quả, đồng thời còn là một khâu quan trọng để xác định phương pháp sửa đổi và hoàn thiện công tác đào tạo của giai đoạn sau. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo chủ yếu có thể tiến hành theo các phương thức sau đây:
- ý kiến phản ánh của người tham gia khóa đào tạo
- Tổ chức thi sau đào tạo
- Sự thay đổi hành vi của người được đào tạo sau khóa đào tạo.
- Phân tích đầu vào và đầu ra của việc đào tạo trong NHCT.
- Giá thành đào tạo
- Hiệu ích của việc đào tạo
Bảng 1.1: Kỹ thuật đánh giá hiệu quả đào tạo
Phương pháp và kỹ thuật đánh giá | |
1. Phản ứng của học viên đối với hiệu quả đào tạo | - Phản ánh trao đổi và ghi chép trên giấy tờ những ý kiến sau khóa đào tạo. |
2. Thu hoạch từ học tập của học viên | - Tổ chức thi, viết luận văn, phỏng vấn |
3. Biểu hiện trong công tác sau này của học viên | - Xem nhật ký, quan sát ví dụ điển hình |
4. Tình hình vận hành của doanh nghiệp | - Xem xét tình hình lưu động nhân viên, sức hấp dẫn của Doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên. |
5. Tỷ lệ hiệu ích đầu tư đào tạo | - Giá thành đào tạo - phân tích hiệu ích, khoản mục nguồn nhân lực. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại trung tâm đào tạo ngân hàng công thương Việt Nam - 1
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại trung tâm đào tạo ngân hàng công thương Việt Nam - 2
- Đặc Điểm, Chức Năng, Nội Dung, Tiêu Chuẩn Và Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Đào Tạo Và Đào Tạo Lại Cán Bộ Quản Lý Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Thực Tiễn Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Của Các Nước Và Khả Năng Vận Dụng Tại Trung Tâm Đào Tạo Ngân Hàng Công
- Cơ Cấu Trình Độ Cbnvcủa Nhtm Nhà Nước Việt Nam
- Cơ Cấu Giảng Viên Kiêm Chức Các Modul Dự Án Hiện Đại Hóa Nh
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: Phương pháp kỹ năng quản lý nhân sự [42, tr. 265].
1.4. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ quản lý kinh tế ngành ngân hàng ở một số cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế
1.4.1. Kinh nghiệm đào tạo và đào tạo lại của một số ngân hàng nước ngoài
1.4.1.1. Trung tâm đào tạo Ngân hàng Liên bang Đức
TTĐT có nhiệm vụ triển khai các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho tất cả các cấp cán bộ trong NHTW theo chương trình đào tạo do NH lập ra. Các khóa học thường được tổ chức trong nhiều tuần do các giảng viên của Trung tâm giảng. Giảng viên của Trung tâm phần lớn là giảng viên kiêm chức đang công tác trong NH Liên bang Đức hoặc ở các trường đại học của nước Đức.
Mục tiêu hoạt động của công tác phát triển nhân sự và đào tạo trong NHTW Đức (Buba) là tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tiếp tục phát triển và được đào tạo nâng cao về chuyên môn.
Đối tượng và nội dung đào tạo:
Trên cơ sở kết quả của các buổi trao đổi trực tiếp và nhu cầu của các đơn vị chuyển lên, bộ phận phát triển nguồn nhân lực trong Vụ Nhân sự của Buba chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể hàng năm về các chương trình đào tạo, phân loại theo đối tượng tham gia.
Bảng 1.2: Đối tượng và loại hình đào tạo
Loại hình đào tạo | |
Cán bộ mới tuyển dụng là học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở và trường dạy nghề | Đào tạo về NH (tương đương chương trình sơ cấp nghiệp vụ NH) Đào tạo về các nghiệp vụ NH cơ bản (tương đương trình độ trung cấp NH) |
Cán bộ thuộc diện trên nhưng đang làm việc trong NH | Đào tạo nghề NH (tương đương trình độ sơ cấp) Đào tạo về nghiệp vụ NH cơ bản Đào tạo cán bộ giao dịch kinh doanh |
Những cán bộ có bằng tốt nghiệp phổ thông trung | Đào tạo cao hơn về nghiệp vụ NH (tương đương trung cấp) |
Đào tạo cán bộ giao dịch kinh doanh (Kaufmann/Kaufrau) Đào tạo về nghiệp vụ thư ký và kỹ thuật - toán và tin học văn phòng | |
Những cán bộ có bằng tốt nghiệp đại học | Đào tạo nghiệp vụ NH nâng cao |
học.
Nguồn: [22, tr. 29].
Chương trình đào tạo về các khóa học trên được thông báo rộng rãi trong mạng nội bộ của NH (Internet). Qua đó những người có nhu cầu đi học có thể tìm hiểu kỹ, chi tiết cho từng loại hình đào tạo và đăng ký qua mạng với đơn vị phụ trách nhân sự.
Chương trình đào tạo nâng cao có đầy đủ các lĩnh vực, từ đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cơ bản của cán bộ, như bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ đến đào tạo nâng cao nhằm hoàn thiện kỹ năng quản lý của từng cá nhân, nâng cao khả năng tiếp cận và đương đầu với những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế.
Cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức
Để phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng của cán bộ trong hệ thống NH Liên bang Đức, NH có riêng một TTĐT tại thị trấn Eltville ở vùng Rheingau. TTĐT có bộ máy quản lý và điều hành rất gọn nhẹ linh hoạt; cán bộ của trung tâm đều làm kiêm nhiệm đảm nhận nhiều nhiệm vụ một lúc. Do tính ưu việt của nước bạn trong giao thông đi lại, trong các dịch vụ khác như ăn, ở.... nên việc tổ chức các khóa học bồi dưỡng hoặc dài hạn không tập trung cho cán bộ của NHTW Đức ít khó khăn, chi phí phụ không đáng kể vì mọi chi phí liên quan đến học viên đều đã được tính vào lương hoặc do đơn vị cử học viên chịu. TTĐT của NHTW là đơn vị hạch toán độc lập lấy thu bù chi, nhưng hoạt động của Trung tâm không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong công tác quản lý nhân sự tại NH Liên bang Đức, cán bộ các cấp khi bắt đầu vào làm việc tại NH dù theo chế độ công chức hoặc không phải là công chức đều phải ký một văn bản thỏa ước lao động với đại diện NH; Trong đó có các điều khoản về chức năng, nhiệm vụ, về thời gian lao động, chế độ lương, thưởng, ngày
phép, số ngày bắt buộc phải tham gia đào tạo trong từng năm.... Như vậy việc tham gia đào tạo để nâng cao trình độ là một yếu tố pháp lý trong nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà họ bắt buộc phải thực hiện [22, tr. 28-31].
1.4.1.2. Trung tâm đào tạo Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ
Đối tượng và nội dung đào tạo:
Cách thức tiếp cận nhu cầu đào tạo để xây dựng chương trình, nội dung đào tạo của NHTW Thụy Sĩ cũng được thực hiện tương tự như của NHTW Đức, thông qua việc tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp với cá nhân.
Cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức
Để thực hiện công tác đào tạo cho cán bộ của mình, NHTW Thụy Sĩ có riêng một TTĐT, đặt tại Zurich. Trung tâm chỉ có 7 CBQL điều hành với một bộ máy rất gọn nhẹ, triển khai các chương trình đào tạo do Vụ Nhân sự của NHTW xây dựng; giảng viên của Trung tâm là những giảng viên kiêm chức. Chi phí đào tạo cho học viên do đơn vị cử đi chịu. Trung tâm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ lấy thu bù chi.
Trong cơ cấu bộ máy của NHTW Thụy Sĩ và đa số các NH khác, bộ phận làm công tác nhân sự là một Vụ độc lập trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo NH về chuyên môn. Với cách bố trí như vậy công tác nhân sự thường mang tính tập trung cao, tách rời với các đơn vị và nhân viên làm chuyên môn trực tiếp, hiện nay ở NH Thụy Sĩ, tại mỗi đơn vị cơ sở bố trí 01 cán bộ làm công tác nhân sự, chịu sự điều hành theo ngành dọc với Vụ Nhân sự.
Bộ máy tổ chức của Vụ quản lý nhân sự có 5 phòng, gồm phòng thư ký (gần như phòng tổng hợp) có nhiệm vụ hỗ trợ công tác quản lý của Lãnh đạo Vụ, phòng tiếp thị, phòng đánh giá, phòng đào tạo và phòng lương. Các phòng chức năng của Vụ nhân sự hoạt động theo chiến lược phát triển và kỳ vọng thống nhất của NHTW; Do NHTW là một hệ thống mở trong một môi trường kinh tế chung, nên công tác nhân sự nói chung và đào tạo, phát triển nhân sự nói riêng phải dựa vào phân tích sự biến động của các yếu tố khác, như thị trường lao động, cơ sở pháp lý, khoa học công nghệ, tình hình chính trị....
Các phương pháp đào tạo
+ Phương pháp off the job training (tách khỏi công việc): thực hiện trên cơ sở chương trình đào tạo do Vụ Nhân sự xây dựng. Hình thức đào tạo cụ thể là:
- Cử cán bộ có nhu cầu đến học tại các TTĐT trong và ngoài NHTW
- Cho phép họ học tiếp các khóa đang học dở trước khi bắt đầu làm việc tại
NHTW
- Cử đi thực tập tại các cơ sở đào tạo khác ở nước ngoài.
+ Phương pháp on the job training (đào tạo tại chỗ): nội dung là tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội nâng cao trình độ từ công việc hàng ngày. Cách thức thực hiện chủ yếu là mở rộng thêm nhiệm vụ và phạm vi thực thi nhiệm vụ, hoặc cử tham gia vào các nhóm dự án nhằm nâng cao khả năng làm việc theo nhóm. Bộ phận phát triển nhân sự của NHTW cũng có nhiệm vụ đào tạo cho các cán bộ đang công tác tại những chi nhánh chuẩn bị giải thể hoặc sáp nhập, nhằm chuẩn bị cho họ một cách đầy đủ trước khi nhận một công việc mới hoặc chuyển vùng đến địa bàn mới. Bên cạnh các khóa học về chuyên môn, CBQL của NH còn phải tham gia các khóa học về quản lý nhân lực do Vụ Nhân sự tổ chức tại TTĐT [22, tr. 31-33].
1.4.1.3. Ngân hàng thương mại ở Thái Lan
Năm 2002 NHCTVN đã cử một đoàn cán bộ gồm Giám đốc và một số cán bộ TTĐT NHCTVN đi khảo sát công tác đào tạo của hai NHTM ở Thái Lan là Thái Farmers Bank và Thái Military Bank.
* TTĐT Ngân hàng Thái Farmers Bank
Chương trình, nội dung đào tạo:
- Hàng năm TTĐT của Thái Famrers Bank đều gửi chương trình đào tạo đến các chi nhánh thuộc Thái Farmers Bank để học viên đăng ký theo các khóa học phù hợp với công việc mà nhân viên đang làm. Ngoài các lớp học do TTĐT Thái Farmers đảm nhiệm, họ còn gửi học viên tới các TTĐT khác hoặc các trường đào tạo trong nước và nước ngoài.
- Nội dung đào tạo của Thái Farmers đều hướng về phương châm hoạt động: Phục vụ lợi ích của khách hàng. Do vậy nội dung đào tạo của TTĐT Thái Farmers nhấn mạnh
nhiều đến ý thức của từng học viên đối với NH, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về các sản phẩm dịch vụ của NH.
Cơ sở vật chất:
TTĐT của Thái Farmers Bank có diện tích 26 hecta, là một khu vực khép kín, cách thủ đô Bangkoc khoảng 60km, cảnh đẹp hài hòa gần gũi với thiên nhiên, chia làm ba khu vực riêng biệt; khu vực học tập, khu vực nghỉ ngơi và khu vực giải trí. Điều đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên yên tâm học tập. TTĐT có một phòng hội thảo lớn 500 chỗ ngồi, 25 phòng học nhỏ kích thước to nhỏ khác nhau cách kê bàn ghế cũng khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng loại hình đào tạo.
* TTĐT Ngân hàng Thái Military Bank
Chương trình, nội dung và đánh giá kết quả đào tạo:
Chương trình đào tạo gồm các lĩnh vực về tài chính, tín dụng NH, quản trị, điều hành hoạt động NH, kế toán, kiểm toán, các loại luật của Thái và luật quốc tế, Makerting, NH quốc tế, máy tính, tin học, ngoại ngữ, sản phẩm, dịch vụ NH... ngoài ra các học viên còn có thể đăng ký tham gia các lớp học tổ chức qua mạng nội bộ và liên hệ trực tuyến với giảng viên. Cũng qua mạng này các học viên có thể biết được hiện nay TTĐT có những khóa học nào đang và sẽ tổ chức, nội dung khóa học, điều kiện tham gia khóa học để học viên chủ động đăng ký.
Để đánh giá kết quả đào tạo TTĐT Thái Military Bank đưa ra các mẫu đánh giá chất lượng các khóa học ngay sau khi mỗi khóa học kết thúc, đồng thời sau 02 tháng kể từ khi kết thúc khóa học, TTĐT Thái Military Bank gửi tiếp 02 mẫu đánh giá chất lượng công việc sau khóa học cho người phụ trách và nhân viên tham gia khóa đào tạo để đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Giảng viên:
Chủ yếu là các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm của NH, họ tự chuẩn bị tài liệu, giáo án về những vấn đề họ quan tâm. Trước khi lên lớp những giảng viên này được đào tạo qua 1 khóa học nghiệp vụ sư phạm. Chế độ bồi dưỡng cho những giảng viên kiêm chức này là không đáng kể mà họ đều coi việc được trở thành giảng viên kiêm chức TTĐT là
niềm vinh dự, tự hào, việc được giảng dạy cho các cán bộ khác là cơ hội quí giá để thể hiện năng lực bản thân, sự say mê nghề nghiệp, sự gắn bó với NH, là cơ hội để thăng tiến. Tất cả vì sự nghiệp đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ đem lại khả năng cạnh tranh trên thương trường góp phần đem lại lợi nhuận cao cho NH.
Cơ sở vật chất:
Trung tâm đào tạo Thái Military Bank: Nằm chung nhà với trụ sở chính ở thủ đô Bangkoc và chiếm 2 tầng của tòa nhà. TTĐT Thái Military Bank có 1 phòng hội thảo hiện đại sức chứa 400 người, 02 phòng học lớn có sức chứa mỗi phòng 100 người, 03 phòng học nhỏ có sức chứa mỗi phòng 50 người, 01 phòng máy tính 80 máy ngoài ra còn 03 phòng học nhỏ khác. Hàng năm NH Thái Military Bank giành cho quĩ đào tạo 1,5% tổng thu nhập trước thuế để đào tạo CBNV.
Ngoài những khác biệt nêu trên cả hai NH của Thái Lan đều có NH thực hành giống như ở các chi nhánh đang giao dịch với khách hàng. Các học viên đến TTĐT được học cách giao tiếp với khách hàng cũng như xử lý nghiệp vụ phát sinh hàng ngày liên quan trực tiếp đến giao dịch khách hàng.
nước
1.4.2. Kinh nghiệm đào tạo và đào tạo lại của các ngân hàng thương mại trong
1.4.2.1. TTĐT Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
TTĐT Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT) thành lập ngày
02/4/2001. Trụ sở của TTĐT-NHĐT đóng tại số 2 Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được nâng cấp từ phòng đào tạo NHĐT. Có hai nhiệm vụ chính do lãnh đạo NHĐT giao là:
+ Triển khai các chương trình đào tạo
+ Làm đầu mối nghiên cứu khoa học
Chương trình đào tạo gồm: Đào tạo mới; đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức.
Nội dung đào tạo:
- Tổ chức đào tạo hầu hết các nghiệp vụ NH cho CBQLKT
- Đào tạo nhiệm vụ chính cho CBQL là Giám đốc các đơn vị thành viên
- Đào tạo giảng viên kiêm chức
- Đào tạo chuyên gia các lĩnh vực, sản phẩm mới
- Hợp tác đào tạo với các trường đại học trong nước và nước ngoài.
Bộ máy tổ chức:
Hiện tại ban Giám đốc có 03 người, 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc; 4 phòng gồm:
+ Phòng Quản lý chương trình đào tạo
+Phòng Nghiên cứu khoa học
+Phòng Kế toán tài chính
+Phòng Hành chính quản trị
Cơ sở vật chất:
Tại số 2 Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có 01 hội trường lớn sức chứa 250 người, 01 phòng hội thảo 50 chỗ ngồi, 4 phòng học nhỏ có trang bị máy chiếu và các thiết bị cần thiết cho đào tạo.
Ngoài ra, để phục vụ công tác đào tạo, NHĐT còn có 01 nhà khách 7 tầng ở 20 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có 02 hội trường lớn, 05 hội trường nhỏ, phòng nghỉ có sức chứa 150 người; 01 trung tâm tập huấn của văn phòng NHĐT, thiết kế 9 tầng tại Đồ Sơn-Hải Phòng có 02 hội trường lớn, 03 hội trường nhỏ, 200 chỗ nghỉ. Có thể tổ chức hội thảo, tập huấn cho toàn hệ thống NHĐT, phía Nam không có cơ sở đào tạo nếu muốn đào tạo thì phải đi thuê ngoài.
Hiện nay NHĐT có 80 đơn vị thành viên gồm: các chi nhánh cấp I, sở giao dịch, các đơn vị thành viên hạch toán độc lập đóng trụ sở ở 65 tỉnh thành phố trong cả nước; 40 chi nhánh cấp 2. Kể từ khi thành lập 2001 mỗi năm TTĐT tổ chức đào tạo khoảng 2.500 lượt CBNV, riêng năm 2004 do triển khai dự án hiện đại hóa NH về hệ thống thanh toán (chủ yếu là thanh toán VNĐ và thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống nên đã đào tạo gần
6.000 lượt CBNV).
1.4.2.2. TTĐT Ngân hàng á châu Việt Nam
Ngân hàng á châu (ACB) thành lập năm 1993 số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VNĐ, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, là NHTM cổ phần. TTĐT Ngân hàng á Châu thành lập tháng 1/2003, đây là TTĐT đầu tiên trong các NHTM cổ phần ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2003 Ngân hàng á châu đã có vốn điều lệ 424 tỷ VNĐ, lợi nhuận trước thuế là 188,4 tỷ, tổng số nhân viên là 1.286 người. Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch có mặt ở hầu hết các thành phố lớn và khu công nghiệp. Công tác đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ chuyên môn cho CBQLKT được Ngân hàng á châu hết sức quan tâm nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, đạt và vượt các mục tiêu kinh doanh do đại hội cổ đông đề ra đồng thời phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Ví dụ: Năm 2003 đào tạo được 95 khóa với 2.615 lượt cán bộ tham gia, năm 2004 đào tạo được 99 khóa với 2.815 lượt cán bộ tham gia, bình quân mỗi CBQLKT được tham gia đào tạo 2 lượt/ năm.
Bảng 1.3: Chất lượng CBQL của Ngân hàng á Châu
Tổng số | Trên đại học | Đại học | Trung cấp | ||||
Lượng | Tỷ lệ % | Lượng | Tỷ lệ % | Lượng | Tỷ lệ % | ||
1997 | 576 | 9 | 1,6 | 368 | 63,9 | 199 | 34,5 |
1998 | 602 | 8 | 1,3 | 381 | 63,3 | 213 | 35,4 |
1999 | 620 | 8 | 1,3 | 391 | 63,1 | 221 | 35,6 |
2000 | 780 | 8 | 1,0 | 516 | 66,1 | 256 | 32,9 |
2001 | 914 | 8 | 0,9 | 669 | 73,2 | 237 | 25,9 |
2002 | 991 | 12 | 1,2 | 666 | 67,2 | 313 | 31,6 |
2003 | 1286 | 20 | 1,5 | 981 | 76,3 | 285 | 22,2 |
Nguồn: Ngân hàng ACB, giai đoạn 1997-2003.
Chương trình đào tạo: được chia làm 3 cấp độ, dành cho CBQLKT mới tuyển, dành cho CBQLKT cấp thấp (trưởng nhóm, bộ phận) và dành cho CBQLKT cấp cao (từ
cấp trưởng đơn vị trở lên). Chương trình của mỗi cấp độ phân thành hai phần gồm phần bắt buộc và phần mở rộng. Phần bắt buộc gồm các khóa học nghiệp vụ bắt buộc và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học, chứng chỉ này là căn cứ để nâng lương, đề bạt. Ngoài ra, Ngân hàng á châu bước đầu thực hiện chương trình đào tạo dài hạn các cấp quản lý kết hợp lý thuyết và thực hành gắn với việc luân chuyển cán bộ.
Nội dung đào tạo:
- Nghiệp vụ chuyên môn
- Các kỹ năng cần thiết
- Tập huấn triển khai sản phẩm mới
- Phổ biến kiến thức
- Kiến thức quản trị
- Đào tạo giảng viên
Tài liệu phục vụ đào tạo:
- Các khóa do giảng viên kiêm chức Ngân hàng á châu thực hiện: các tài liệu này được thông qua hội đồng khoa học chuyên môn. Trước khi tổ chức khóa học các tài liệu này sẽ được các giảng viên bổ sung cập nhật lại.
- Các khóa học thuê ngoài: Tài liệu của các trường biên soạn có sự tham gia ý kiến của TTĐT. Một số khóa học thuê ngoài sau khi giảng dạy được "chuyển giao" cho giảng viên kiêm chức TTĐT Ngân hàng á châu thực hiện.
Phương pháp đào tạo:
Chú trọng tính thực tiễn và trực quan. Các bài giảng đều thực hiện trên máy chiếu kết nối với máy tính, phòng học trang bị đầy đủ máy móc thiết bị giảng dạy. Một số môn học sau khi kết thúc học viên phải lập kế hoạch và vận dụng ngay vào thực tế để kiểm tra bài.
Hình thức đào tạo:
- Đào tạo tập trung tại TTĐT hoặc gửi đi học các trường bên ngoài
- Luân chuyển công việc, kèm cặp tại chỗ.
- Phổ biến kiến thức tại chi nhánh, đơn vị công tác
- Hội thảo khoa học
- Liên kết đào tạo.
1.4.2.3. TTĐT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo) có 27.000 người, trên 1.600 chi nhánh nằm rải rác trên khắp mọi miền đất nước. Việc đào tạo và đào tạo lại CBQL theo những quy trình thống nhất là cần thiết và là công việc thường xuyên của các cấp NH.
Với mục tiêu đưa NHNo trở thành một NHTM hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT tại TTĐT của NHNo được Ban lãnh đạo NHNo đặc biệt coi trọng, yêu cầu cán bộ NH có trình độ nghiệp vụ cao, vận dụng được công nghệ tiên tiến trong hoạt động NH là nhiệm vụ hàng đầu của công tác đào tạo.
Nội dung đào tạo:
+ Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ
+ Đào tạo cho CBQL
+ Đào tạo chuyên gia đầu ngành
+ Đào tạo công nghệ thông tin
+ Đào tạo các kiến thức bổ trợ
Về công tác điều hành:
- Xây dựng quy chế hoạt động và điều hành theo quy chế đào tạo đối với công tác đào tạo trong hệ thống (đối với cơ sở đào tạo khu vực)
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm bám sát chiến lược kinh doanh và nhu cầu nghiệp vụ cần đào tạo của Hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc NHNo
- Thường xuyên nắm nhu cầu đào tạo từ cơ sở và của các cơ sở đào tạo khu vực để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp nhu cầu của hoạt động kinh doanh NHNo
- Xây dựng quy chế tài chính cho lĩnh vực đào tạo
- Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm chức NHNo và điều hành theo quy chế đó.
- Định kỳ họp giao ban, công tác đào tạo được ban điều hành quan tâm và đề ra kế hoạch đào tạo từng thời kỳ cho phù hợp
Đối với hoạt động chuyên môn cụ thể:
- Xây dựng chương trình khóa đào tạo dài ngày và ngắn ngày phù hợp với từng nghiệp vụ chuyên môn, yêu cầu đổi mới công nghệ
- Liên kết với các trường, học viện và các đơn vị, chi nhánh NH bạn trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ
- Xây dựng hệ thống giảng viên kiêm chức và quản lý hoạt động của giảng viên kiêm chức, có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giảng viên kiêm chức.
- Đào tạo và quản lý sau đào tạo đã được TTĐT quan tâm và được cập nhật thường xuyên.
Hình thức tổ chức đào tạo:
Hàng năm, TTĐT và cơ sở đào tạo khu vực đã tổ chức được hàng trăm lớp nghiệp vụ đào tạo tiểu giáo viên cho các khu vực, chi nhánh và các đơn vị thành viên. Đây là lực lượng quan trọng để truyền đạt kiến thức tới học viên. NHNo rất quan tâm tới đội ngũ giảng viên kiêm chức.
ở cấp chi nhánh và đơn vị thành viên đã tổ chức các buổi học nghiệp vụ do các Trưởng phòng nghiệp vụ, cán bộ chủ chốt làm giảng viên. Hầu hết các chi nhánh tổ chức học ngoài giờ, vào các ngày nghỉ nhằm gấp rút nâng cao trình độ cán bộ, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Thực tế mỗi cán bộ trong hệ thống NHNo được tham dự 2-3 khóa đào tạo với số ngày học 25 ngày/ người, trong đó 75% thời gian do các chi nhánh tự tổ chức.
Tài liệu phục vụ đào tạo: