Thực Trạng Quản Lý Liên Kết Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Nghề Dtnt Bắc Kạn

các nhu cầu và cơ hội của địa phương. Đồng thời hỗ trợ các sinh viên tốt nghiệp có khả năng tự kinh doanh là một phương án hiệu quả để tạo điều kiện cho người dân có hoàn cảnh khó khăn nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp sẽ tăng năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Cũng là để thanh niên có được kinh nghiệm và kiến thức từ nhà trường sẽ có khả năng tạo cơ hội kinh tế cho làng quê nơi họ sinh sống.

Hiện nay, trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn tổ chức liên kết đào tạo dưới hai hình thức: Liên kết đặt lớp đào tạo và liên kết phối hợp đào tạo.

Liên kết với các TT GDTX-GDNN các huyện theo hình thức liên kết theo hình thức đặt lớp đào tạo. Với hình thức LKĐT này này thì các đơn vị phối hợp liên kết đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và đảm bảo điều kiện CSVC để thực hiện hoạt động LKĐT với đơn vị chủ trì đào tạo. Với hình thức này, trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn chủ trì đào tạo đảm bảo số lượng GV cơ hữu giảng dạy 100% nội dung, khối lượng trong CTĐT. Mục tiêu của hình thức này nhằm đào tạo nghề cho thanh niên địa phương, cán bộ xã, học sinh học GDTX tại các trung tâm GDNN các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Liên kết với các trường đào tạo nghề như Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên; Trường cao đẳng Thương mại & Du lịch Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Hùng Vương - Hà Nội; Trường cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên theo hình thức liên kết phối hợp đào tạo (Theo quy định tại thông tư số: 29/2017/TT- BLĐTBXH). Liên kết theo hình thức này Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thực hiện tuyển sinh đạt chỉ tiêu được giao, đáp ứng yêu cầu của người học, phối hợp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo từ 20% - 30%, phối hợp quản lý quá trình đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạo. Theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, liên kết dưới hình thức này, các đơn vị liên kết đào tạo phải có “đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo”, tổ chức học và đánh giá, kiểm tra, thi theo đúng quy định và được chi trả theo mức gái thỏa thuận giữa hai bên. Mục tiêu của hình thức liên kết đào tạo này là đào tạo các ngàng nghề mà trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thiếu giáo viên chuyên ngành nhưng số lượng người học có nhu cầu cao và trường đáp ứng các chỉ tiêu tuyển sinh được giao.

Hiện tại, trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn chưa tổ chức liên kết đào tạo với doanh nghiệp mà mới chỉ dừng lại ở hình thức hợp tác trong đào tạo nghề. Từ năm 2016, Trường đã ký kết hợp tác với trên 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hợp tác trong đào tạo và tạo việc làm cho HS, SV sau tốt nghiệp. Với việc ký hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp, Nhà trường có điều kiện để nắm bắt nhu

cầu của doanh nghiệp, từ đó đã chủ động xây dựng kế hoạch, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đào tạo các ngành nghề theo từng thời điểm và mang lại hiệu quả, nâng tầm uy tín về chất lượng đào tạo, đẩy mạnh mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm cho học viên khi tốt nghiệp.

2.3.Thực trạng quản lý liên kết đào tạo tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là yếu tố cơ bản để Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Hàng năm, Bộ LĐTB&XH và Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập các Trung tâm cung cấp thông tin về TTLĐ cũng như dự báo nhu cầu đào tạo. Tuy nhiên, cho đến nay, những Trung tâm này hàng năm vẫn chưa đưa ra được những thông tin cần thiết và chi tiết cho các trường để có thể căn cứ vào đó mà xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Do vậy, nhà trường đã phải tự xác định lấy cho mình nhu cầu đào tạo của xã hội hàng năm để tuyển sinh cho phù hợp.

Tiến hành khảo sát mức độ quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo đối với 103 phiếu khảo sát của CBQL, GV, nhân viên Nhà trường và lãnh đạo DN phối hợp đào tạo với nhà trường thông qua một số phương pháp chủ yếu. Kết quả thu được thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 2.1: Mức độ quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


Điểm


Xếp

1

2

3

4

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Điều tra theo dấu vết

học sinh

35

33.98

27

26.21

40

38.83

1

0.97

2.13

2

2

Hội nghị khách hàng

42

40.78

35

33.98

17

16.5

9

8.74

1.99

2

3

Điều tra, khảo sát

nhu cầu học nghề

4

3.88

6

5.83

21

20.39

72

69.9

3.67

4


4

Dự báo nhu cầu từ Quốc gia và từ địa

phương


15


14.56


21


20.39


22


21.36


45


43.69


3.03


3

5

Thu thập thông

tin thị trường LĐ

2

1.94

5

4.85

58

56.31

38

36.89

3.38

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn - 7

Qua bảng số liệu, ta thấy thực trạng mức độ thực hiện việc quản lý xác định nhu cầu đào tạo của hoạt động liên kết đào tạo tại Nhà trường như sau:

Các nội dung nhận được đa số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo thông qua việc điều tra, khảo sát nhu cầu học với 69.9% đánh giá thực hiện tốt; xác định nhu cầu đào tạo thông qua việc thu thập thông tin thị trường lao động với 56.31% đánh giá thực hiện tốt; Việc thu thập thông tin qua dự báo nhu cầu từ quốc gia và địa phương được đánh giá ở mức tốt khá thấp với 21.36% đánh giá là thực hiện tốt và 43.69% đánh giá rất tốt. Các nội dung nhận được ít ý kiến đánh giá thực hiện tốt bao gồm: việc lấy thông tin từ hội nghị khách hàng chỉ có 16.5% đánh giá thực hiện tốt. Đáng chú ý là việc lấy thông tin từ việc điều tra theo dấu vết học sinh thực hiện rất thấp (chỉ có 38.83% đánh giá là thực hiện tốt, chủ yếu đánh giá chưa tốt và Không tốt). Lý do được đưa ra là chưa có quy trình khả sát hợp lý và nhà trường chưa quản lý sát sao các hoạt động trên.

Tuy công tác xác định nhu cầu đào tạo được nhà trường giao cho phòng đào tạo phối hợp với Ban Tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm nhưng việc quản lý chưa tạo được hiệu quả đồng bộ, thiếu thông tin. Việc xác định nhu cầu đào tạo vẫn còn dựa vào lợi thế đào tạo của nhà trường và điều kiện về trang bị giảng dạy. Do vậy việc tuyển sinh của nhà trường vẫn đang gặp nhiều khó khăn, số lượng học sinh sinh viên tuyển được hàng năm chưa đáp ứng so với nhu cầu của người học nghề đã ảnh hưởng đến đến quá trình đào tạo cũng như sự mở rộng về quy mô liên kết đào tạo của nhà trường.

2.3.2. Thực trạng quản lý tuyển sinh liên kết đào tạo

Đối với hình thức đặt lớp đào tạo trong hoạt động LK với các TT GDTX- GDNN các huyện, trường Cao đẳng nghề DTNT chỉ phối hợp công tác tuyển sinh, nhiệm vụ tuyển sinh và quản lý công tác tuyển sinh chính là của Trung Tâm GDTX- GDNN các huyện.

Đối với hình thức liên kết phối hợp đào tạo với các trường CĐN khác, trường CĐN DTNT Bắc Kạn chịu toàn bộ trách nhiệm tuyển sinh và quản lý tuyển sinh.

Do những năm gần đây có nhiều điểm mới trong hoạt động tuyển sinh của cả nước theo “Thông tư Số: 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 03 năm 2017, chính sách thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kỳ thi THPT quốc gia” thì công tác tuyển sinh đào tạo nghề ngày càng khó khăn đặc biệt đối với hệ liên thông, hệ trung cấp, cao đẳng nghề khi phần lớn lựa chọn của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT là cố gắng chen chân vào trường đại học hoặc cao đẳng chuyên nghiệp.

Bảng 2.2: Thống kê kết quả tuyển sinh giai đoạn 2014 -2018


TT

Hệ đào tạo

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

1

Hệ Cao đẳng

0

0

90

60

2

Hệ Trung cấp

330

350

350

308

3

Hệ sơ cấp nghề

300

309

314

302

(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn)

Theo bảng 2.2 cho thấy, số lượng HS, SV tuyển mới của nhà trường giảm. Nếu lấy năm học 2014-2015 làm mốc so sánh thì sự biến động về số lượng HS tuyển mới hàng năm của nhà trường như sau:

Hệ cao đẳng (hệ đào tạo chính của nhà trường) lượng học viên tuyển mới từ 90 SV (năm học 2016 - 2017) còn 60 SV (năm học 2017 - 2018), giảm 30SV. Bắt đầu từ năm học 2016, nhà trường mới bắt đầu đào tạo trình độ cao đẳng chính quy và liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.

Hệ trung cấp tăng từ 330 học viên (năm học 2014-2015) lên tới 350 học viên (năm học 2015-2016), tăng 20 học viên năm 2016-2017. Đến năm học 2017-2018 thì số lượng học viên tuyển mới đạt 310 học viên.

Hệ sơ cấp nghề có số học sinh theo học ổn định hơn, trường luôn đạt chỉ tiêu đề ra. Từ năm 2014 - 2018, số học sinh theo học trình độ sơ cấp dao động từ 300 - 314 học sinh/năm.

Có thể thấy được tình hình công tác tuyển sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Nó phần nào phản ánh được công tác quản lý hoạt động tuyển sinh liên kết đào tạo của nhà trường trong thời gian qua. Từ năm 2014, Nhà trường đã thành lập Ban tư vấn tuyển sinh để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nhà trường, tư vấn chọn nghề cho học sinh, sinh viên. Hàng năm, căn cứ theo chỉ tiêu của Bộ LĐ-TB&XH cũng như việc xác định nhu cầu đào tạo và trên cơ sở thực tiễn của nhà trường và hợp đồng liên kết đào tạo với các đơn vị liên kết để xác định số lượng HS, SV tuyển sinh mới.

Trên thực tế, công tác tuyển sinh của Nhà trường so với những năm học trước đã được đầu tư nhiều nên có những thay đổi và tiến bộ rõ rệt. Nhà trường đã triển khai tư vấn tuyển sinh tại các trường THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở các huyện nhằm quảng bá thương hiệu, cơ cấu ngành nghề đào tạo, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh của nhà trường… Nhà trường còn tăng cường công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo để tăng cường công tác tuyển sinh chính quy, tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên cao đẳng. Đồng thời, Nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh theo đề án riêng đã được Bộ LĐ-TB&XH cho phép.

Năm 2016 -2017, Trường đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề trên đối tượng là học sinh THCS (học lớp 9) và học sinh THPT (học lớp 12) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Kết quả thể hiện như sau:

- Tổng số trường thực hiện khảo sát là: 50 trường, trong đó: 44 trường THCS; 06 trường THPT.

- Tổng số HS được khảo sát nguyện vọng học nghề và nhà trường bố trí xe ô tô đưa, đón về tham quan CSVC, xưởng thực hành, giờ thực tập tại trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn là 2.028 HS, trong đó: Học sinh THCS là 1.582 HS, học sinh THPT là 446 HS.

- Kết quả kết thúc đợt khảo sát, HS có nguyện vọng, nhu cầu học nghề là:

1.578 học sinh/ 2.028 được khảo sát (chiếm 77,9%), mô tả dưới đây:

Bảng 2.3. Nhu cầu học nghề của HS lớp 9 và HS lớp 12


TT

Ngành nghề đăng ký

nhu cầu

Số lượng (HS)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Công nghệ Ô tô

237

15.0


2

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

126

8.0

(Cắt gọt kim loại)

3

Kỹ thuật xây dựng

32

2.0


4

Điện Công nghiệp

79

5.0


5

Điện tử công nghiệp

126

8.0


6

Điện dân dụng

79

5.0


7

Thú y

158

10.0


8

Khuyến nông lâm

110

7.0


9

Bảo vệ thực vật

16

1.0


10

Tin học văn phòng

47

3.0


11

Kỹ thuật chế biến món ăn

79

5.0


12

Kế toán doanh nghiệp

32

2.0


13

Ngành nghề khác

457

29.0



Tổng

1.578

100%


(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn)

Như vậy, có thể thấy nhu cầu học nghề của HS và con em các dân tộc trên địa bàn tỉnh là rất lớn, đặc biệt là những nghề gắn với nông lâm nghiệp và những nghề có khả năng tự tạo việc làm ổn định nhằm vươn lên xóa đói giảm nghèo ngay tại quê hương như nghề Thú y, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại hoặc theo nhu cầu của người học và nhu cầu thị trường lao động như nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn, khuyến nông lâm… những nghề phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế hộ gia đình, cũng như địa phương tỉnh Bắc Kạn và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, còn số đông học sinh chưa lựa chọn ngành nghề rõ ràng do các em

còn nặng về tư tưởng ưa chuộng bằng đại học, chọn những ngành nghề học không phải lao động chân tay hoặc phụ thuộc vào định hướng của phụ huynh, người thân trong gia đình …

Theo khảo sát công tác quản lý tuyển sinh nói chung và tuyển sinh cho hoạt động LKĐT của nhà trường có một số điểm đáng lưu tâm như:

Các hoạt động tuyển sinh, các văn bản quy định, quy trình tuyển sinh như: lập kế hoạch tuyển sinh, thành lập hội đồng tuyển sinh, thông báo, phát hành hồ sơ, hướng dẫn đăng ký... nhằm cụ thể hóa công tác tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học đăng ký và phục vụ quản lý tuyển sinh đều được nhà trường thực hiện tốt.

Công tác chỉ đạo thực hiện tuyển sinh cũng như quá trình kiểm tra đánh giá được quan tâm thực hiện nhằm yêu cầu các bộ phận chủ động và bằng mọi biện pháp thu hút người học nghề.

Từ năm 2017 trở về trước, Nhà trường chỉ tiến hành lập kế hoạch và thông báo tuyển sinh một lần trong năm vào tháng 9 đầu năm học nên việc triển khai tư vấn hướng nghiệp cũng chỉ xây dựng tập trung cao độ trong khoảng thời gian từ tháng 2, 3, 4 hàng năm khi học sinh các trường THPT bắt đầu làm hồ sơ tuyển sinh nên sau thời điểm này công tác thực hiện ít được chú trọng, tính liên tục của công tác tuyển sinh không được duy trì. Việc mở rộng nguồn tuyển sinh cũng ít được quan tâm, thiếu kế hoạch tuyển sinh liên tục cho tất cả các đối tượng, trình độ trong cả năm nên kết quả tuyển sinh ngày càng giảm.

2.3.3. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo

2.3.3.1 Thực trạng quản lý lập kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo được xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo của xã hội và khả năng đào tạo của nhà trường và các hợp đồng liên kết đào tạo với các đơn vị liên kết. Kế hoạch đào tạo được lập ra nhằm mục đích sử dụng hợp lý và tối đa nguồn lực mà nhà trường có thể huy động để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của học sinh.

Trên cơ sở chương trình đào tạo, hàng năm phòng đào tạo lập kế hoạch phát triển quy mô đào tạo bao gồm: Các ngành nghề đào tạo của từng hệ đào tạo; tổng số HS, SV tuyển vào và số HS, SV đang học; số HS, SV dự kiến ra trường; kế hoạch năm học, tiến độ, cường độ giảng dạy… để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, khoa học. Đối với cả hai hình thức liên kết đào tạo: đặt lớp đào tạo và phối hợp đào tạo đều do trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn xây dựng và quản lý kết hoạch đào tạo căn cứ trên từng hợp đồng liên kết đào tạo đã ký kết.

Các phòng, ban, khoa chuyên môn khác căn cứ vào kế hoạch, hướng dẫn của Ban Giám hiệu và hướng dẫn của phòng đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể bao gồm: xây dựng đội ngũ GV, dự trù cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu giảng dạy - học tập, kinh phí, các biện pháp quản lý sinh viên. Các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch, tiến độ giảng dạy theo chức trách, kế hoạch giảng dạy của GV… Mỗi giảng viên căn cứ kế hoạch đào tạo, giáo án chung của bộ môn để xây dựng giáo án cho môn học và các tiết học của mình, xác định nội dung giảng dạy, chuẩn bị tốt CSVC phục vụ giảng dạy theo chuyên môn và xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân.

Qua khảo sát cho thấy công tác xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường được thực hiện nghiêm túc trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ và căn cứ theo tiến trình đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay kế hoạch đào tạo, kế hoạch học tập và giảng dạy, kế hoạch học tập, thời khóa biểu … hoàn toàn do Phòng Đào tạo phối hợp với khoa chuyên môn chủ động lập ra theo trình tự các môn học, mô-đun đã quy định trong CTĐT. Như vậy, Nhà trường mới chỉ thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo chỉ tiêu được giao để đảm bảo tiến trình đào tạo của nhà trường, đã chú ý đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu người học và nhu cầu của doanh nghiệp nhưng chưa chú trọng nhiều đến nhu cầu vùng miền và địa phương. Như vậy công tác quản lý của nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu.

Tiến hành phỏng vấn, khảo sát đối với 96 phiếu của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên nhà trường về mức độ thực hiện việc lập kế hoạch đào tạo. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Quản lý công tác lập kế hoạch đào tạo



Chỉ tiêu

Mức độ đánh giá

Điể m

Xếp loại

1

2

3

4

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Lập kế hoạch, tiến độ năm

học với từng lớp

0

0

15

15.6

66

68.8

15

15.63

3.00

3

Lập kế hoạch, tiến độ năm

học với từng giảng viên

0

0

11

11.5

72

75.0

13

13.54

3.02

3

Tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế

hoạch dạy - học đối với GV và SV


2


2.083


21


21.9


52


54.2


21


21.88


2.96


3

Kiểm tra sổ sách, giáo án, đề cương bài giảng định

kỳ và đột xuất


15


15.63


22


22.9


47


49.0


12


12.50


2.58


2

Xác định các chỉ số giám

sát, đánh giá hoạt động trong kế hoạch


31


32.29


35


36.5


22


22.9


8


8.33


2.07


2

Quản lý hồ sơ lưu

35

36.46

29

30.2

16

16.7

16

16.67

2.14

2

Qua bảng trên cho thấy, các nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt bao gồm: việc lập kế hoạch tiến độ năm học đối với từng lớp (84.38% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt); việc lập kế hoạch tiến độ năm học đối với từng GV (88.5% ý kiến đánh giá tốt và rất tố); việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy - học của GV và SV (76% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt).

Vấn đề đáng lưu tâm ở đây là những nội dung sau lại được đánh giá ở mức độ trung bình: việc kiểm tra số sách, giáo án, đề cương theo kế hoạch hoặc đột xuất (chỉ nhận được 61.5% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt); công tác quản lý hồ sơ lưu (chỉ nhận được 33.3% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt); việc xác định các chỉ số giám sát, đánh giá hoạt động trong kế hoạch chỉ nhận được 31.3% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt. Đây là nội dung chưa được nhà trường chú trọng triển khai thực hiện nên khó xác định mức độ thực hiện và hiệu quả việc hoàn thành các hoạt động trong kế hoạch.

Cách thức lập kế hoạch đào tạo vẫn mang tính truyền thống, học sinh không được tham gia vào một quy trình lập kế hoạch. Khi tiến hành lấy ý kiến thảo luận trong các hội nghị có sự tham gia của SV đang theo học thì có nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch học tập một số ngành chưa được thiết kế phù hợp, nhẹ vào đầu kỳ và nặng về cuối kỳ khi các bài tập lớn, thực hành được giao nhiều khiến các em bị áp lực lớn và hiệu quả làm bài không cao. Năm 2016 là năm đầu tiên trường đào tạo trình độ cao đẳng nên còn nhiều hạn chế, tồn tại. Việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch đào tạo chưa tổ chức định kỳ, chưa so sánh, đối chiếu mục tiêu đặt ra với kết quả thực tế đào tạo đạt được để đánh giá, kết luận toàn bộ hoạt động đào tạo, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, có biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng LKĐT của nhà trường vẫn chưa thực sự được quan tâm và mang lại hiệu quả.

2.3.3.2 Thực trạng quản lý chương trình đào tạo

“Nội dung dạy học quy định hệ thống những tri thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gắn liền với nghề nghiệp tương lai của người học. Trong quá trình đào tạo tại trường, nội dung chương trình học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nó tạo nên nội dung cơ bản cho quá trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng. Nội dung đào tạo bị chi phối bởi mục tiêu va nhiệm vụ đào tạo, đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, quy định việc lựa chọn phương pháp, phương tiện học” [12].

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí