Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


TRẦN HOÀNG VĨ


QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 1


TRẦN HOÀNG VĨ


QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO


Ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 8.14.01.14


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS VŨ DŨNG


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đề tài nghiên cứu của mình.


Tác giả


Trần Hoàng Vĩ


LỜI CẢM ƠN


Hoàn thành luận văn tốt nghiệp là sự học tập miệt mài của cá nhân em sau 2 năm tại Học viện, với sự giảng dạy nhiệt tình của các Thầy Cô, sự giúp đỡ tạo điều kiện về mọi phương diện của Lãnh đạo Học viện, Lãnh đạo Khoa Tâm lý giáo dục, của các phòng, ban. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quý Thầy, Cô giáo Khoa Tâm lý Giáo dục đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Vũ Dũng - Thầy hướng dẫn, Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu cùng tập thể cán bộ quản lý và các giảng viên, các em sinh viên Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn.

Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn song không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dậy quý báu của Quý Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Trần Hoàng Vĩ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN CIPO 7

1.1. Đào tạo tại trường cao đẳng theo tiếp cận CIPO 7

1.2. Quản lý đào tạo tại trường cao đẳng theo hướng tiếp cận mô hình IPO 12

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO 28

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO 31

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 31

2.2. Thực trạng đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội 40

2.3. Thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO 46

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO 59

Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO 63

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo 63

3.2. Các biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO 64

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 75

3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 85


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Mô hình CIPO 11

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội 33

Bảng 2.1: Quy mô, ngành nghề tuyển sinh 32

Bảng 2.2: Khách thể nghiên cứu và các tiêu chí (nhóm khách thể là sinh viên) 34

Bảng 2.3: Khách thể và các tiêu chí (nhóm khách thể là cán bộ, giáo viên) 34

Bảng 2.4: Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (theo đánh giá của sinh viên) 40

Bảng 2.5: Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (theo giới tính của sinh viên) 41

Bảng 2.6: Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (theo đánh giá của giáo viên) 42

Bảng 2.7: Mức độ đạt được mục tiêu chương trình đào tạo 43

Bảng 2.8: Mức độ thực hiện hình thức đào tạo và phương pháp đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội 44

Bảng 2.9: Mức độ thực hiện hình thức đào tạo và phương pháp đào tạo tại trường (theo giới tính) 45

Bảng 2.10: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý đầu vào của trường 46

Bảng 2.11: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý đầu vào của trường (theo tiêu chí năm học) 50

Bảng 2.12: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình của nhà trường 54

Bảng 2.13: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý đầu ra của nhà trường 56

Bảng 2.14: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh đến quản lý đào tạo hiện nay của sinh viên 57

Bảng 2.15: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh đến quản lý đào tạo hiện nay của giáo viên 58

Bảng 3.1: Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 76

Bảng 3.2: Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 76


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn chú trọng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trong đó nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu, đòi hỏi của đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Từ năm 2002 đến nay, dạy nghề đã được Nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác, đã có bước phát triển tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong thời gian qua, giáo dục dạy nghề tuy có những bước phát triển mới về thực hiện xã hội hóa. Nội dung, chương trình đào tạo, trang thiết bị được đổi mới, tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém về chất lượng đào tạo mà nguyên nhân chủ yếu là vấn đề lý chất lượng đào tạo chưa được các trường dạy nghề quan tâm đúng mức. Vấn đề quản lý đào tạo tại các trường Cao đẳng nghề mới chỉ chú ý đến đầu vào (hoạt động tuyển sinh), quá trình đào nghề chưa được quan tâm đúng mức, học viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của các doanh nghiệp.

Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội là trường đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau cho thủ đô và cả nước ở trình độ cao đẳng. Gần 10 năm trong công cuộc "xây dựng, đổi mới và trồng người", là nơi đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho cả nước đáp ứng nhu cầu của xã hội, vấn đề chất lượng đào tạo được lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý đào tạo của trường vẫn còn nhiều bất cập: công tác tuyển sinh chưa được đầu tư đồng bộ (theo hình thức khác nhau); chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ chưa được thực hiện thống nhất trong toàn khối Cao đẳng; quá trình dạy - học còn chưa có sự quản lý đồng bộ từ cấp khoa, bộ môn lên cấp trường; nhà trường chưa quan tâm đúng mức việc quản lý thông tin của sinh viên sau khi tốt nghiệp.


Với thực trạng trên, để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo”, Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng “Chiến lược phát triển trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội”, giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030” trong đó tập trung nâng cao công tác quản lý đào tạo theo hướng tiếp cận tiên tiến của Quốc tế và khu vực. Trong quá trình day, học tập, nghiên cứu các phương pháp quản lý đào tạo theo nhiều cách tiếp cận tại Việt Nam và Quốc tế, tác giả nhận thấy phương pháp tiếp cận CIPO là phù hợp với đặc thù quản lý đào tạo của trường cao đẳng Quốc tế Hà Nội trong giai đoạn này.

Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn; căn cứ các chủ trương của Đảng và Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục, căn cứ vào thực trạng và nhu cầu đổi mới quản lý đào tạo trong các trường Cao đẳng nghề tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả với đề tài: “Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPOvới mục đích góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới giáo dục của nhà trường.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản lý đào tạo nghề ở Việt Nam là nội dung được các nhà khoa học quản lý, các chuyên gia nghiên cứu, tìm hướng vận dụng trong hàng chục năm qua ứng với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Gần đây, xu thế đổi mới quản lý đào tạo nghề ở Việt Nam cũng đã tiếp cận với thế giới; đặc biệt là khi chúng ta hội nhập sâu rộng, nhiều cơ hội phát triển mở ra cùng với những thách thức có tác động tiêu cực đến hệ thống giáo dục vả đào tạo.

Năm 2002, tác giả Trần Khánh Đức xuất bản cuốn “Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực” [15]; năm 2004, tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến xuất bản cuốn “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”; năm 2005, tác giả Nguyễn Viết Sự xuất bản cuốn “Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp”. Các cuốn chuyên khảo này là tập hợp các bài viết của các tác giả về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, phương pháp luận quản lý và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp… trong đó có bàn luận tới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2023