đào tạo nghề trong ngành kinh tế du lịch cho người học, nhất là cho đối tượng thành niên. Bên cạnh đó, những khóa đào tạo nghề này cần có sự định hướng rõ ràng để có thể tập trung đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực phục vụ cho các loại hình phát triển kinh tế du lịch khác nhau để qua đó tăng cường hợp tác với các đơn vị phát triển kinh tế du lịch nhằm chấp nhận cho người học có thời gian thực tập dài hạn theo nhiều đợt nhằm gắn các kiến thức đã học vào thực tiễn làm việc. Có như vậy hiệu quả đào tạo nghề về kinh tế du lịch mới có thể đạt được và giúp cho người học thấy được những yêu cầu, khả năng, đòi hỏi, xu hướng, cơ hội để không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, kỹ năng của bản thân để đạt được thành công.
Mặt khác, nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch có được phát huy hết khả năng hay không phụ thuộc khá nhiều vào nội dung chương trình giảng dạy. Do vậy, đòi hỏi thời gian tới các cơ sở đào tạo cần tiếp tục điều chỉnh chương trình giảng dạy theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như theo các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Qua đó, cần phổ biến khái quát về thực trạng du lịch, những yêu cầu đặt ra, những cơ hội, thách thức, những chiến lược trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch mà nước CHDCND Lào cần thực hiện. Đồng thời, nội dung đào tạo cũng cần hướng đến đào tạo thể lực, trí lực, tâm lực một cách đầy đủ và gắn chặt với nhau để xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế du lịch. Không những vậy, các cơ sở đào tạo cần “hợp tác với trường đại học trong nước để tăng cường quản lý và thực hiện các chương trình giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực và quốc tế” [123].
Đặc biệt, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào, thời gian tới cần hết sức coi trọng cũng như thúc đẩy việc liên kết tiến hành đào tạo với nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, giúp khắc phục được tính tự phát trong đào tạo nguồn lực con người bắt nguồn từ nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp phát triển du lịch và hướng đến quá trình liên kết trong quá trình đào tạo nguồn lực con người phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch giữa Nhà nước với hệ thống đào tạo cũng như với nhà sử dụng lao động. Xây dựng chương trình đào tạo chính thức, chuyên nghiệp cũng như cấp các chứng chỉ hành nghề cho người lao động.
Thứ hai, về công tác bồi dưỡng người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế
du lịch
Cùng với hoạt đào tạo thì công tác bồi dưỡng người lao động cho lĩnh vực kinh tế du lịch cũng là một trong những giải pháp có ý nghĩa then chốt để có thể phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Với nhận thức rõ ràng về mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là yếu tố then chốt để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng của ngành kinh tế du lịch, đòi hỏi các cơ quan, các học viện, nhà trường, các tổ chức, pháp nhân tham gia vào ngành kinh tế du lịch cần phối hợp chặt chẽ với nhau để trang bị các kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực phục vụ kinh tế du lịch, qua đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành du lịch.
Ngoài ra, để ngành kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào phát triển tương xứng với tiềm năng, điều kiện, đòi hỏi cần phải coi trọng công tác bồi dưỡng để qua đó trang bị kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường du lịch đầy biến động hiện nay. Trong đó, những kiến thức bồi dưỡng cần trang bị cho những người làm kinh tế du lịch trong những năm tới bao gồm nội dung về quản lý nhà trước, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp thuyết minh, ngoại ngữ, đạo đức trong nghề du lịch nói riêng, cũng như các kỹ năng chung của tiêu chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của từng khu vực du lịch.
Mặt khác, công tác bồi dưỡng cần tổ chức nhiều hơn các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong cả nước để qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả của mục tiêu phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch cần khuyến kích các tổ chức kinh doanh du lịch coi trọng việc tự tổ chức bồi dưỡng cho nguồn nhân lực của mình và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch có các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân lực để qua đó tham gia vào công tác xã hội hóa bồi dưỡng với những cơ chế hỗ trợ đủ để các chủ thể có thể yên tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Hạn Chế Cơ Bản Về Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay Và Nguyên Nhân
- Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Công Tác Đào Tạo - Bồi Dưỡng Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Nâng Cao Nhận Thức Của Bộ Thông Tin, Văn Hóa Và Du Lịch Và Cục Xúc Tiến Du Lịch
- Đẩy Mạnh Dân Chủ Hóa Nhằm Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Tiếp Tục Đẩy Mạnh Công Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Lãng Phí Nhằm Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Bố Trí, Sắp Xếp Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Đồng thời, với thế mạnh về địa hình, sự mến khách, phong cảnh gắn với thiên nhiên còn chưa bị tác động nhiều bởi con người, trong thời gian tới du lịch cộng đồng, du lịch gắn với thiên nhiên ở nước CHDCND Lào được cho là sẽ có bước phát triển nhanh chóng. Do vậy, nguồn nhân lực tham gia vào phát triển kinh tế du lịch sẽ không chỉ là những người được đào tạo bài bản mà có thể chính là những người dân trong các bản du lịch. Do đó, công tác bồi dưỡng cũng cần coi trọng việc bồi dưỡng về loại hình du lịch lưu trú trong các bản, an ninh an toàn du lịch, phục vụ ẩm thực truyền thống, quảng bá tiếp thị văn hóa truyền thống và quản
lý tài chính trong hoạt động du lịch. Qua các hoạt động bồi dưỡng này giúp cho những người tham gia bồi dưỡng có thể có kiến thức để đánh giá được thế mạnh cũng như triển khai các hoạt động kinh tế du lịch hiệu quả.
Thứ ba, về việc phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa đào tạo với bồi dưỡng người lao động trong lĩnh vực kinh tế du lịch
Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, giai đoạn vừa qua cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào đã có bước tăng trưởng mạnh về quy mô, lượng khách, thu nhập, đầu tư và tạo việc làm. Dự báo trong thập kỷ tới kinh tế du lịch nước CHDCND Lào tiếp tục tăng trưởng cao và từng bước chuyển dịch sang phát triển về chất dựa vào đầu tư chiều sâu, khai thác yếu tố con người. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế du lịch từ cấp Trung ương đến địa phương, từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đến các doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế du lịch.
Ngoài ra, quá trình đào tạo sẽ đem đến cho nguồn nhân lực những kiến thức căn bản, tuy nhiên trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như những tác động từ dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào, do vậy, công tác đào tạo, và bồi dưỡng cần bổ sung cho nhau. Trong đó, nhân tố con người trong ngành kinh tế du lịch cần được đánh giá dựa trên các nghiên cứu khoa học để qua đó, cung cấp cơ sở nhằm nhìn nhận rõ hơn về việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hiện nay, từ đó cần sửa đổi, bổ dung về nội dung, hình thức để qua đó phối kết hợp giữa đào tạo và bồi dưỡng một cách hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của ngành du lịch của nước CHDCND Lào hiện nay.
Xuất phát từ đặc thù của ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đa dạng, liên ngành, hàm chứa trong đó những yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc có tính liên vùng, cùng với thực trạng phát triển kinh tế du lịch những năm qua ở nước CHDCND Lào cho thấy việc phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của kinh tế du lịch. Do vậy, phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng để tạo ra nguồn nhân lực đủ về số lượng, vừa có tính đặc thù, vừa có tính tổng hợp để giúp cho nguồn nhân lực có được những kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về lịch sử của các địa điểm du lịch, văn hóa của cộng
đồng dân cư trong các khu du lịch, cũng như giải quyết tốt mối quan hệ giũa phát triển kinh tế du lịch với an ninh quốc phòng, ngoại giao là hết sức quan trọng.
4.2.2. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
Trong bối cảnh nước CHDCND Lào thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Đảng NDCM Lào đã đề ra giải pháp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, và trở thành một nội dung quan trọng mà những năm tới cần thực hiện. Trong đó, cụ thể gồm:
Một là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước thành viên ASEAN
Bắt nguồn từ mối quan hệ cộng sinh trong quá trình phát triển kinh tế du lịch giữa nước CHDCND Lào với các nước láng giềng, cũng như các nước trong khu vực, cùng với nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào đã đặt ra những đòi hỏi trong việc phối hợp với các quốc gia thành viên của ASEAN trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch để qua đó đổi mới hệ thống đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng và dịch vụ cho nguồn nhân lực, thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào, ngoài số lượng còn phải khẳng định về chất lượng, tính chuyên nghiệp để đủ sức cạnh tranh cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập du lịch trong khu vực. Đây là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện vì hiện tại một số điểm du lịch của nước CHDCND Lào nằm ở vùng sâu, vùng xa, do vậy, điều kiện để có được sự hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng này chưa được coi trọng.
Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước thành viên ASEAN cũng đòi hỏi cần tiến hành việc đánh giá các vấn đề phát tiển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch nhằm giúp nước CHDCND Lào hội nhập cũng như thu được những lợi ích tốt từ Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, qua đó cũng giúp tiếp cận tốt hơn với các nghiên cứu, và nhu cầu, xu hướng phát triển kinh tế du lịch ở các nước ASEAN, qua đó giúp nước CHDCND Lào có thể xây dựng được những dự thảo chính sách về phát triển kinh tế du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo những đặc điểm riêng biệt mà các doanh nghiệp hướng đến.
Cùng với đó, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước thành viên ASEAN sẽ đòi hỏi cần đảm bảo được yếu tố hội nhập khu vực, cũng như để nước CHDCND Lào tích cực hơn trong việc đánh giá khách quan đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; chủ động hơn trong việc xây dựng các kế hoạch hợp tác trao đổi về nhân lực trong ngành kinh tế du lịch cũng như trao đổi các kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế du lịch, để qua đó tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững hơn. Mặt khác, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước thành viên ASEAN cũng giúp cho nước CHDCND Lào có thể hoàn thiện được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đối với nhân tố con người cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCN Lào trong quá trình hội nhập với khu vực ASEAN.
Hai là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước trên thế giới
Với định hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế, đã giúp cho nước CHDCND Lào ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, nước CHDCND Lào cần tận dụng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp với các quốc gia tại khu vực Đông Á để thúc đẩy quá trình đào tạo, bồi dưỡng về kinh tế du lịch. Qua đó, giúp cho nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào sẽ có thể có được những kiến thức về đặc điểm, sở thích, mong muốn, nhu cầu, sở thích của du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - 3 quốc gia có số lượng du khách rất lớn đến Lào trong những năm gần đây, để qua đó cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch phù hợp, chất lượng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng về số lượng cũng như hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, nước CHDCND Lào cũng cần coi trọng hợp tác với các quốc gia Châu Âu, châu Mỹ để qua đó xây dựng được các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ, am hiểu văn hóa, cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù của những du khách đến từ những khu vực này. Từ đó, giúp định hướng ngành kinh tế du lịch chú trọng đến việc thúc đẩy thu hút khách du lịch nhiều hơn để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển hơn. Và trong quá trình quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước trên thế giới, nước CHDCND Lào cũng cần chú trọng tới việc thu hút vốn tài trợ, kinh nghiệm
cũng như công nghệ để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế du lịch trong nước từ các tổ chức trên thế giới.
4.2.3. Huy động đầu tư trong và ngoài nước để phát triển số lượng, chất lượng nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế du lịch
Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, đòi hỏi nước CHDCND Lào cần huy động đầu tư trong và ngoài nước để phát triển số lượng, chất lượng lực lượng lao động. Giải pháp cụ thể là:
Thứ nhất, huy động đầu tư trong nước để phát triển số lượng và chất lượng lực lượng lao động nhằm phát triển kinh tế du lịch.
Trong thời gian qua, ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào đã thu được những thành tựu quan trọng, qua đó đã giúp cho du lịch có những bước phát triển. Tuy nhiên, để hướng đến việc đưa ngành kinh tế du lịch trong nước có thể trở thành ngànhh kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, đóng góp vào quá trình xây dựng nền tảng của nền kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào thì cần phải có những chính sách đột phá để qua đó giải quyết những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong nước có thể đầu tư vào việc phát triển con người nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng lực lượng lao động để phát triển kinh tế du lịch.
Khi số lượng du khách đến với nước CHDCND Lào ngày càng đa dạng thì đòi hỏi, thách thức đặt ra đối với nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, đó là cần xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao trước yêu cầu của tình hình mới. Do vậy, Chính phủ và Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch cần đánh giá tác động cũng như hoạch định, thực hiện chính sách huy động các nguồn lực đầu tư trong nước để phát triển số lượng và chất lượng người lao động nhằm phát triển kinh tế du lịch. Qua đó, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của đất nước để xây dựng các chương trình, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các loại hình kinh tế du lịch. Nhờ vậy, giúp cho nước CHDCND Lào nói chung cũng như các địa điểm du lịch xây dựng được thương hiệu sản phẩm du lịch một cách bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Lào để duy trì dược sự phát triển lâu dài.
Dựa trên chính sách thu hút đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nước CHDCND Lào cần coi trọng việc huy động đầu tư trong nước về năng lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, bối cảnh
cũng như những nét đặc thù nhất định từ quá trình phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh trong đất nước cũng đòi hỏi thời gian tới nước CHDCND Lào cần chú trọng xã hội hóa trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Qua đó, không chỉ có các Học viện, các trường dạy nghề, các trung tâm được đào tạo nguồn nhân lực du lịch, mà các cơ sở được đầu tư của tư nhân nếu đạt được các tiêu chí về nội dung, hình thức, nguồn lực giảng dạy thì cũng cần được tạo cơ chế để tham gia công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ hai, huy động đầu tư từ nước ngoài để phát triển số lượng và chất lượng người lao động nhằm phát triển kinh tế du lịch.
Phát triển kinh tế du lịch được coi là một kênh khá quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kinh tế du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành, có quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Đồng thời, từ quá trình phát triển kinh tế này cũng gián tiếp tạo dựng được đội ngũ nguồn nhân lực đa dạng với trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cũng như hiểu biết rộng hơn. Với những lợi thế như vậy đòi hỏi các Bộ, cơ quan liên ngành của nước CHDCND Lào cần phải thực hiện có hiệu quả Luật đầu tư nước ngoài năm 2016, cũng như các nội dung trong Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm để qua đó, huy động đầu tư từ nước ngoài để phát triển số lượng và chất lượng lực lượng lao động nhằm phát triển kinh tế du lịch.
Mặt khác, việc huy động đầu tư từ nước ngoài để phát triển số lượng, chất lượng lực lượng lao động nhằm phát triển kinh tế du lịch muốn được thực hiện một cách hiệu quả nhất đòi hỏi cần chú trọng đến nguồn đầu tư từ nước ngoài để hướng đến sự đa dạng trong các hình thức đào tạo du lịch mà tiêu biểu là du lịch mạo hiểm. Không những vậy, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch về kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt, việc huy động nguồn lực đầu tư từ nước ngoài để đào tạo ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Trung và một số tiếng khác cần được coi trọng để nhiều chuyên gia ngôn ngữ có thể truyền tải không chỉ kiến thức ngôn ngữ mà còn là văn hóa đặc thù cho nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho đội ngũ này.
Đặc biệt, khi huy động đầu tư từ nước ngoài để phát triển số lượng và chất lượng người lao động nhằm phát triển kinh tế du lịch thì cần hết sức coi trọng đến
vấn đề quản lý nguồn nhân lực của đất nước cũng như quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế du lịch cũng cần được hết sức coi trọng để giúp cho không chỉ có được số lượng, nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực mà đội ngũ này cũng làm việc, phục vụ hết sức trách nhiệm qua đó tạo ấn tượng tốt đối với các du khách quốc tế.
4.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TẠO MÔI TRƯỜNG GIA TĂNG ÐỘNG LỰC NHẰM PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THỜI GIAN TỚI
4.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
Tạo môi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch là nhóm giải pháp quan trọng, trong đó cần phải coi trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó bao gồm:
Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy sức mạnh, lợi thế của từng giai tầng trong phát triển kinh tế du lịch.
Thời gian tới, để cần hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy sức mạnh, lợi thế của từng giai tầng - từ công nhân, nông dân, trí thức đến người Lào kiều ở nước ngoài, trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, Nhà nước CHDCND Lào cần phát huy được sự chăm chỉ, chịu khó của người nông dân; sự tích cực, chủ động của công nhân; sự sáng tạo, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các xu thế phát triển của ngành kinh tế du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới và tận dụng nguồn lực tài chính của các đồng bào Lào kiều yêu nước muốn đầu tư đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời qua đó, cũng đổi mới cơ chế, chính sách, xóa bỏ những rào cản, chính sách kìm hãm, trói buộc nhân tố con người như chính sách tiền lương, vì nếu tiền lương bình quân chủ nghĩa, không phản ánh được hiệu quả công việc, tài năng, trình độ chuyên môn và thời gian cống hiến thì sẽ không thể động viên, phát huy được nhân tố con người; cũng như rà soát để loại bỏ những cơ chế, chính sách tạo ra sự bất bình đẳng giữa các vùng, miền, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, quan liêu.
Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch.