Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 4


Quản lý giáo viên luôn hướng đến việc duy trì một lực lượng lao động tri thức có chất lượng ở mọi thời điểm, đặc biệt là trong môi trường đang biến đổi và năng động với những chuyển biến về yêu cầu công việc. Điều này đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của nhà trường tới quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Đánh giá giáo viên là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Đánh giá giáo viên là đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu quan trọng nhất, chứ không phải đánh giá chung chung về nhân cách, đạo đức của giáo viên.

Có thể nói, công tác quản lý giáo viên của nhà quản lý gồm: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; Tuyển chọn giáo viên; Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên; Đào tạo bồi dưỡng giáo viên; Đánh giá giáo viên.

*Quản lý người học

Người học là người đăng ký tham gia học chuyên ngành để tham gia chương trình đào tạo của nhà trường. Người học có nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định; được giáo viên hướng dẫn các nội dung học tập theo chương trình giảng dạy. Người học là người đang học các chương trình giáo dục tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Người học được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội. (Điều 60 Luật Giáo dục nghề nghiệp).

Người học đang học tập tại các trường cao đẳng được gọi là sinh viên. Quản lý sinh viên là tác động của nhà quản lý tới sinh viên từ khi tiếp nhận sinh viên trúng tuyển cho tới khi sinh viên có quyết định công nhận tốt nghiệp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của sinh viên và đảm bảo quyền lợi của người học. Sinh viên sau khi trúng tuyển có nguyện vọng học tập tại trường phải nộp hồ sơ về phòng Công tác Học sinh - Sinh viên. Quản lý sinh viên trước hết là quản lý hồ sơ đầu vào. Điều này giúp nhà quản lý nắm được hoàn cảnh gia đình sinh viên, từ đó lên kế hoạch thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường để kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ học tập và rèn luyện của sinh viên.

Quản lý sinh viên còn được thực hiện thông qua việc quản lý xử lý kỷ luật, khen thưởng sinh viên theo đúng quy định. Trên cơ sở kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên từng học kỳ hoặc theo năm học và theo đề xuất của các đơn vị khoa, phòng, sinh viên sẽ được khen thưởng hoặc bị kỷ luật theo quy chế công tác học sinh - sinh viên.


Bên cạnh khen thưởng kỷ luật, việc thực hiện tuyên truyền hướng dẫn giải quyết các chế độ chính sách của Nhà nước đối với sinh viên như chính sách miễn giảm học phí đối với một số ngành học, chế độ đối với các đối tượng ưu tiên v.v cũng là một công tác quan trọng. Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên được hưởng các quyền lợi của mình là vấn đề các nhà trường cần quan tâm làm tốt hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Theo quy chế đào tạo, sau một tháng kể từ khi có quyết định công nhận tốt nghiệp, nhà trường phải tổ chức cấp phát văn bằng và các chứng chỉ cho sinh viên. Bằng tốt nghiệp của sinh viên được cấp một lần kèm theo bảng điểm của toàn khóa học. Các chứng chỉ giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất hay chứng chỉ quản lý nhà nước cũng được cấp khi sinh viên nhận bằng tốt nghiệp.

Tóm lại, nội dung công tác quản lý người học của nhà quản lý gồm: Quản lý hồ sơ đầu vào; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện đối với sinh viên; Quản lý xử lý kỷ luật, khen thưởng sinh viên theo quy định; Tuyên truyền hướng dẫn theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên theo quy định; Quản lý tổ chức cấp phát văn bằng chứng chỉ cho người học theo quy định.

Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 4

*Quản lý cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, thiết bị day học là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo thực hiện nội dung chương trình đào tạo. “Cơ sở vật chất trường học là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục giảng dạy” [14]. Quản lý cơ sở vật chất gồm quản lý từ khâu lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất cho đến việc hướng dẫn sử dụng nhu cầu đáp ứng yêu cầu đào tạo. Trong các cơ sở đào tạo nghề, bên cạnh việc đảm bảo các trang thiết bị như các cơ sở đào tạo khác thì cần thiết phải đầu tư các cơ sở thực hành, nhà xưởng, mô hình, phòng thí nghiệm, thành lập trung tâm tổ chức sự kiện để sinh viên có cơ hội thực hành, thực tập nghề nghiệp. Đây là môi trường thực tế đầu tiên để tạo cho sinh viên cơ hội cọ sát và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng học trong nhà trường vào thực tế. Tuy nhiên, để các phòng học chức năng như vậy hoạt động có hiệu quả đòi hỏi sự phân công lực lượng quản lý cơ sở vật chất hợp lý; đồng thời phải có đội ngũ nhân sự được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để có thể sử dụng thành thạo các trang


thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, cần quản lý mua sắm thiết bị để thay thế cho các cơ sở vật chất đã bị hư hỏng, bảo quản cơ sở vật chất để chúng luôn sẵn sàng được sử dụng; sửa chữa cơ sở vật chất đã bị hỏng hóc và thanh lý chúng khi hết tuổi thọ.

Quản lý cơ sở vật chất bao gồm các nội dung: Lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất; Bố trí lực lượng qản lý cơ sở vật chất; Chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; Tổ chức bồi dưỡng sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất.

b. Quản lý quá trình đào tạo tại trường cao đẳng theo mô hình CIPO

Đào tạo hệ cao đẳng cùng với đào tạo tay nghề cho học sinh và dịch vụ phục vụ cộng đồng, là hoạt động đặc trưng của các trường cao đẳng. Đó là hoạt động chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.

Xét từ góc độ chuyển giao kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế lao động cho học sinh, đào tạo cao đẳng được cấu thành bởi các thành tố cấu trúc gồm mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức các hoạt động đào tạo.

Quá trình chuyển giao năng lực nghề nghiệp được thực hiện trong hoạt động cùng nhau của thầy và trò trong một môi trường đào tạo nghề xác định. Xét từ góc độ này đào tạo cao đẳng bao gồm các thành tố: hoạt động dạy của giáo viên; hoạt động học của học sinh, sinh viên; và hoạt động môi trường đào tạo (môi trường vật chất và môi trường tinh thần, môi trường văn hóa)

Quản lý quá trình thực chất là quản lý hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên - một quá trình kết hợp đan xen liên tục, mềm dẻo, linh hoạt giữa hoạt động dạy và học với quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học. Quản lý các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của sinh viên phải được triển khai với quy trình thống nhất; tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động này để đạt mục tiêu dạy học. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học cần chú ý nhằm bảo đảm kết quả được đánh giá theo quá trình.


*Quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Giảng dạy là một trong hai hoạt động của quá trình dạy học. Dạy là sự tổ chức và điều khiển tối ưu quá trình sinh viên chiếm lĩnh tri thức bằng cách đó hình thành và phát triển nhân cách [38].

Thầy giáo (giảng viên) là chủ thể của hoạt động dạy theo phương thức nhà trường với nội dung dạy học quy định trong chương trình đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo.Trong quá trình này, giáo viên là người thiết kế bài học, tổ chức và hướng dẫn SV tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội kiến thức.

Hoạt động dạy của giảng viên gồm: lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động trên lớp, đảm bảo tiến độ đào tạo và thực hiện công tác kiểm tra đánh giá sinh viên trong cả quá trình học. Thông thường, kế hoạch giảng dạy của giảng viên thường ít thay đổi so với sự phân công từ đầu kỳ học. Tuy nhiên, với các trường đào tạo đặc thù như trường nghệ thuật (lớp học cá nhân - một thầy một trò), việc điều chỉnh kế hoạch vẫn xảy ra khi sinh viên nghỉ học giữa chừng. Như vậy, quản lý hoạt động dạy của giảng viên các trường nghệ thuật cũng phức tạp hơn các trường đào tạo các ngành nghề khác.

Do đó, nội dung quản lý hoạt động dạy của giảng viên của nhà quản lý gồm: Quản lý phân công giảng dạy của khoa đối với giảng viên; Quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, tiến độ giảng dạy của giảng viên; Quản lý việc kiểm tra đánh giá sinh viên của giảng viên;

*Quản lý hoạt động học của sinh viên

Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự điều khiển sư phạm của thầy [38].

Hoạt động học của sinh viên bao gồm các nội dung: sắp xếp kế hoạch học tập của cá nhân trên cơ sở kế hoạch đào tạo của nhà trường; Thực hiện giờ học trên lớp và giờ tự học cá nhân có hướng dẫn; Tham gia sinh hoạt nghiên cứu khoa học...

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là một trong những nội dung của công tác quản lý giáo dục trong nhà trường. Quản lý tốt hoạt động học tập của sinh viên sẽ nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên - một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường.


Để quản lý hoạt động học của sinh viên, nhà quản lý cần thực hiện các nội dung sau: Lập kế hoạch học tập của sinh viên theo từng kỳ; Chỉ đạo hoạt động học trên lớp và tự học của sinh viên; Tổ chức thực hiện hoạt động học của sinh viên; Tổ chức đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên.

*Quản lý kiểm tra, đánh giá

Quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá trong đào tạo là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm đo lường, xác định và đánh giá kết quả đào tạo theo mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá thông qua việc thi, kiểm tra trong từng kỳ học, năm học và cả khóa học. Kế hoạch kiểm tra định kỳ, thi kết thúc học phần, môn học và kết thúc học kỳ được thông báo cho giảng viên và sinh viên từ đầu năm học. Nội dung kiểm tra và các hình thức kiểm tra (viết, vấn đáp, tiểu luận, bài tập lớn v.v…) được quy định trong chương trình đào tạo của từng ngành học do Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt. Công tác tổ chức kiểm tra, thi phải được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đánh giá thực chất chất lượng đào tạo của nhà trường.

Đánh giá kết quả học tập trong toàn khóa học phải đánh giá cả 3 thành tố là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện từng công việc. Để quản lý tốt việc đánh giá kết quả học tập, trên cơ sở tiêu chuẩn quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam, nhà trường cần biên soạn các bộ tiêu chí và chuẩn đánh giá kết quả học tập cho từng ngành nghề đào tạo để đảm bảo kết quả là sự phản ánh của cả quá trình học tập và rèn luyện của người học, mà không phải đơn thuần là điểm số của các đợt kiểm tra định kỳ hay đợt thi kết thúc học phần.

Như vậy, nội dung công tác quản lý kiểm tra, đánh giá của nhà quản lý gồm: Lập kế hoạch thi, kiểm tra đánh giá với các khóa học; Xây dựng các hình thức kiểm tra đánh giá; (3) Tổ chức triển khai đánh giá sinh viên trong toàn khóa học; Giám sát việc coi thi, kiểm tra đánh giá.

c. Quản lý đầu ra đào tạo tại trường cao đẳng theo mô hình CIPO

Quản lý đầu ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hệ thống đào tạo nhân lực, bởi việc quản lý đầu ra giúp cho các cơ sở đào tạo nắm được tình hình có việc làm và khả năng


đáp ứng với yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp; trên cơ sở đó đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo, điều chỉnh quá trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế lao động của các đơn vị, cơ quan có nhu cầu sử dụng nhân lực sau đào tạo.

Quản lý đầu ra cần quan tâm đến hai khâu là: quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ và Quản lý thông tin phản hổi của cơ sở sử dụng lao động.

*Quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp

Việc cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cần được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy trình và đúng đối tượng, tránh các hiện tượng tiêu cực. Bằng tốt nghiệp được cấp cho sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp. Sau khi có quyết định công nhận tốt nghiệp nhà trường lập sổ cấp phát văn bằng và các chứng chỉ liên quan tới khóa học theo mẫu quy định hiện hành. Các thông tin về số lượng, danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp hàng năm phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của trường và báo cáo với các cấp quản lý nhà trường theo quy định.

Tóm lại, nội dung quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ của nhà quản lý là: Lưu trữ các quyết định liên quan đến điều kiện tốt nghiệp và danh sách công nhận tốt nghiệp; Lập sổ lưu phát và nhận văn bằng chứng chỉ; Cập nhật thông tin về bằng cấp của sinh viên lên trang thông tin điện tử của nhà trường; Tổ chức phát bằng đúng quy chế đào tạo.

*Quản lý thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động

Cơ sở sử dụng lao động là nguồn cung cấp thông tin phản hồi về năng lực đội ngũ đã qua đào tạo để nhà trường kịp thời điều chỉnh công tác quản lý và tổ chức phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của bên sử dụng nguồn lao động. Để thực hiện được điều này, hàng năm phòng đào tạo và phòng Công tác học sinh sinh viên phối hợp lập hồ sơ học tập và rèn luyện toàn khóa của toàn bộ sinh viên sắp ra trường theo ngành nghề gửi cho các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng; tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp có sự tham gia của các nhà tuyển dụng; phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng thực hiện việc khảo sát nhằm tham khảo ý kiến cơ sở sử dụng lao động về mức độ đáp ứng công việc của học viên sau tốt nghiệp từ đó bổ sung, điều chỉnh phương pháp giảng dạy, trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, sinh viên phù hợp với yêu cầu thực tế công việc.


Do đó, nội dung quản lý thông tin phản hổi của cơ sở sử dụng lao động của nhà quản lý gồm: Nhà trường cung cấp cho cơ sở sử dụng lao động thông tin sinh viên sắp tốt nghiệp; Tổ chức hội nghị việc làm giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động; Cơ sở sử dụng lao động phản hồi cho nhà trường về chất lượng của sinh viên ra trường; Quản lý thông tin về khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp có việc làm; Nhà trường tiến hành điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

d. Yếu tố bối cảnh tác động đến đào tạo tại trường cao đẳng theo mô hình CIPO

Các yếu tố thuộc về bối cảnh tác động đến đào tạo tại trường cao đẳng theo mô hình bao gồm các mức độ khác nhau:

+ Nhận diện tác động của các yếu tố bối cảnh.

+ Đánh giá tác động của các yếu tố bối cảnh

+ Điều tiết các yếu tố bối cảnh đến quản lý đào tạo.

Tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo bao gồm các yếu tố: Thể chế, chính sách; tiến bộ của khoa học công nghệ; Xu hướng hội nhập giao lưu quốc tế; Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực…

*Thể chế, chính sách:

Trong những năm gần đây, việc ban hành những Quyết định, thông tư, văn bản mới trong lĩnh vực giáo dục đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng, đại học trong đó có các trường khối nghệ thuật. Trong số đó phải kể đến Nghị định 86 của Chính phủ quy định về lộ trình tự chủ của các trường đến năm 2020; Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc giao cho Bộ lao động thương binh xã hội quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, trung cấp nghề; Việc mở rộng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Đây là những định hướng cho giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhưng cũng đem đến những khó khăn, thách thức cho các nhà trường trong công tác quản lý đào tạo như công tác tuyển sinh, công tác giảng dạy...

*Về sự tiến bộ của khoa học và công nghệ:

Sự phát triển của, đặc biệt là tiến bộ công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục đào tạo. Cách mạng khoa học công nghệ có tác động lên các thành tố của quá trình đào tạo như mục tiêu, nội dung, khoa


học công nghệ phương pháp đào tạo và người dạy, người học cũng như quá trình dạy học. Mục tiêu đào tạo phải thay đổi hướng đến xây dựng con người có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp; nội dung và phương pháp đào tạo phải đổi mới nhằm đưa kiến thức trong trường ngày càng sát với thực tiễn lao động sản xuất. Việc đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo dẫn đến việc người học phải thay đổi cách học, chủ động sáng tạo và tăng cường tự học. Do đó sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học của thầy đối với trò cũng phải khác để hoạt động dạy đạt hiệu quả hơn.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đem đến cho các cơ sở giáo dục nhiều thời cơ nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Nếu những nhà quản lý không xây dựng những chiến lược phát triển lâu dài và các mục tiêu phát triển ngắn hạn nhằm nắm bắt thời cơ thì sẽ dẫn đến nhà trường đó ngày càng bị tụt hậu; các ngành nghề mà trường đào tạo không còn phù hợp với yêu cầu của xã hội.

*Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường

Trong môi trường nhà trường, Hiệu trưởng vừa là nhà lãnh đạo nhưng cũng vừa là người quản lý. Trình độ quản lý của lãnh đạo phụ thuộc vào tố chất và kỹ năng (lãnh đạo, quản lý) của người đứng đầu là Hiệu trưởng.

Những tố chất cần thiết đó là có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự quyết đoán, dũng cảm và kiên trì. Sự thành bại của một nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Xã hội đang phát triển và thay đổi từng ngày từng giờ, đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch rõ sứ mệnh phát triển của nhà trường; lường trước được thuận lợi khó khăn để đưa ra kế hoạch quản lý nhà trường trong từng giai đoạn. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.

Kỹ năng lãnh đạo gồm kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp. Nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn chiến lược cho nhà trường, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà cần đạt tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2023