng năm về kế hoạch kinh doanh, trong đó có việc quản lý HĐV. Các chỉ tiêu kiểm tra là về Tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ tiền gửi dân cư so với chỉ tiêu đã giao, LS huy động, vi phạm hạn mức dư nợ dư có TK điều chuyển vốn nội bộ. Việc kiểm tra đột xuất chỉ thực hiện khi tại Hội sở chính hoặc chi nhánh có sự vi phạm về kỷ luật kế hoạch, vi phạm về quy chế tổ chức huy động, LS huy động.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

3.3.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu về huy động vốn của AGRIBANK giai đoạn

2011-2016

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng NV

464.763

495.992

601.559

663.381

742.331

853.527

Huy động tiền gửi

434.331

474.941

554.792

657.028

740.893

852.791

Vay NHNN

8.000

20.817

33.467

5.252

38

336

Vay liên NH

22.432

234

13.300

1.101

1.400

400

Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].

Bảng 3.9 cho thấy qui mô nguồn vốn huy động tại AGRIBANK là khá lớn. Cụ thể: Năm 20011 đạt tới 464.763 tỷ đồng; Năm 2012 đạt 495.992 tỷ đồng; Năm 2013 đạt 601.559 tỷ đồng; năm 2014 đạt 663.381 tỷ đồng; năm 2015 đạt 742.331 tỷ đồng và năm 2016 đạt 853.527 tỷ đồng.

Nếu xét theo tốc độ tăng trưởng HĐV thì có thể thấy rằng: nguồn vốn huy động của NH có sự tăng trưởng thiếu ổn định qua các năm: 6,7% năm 2012; 21%


năm 2013; 10% năm 2014; 12% năm 2015; 15% năm 2016.

Sở dĩ nguồn vốn huy động hàng năm của AGRIBANK chưa có sự ổn định chủ yếu là do nguồn vay từ thị trường liên NH có những biến động theo chiều hướng giảm dần. Lý do là giai đoạn sau năm 2010 AGRIBANK tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát TD để tăng cường năng lực thanh khoản nên nhu cầu vay thanh khoản từ thị trường liên NH giảm dần. Trong khi đó, nguồn vốn vay từ các khoản tiền gửi huy động và vay từ NHNN có sự tăng lên liên tục qua các năm, nhất là vốn huy động tiền gửi: Bảng 3.10 cho thấy HĐV tiền gửi trong giai đoạn được khảo sát có sự tăng trưởng khá ổn định, đặc biệt trong các năm 2014 và 2015 tăng trưởng nguồn vốn tương đối cao.

3.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 3.10: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi và vốn vay tại AGRIBANK giai đoạn 2011-2016 (%)

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Huy động tiền gửi

93

96

92

99

100

100

Vay NHNN

2

4

6

1

0

0

Vay liên NH

5

0

2

0

0

0

Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].

Bảng 3.10 cho thấy: Trong tổng nguồn vốn huy động hàng năm tại AGRIBANK thì nguồn vốn huy động tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tỷ trọng nguồn vốn huy động tiền gửi và tiền vay từ thị trường liên NH có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là nguồn vốn vay từ thị trường liên NH.

Cụ thể:

Nguồn vốn vay từ thị trường liên NH có sự giảm xuống liên tục cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: Nếu như năm 2011 nguồn vốn vay liên NH chiếm tỷ trọng 5% thì năm 2012 không phát sinh, năm 2013 tiếp tục phát sinh song tỷ trọng cũng chỉ chiếm 2%. Các năm sau đó không phát sinh vay liên NH

Nguồn vốn vay từ NHNN có xu hướng giảm dần về tỷ trọng song thiếu ổn định: Nếu như năm 2011 nguồn vay NHNN chỉ chiếm tỷ trọng 2,%, thì


năm 2012 tỷ trọng tăng lên 4%, năm 2013 chiếm tới 6%, song tới năm 2014 giảm xuống chỉ còn chiếm tỷ trọng 1% và các năm 2015 và 2016 không phát sinh vay NHNN.

Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu HĐV của NH: Năm 2011 chiếm 93%, năm 2012 chiếm 96%, năm 2013 giảm đối chút chỉ còn chiếm 92% nhưng năm 2014 lại tăng mạnh và đạt tới 99% và các năm 2015 và 2016 chiếm tỷ trọng 100% [51]; [56].

Sự thay đổi về cơ cấu HĐV như trên đây là do các năm 2011, 2012 và 2013 xuất hiện các cuộc chạy đua nâng LS huy động với hàng loạt NHTMCP tăng nóng LS huy động gây khó khăn rất lớn cho AGRIBANK khi NH này tuân thủ các qui định về trầ LS huy động của NHNN ban hành. Sự khó khăn trong HĐV tiền gửi khiến AGRIBANK phải tăng cường vay từ NHNN và vay liên NH. Các năm sau đó, cuộc chạy đua nâng LS được kiểm soát nên tạo thuận lợi cho AGRIBANK trong HĐV bởi dẫu sao thì đây vẫn là một NHTM có uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đi sâu xem xét cơ cấu huy động tiền gửi (bảng 3.11) cho thấy:

Bảng 3.11: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng và loại tiền tại AGRIBANK giai đoạn 2011-2016

Đơn vị tính: (%)


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Theo kỳ hạn







- Không kỳ hạn

20,40

19,20

14,60

15,30

17,00

17,80

- Dưới 12 tháng

49,40

54,40

59,10

48,90

53,20

48,50

- 12 tháng trở lên

30,20

26,40

26,30

35,80

29,80

33,70

Theo đối tượng KH







- Tiền gửi dân cư

46,10

52,91

55,60

6000

62,00

63,00

- Tiền gửi tổ chức

53,90

47.09

45,40

40,00

38,00

37,00

Theo loại tiền







- VND

86,95

88,93

83,00

79,00

95,00

97,00

- Ngoại tệ,vàng qui vnđ

13,05

11,07

17,00

21,00

5

3

Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].


Về cơ cấu kỳ hạn: Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm dần: đạt 20,40% năm 2011 nhưng đến năm 2016 giảm xuống chỉ còn chiếm 17,8%. Tương tự, nguồn vốn huy động với kỳ hạn dưới 12 tháng có sự tăng giảm thất thường và cũng đang có xu hướng sụt giảm dần về tỷ trọng: Chiếm tới 49,40% năm 2011, đến năm 2012 chiếm 54,40%; năm 2013 có sự tăng lên và chiếm 59,10%, nhưng đến năm 2014 lại giảm xuống và chỉ còn chiếm 48,90%, năm 2015 tăng lên và chiếm 53,20% nhưng năm 2016 lại giảm xuống và chỉ chiếm 48,50% [51]; [56]. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có sự tăng giảm không ổn định về tỷ trọng: Nếu như năm 2011 tỷ trọng chỉ đạt 30,2% thì đến năm 2016 tỷ trọng chiếm tới 33,70%. Xu hướng diễn biến này có nguyên nhân chủ yếu do môi trường TD có nhiều biến động mặt khác chính sách LS huy động tiền gửi của NH khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài thay đổi theo từng thời kỳ. Sự thay đổi về cơ cấu kỳ hạn như vậy là do những năm gần đây lạm phát của Việt Nam đã căn bản được kiểm soát, tạo niềm tin trong dân chúng và từ đó khuyến khích họ kéo dài kỳ hạn gửi tiền. Sự thay đổi về cơ cấu kỳ hạn gửi tiền này về cơ bản giúp xử lý vấn đề rủi ro kỳ hạn cho NH, song có một thực tế là vốn cho vay của AGRIBANK chủ yếu là ở kỳ hạn 6 tháng – 1 năm nên kỳ hạn tiền gửi dài hơn một năm khiến NH sẽ phải trả chi phí lãi cao hơn, mặt khác nó cũng chưa phù hợp với cơ cấu cho vay của NH (bảng 3.2) – điều này cũng khiến rủi ro TD tiềm ẩn cao.

Về cơ cấu KH gửi tiền: xu hướng diễn biến ngược chiều nhau giữa tỷ trọng tiền gửi khu vực dân cư và tổ chức cho thấy tầm quan trọng của tiền gửi khu vực dân cư đang gia tăng những năm qua. Cụ thể: Nếu như năm 2011 tiền gửi khu vực dân cư chỉ chiếm tỷ trọng 46,10% thì đến năm 2016 chiếm tới 63%. Diễn biến này cho thấy AGRIBANK đang chuyển dần ưu tiên sang huy

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí