Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Quản Lí Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Theo Học Chế Tín Chỉ Ở Trường Cao Đẳng Kinh Tế -

1.3.7. Đánh giá người học trong đào tạo

Kiểm tra, đánh giá kết quả của người học trong ĐT được xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn đầu ra của CTĐT để đánh giá sự tiến bộ của người học trong từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình ĐT.

Đánh giá người học trong ĐT theo HCTC không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng cách đánh giá thường xuyên, cả quá trình qua các hoạt động: Mức độ chuyên cần, ý thức học tập của người học: số buổi có mặt trên lớp, ý thức tham gia, thảo luận bài, thái độ theo dòi bài giảng; Tự học, tự nghiên cứu: thông qua nội dung thảo luận trên lớp, hoàn thành bài tập ở nhà, phiếu học tập trước khi đến lớp, thông qua số buổi lên thư viện nhà trường nghiên cứu tài liệu,...; Kết quả tham gia ở phòng thực hành; Bài kiểm tra định kì, bài thi kết thúc học kì. Trong dạy học theo TC coi trọng việc đánh giá thường xuyên kết hợp với đánh giá kết quả cuối cùng của người học. Đánh giá thường xuyên là đánh giá được chú trọng trong dạy học theo HCTC. Việc đánh giá thường xuyên giúp cho người học nhận thấy được những cái đạt được hay chưa đạt được để tự điều chỉnh trong quá trình học tập của mình; xác nhận kết quả học tập theo quá trình và của cả môn học.

Để phân biệt rò những đặc trưng cơ bản của phương thức ĐT theo niên chế và phương thức ĐT theo HCTC, chúng tôi đã lập bảng so sánh, thể hiện ở Phụ lục 1 của luận văn.

1.4. Một số vấn đề lí luận về quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng kinh tế - tài chính

1.4.1. Sự cần thiết của vấn đề quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng hiện nay

Quá trình đổi mới giáo dục - ĐT ở nước ta đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và CTĐT ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với thế giới, chúng ta đã từng bước xây dựng một nền kinh tế tri thức tuân theo sự điều tiết bởi cơ chế thị trường. ĐT nghề nghiệp trở thành một ngành sản xuất đặc biệt - “Sản xuất nguồn nhân lực” và cũng phải tuân theo quy luật cạnh tranh trên thị trường. Ngành giáo dục và ĐT nói chung, giáo dục bậc cao đẳng ngành Tài chính - Ngân

hàng theo HCTC thuộc khối ngành kinh tế - tài chính nói riêng cần có sự đổi mới tích cực về phát triển CTĐT.

Những lí do chính cần phát triển CTĐT và quản lý phát triển chương trình đào tạo: Để cải thiện nội dung CTĐT thông qua việc sửa đổi và bổ sung những nội dung mới phù hợp hơn; Làm cho quá trình ĐT đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp hơn với hoàn cảnh và nhu cầu của đất nước và đảm bảo xu thế hội nhập vùng và thế giới; Khắc phục và hạn chế những khiếm khuyết đang tồn tại trong CTĐT.

Khi xã hội phát triển, yêu cầu về các kĩ năng, trình độ chuyên môn làm việc ở các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính thay đổi thì CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng ở trường cao đẳng kinh tế - tài chính không còn thích hợp nữa, đòi hỏi phải được phát triển phù hợp. Thêm vào đó, những phát triển mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, những suy nghĩ và tầm nhìn mới đòi hỏi cần phải thay đổi CTĐT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.4.2. Một số cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo

Có nhiều cách tiếp cận trong phát triển CTĐT, có thể nêu một số cách tiếp cận như sau:

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên - 4

Cách tiếp cận nội dung: Cách tiếp cận này coi trọng hình thành ở người học hệ thống các tri thức khoa học đầy đủ, song dễ gây hiện tượng dạy học thụ động, quá tải, nặng về ghi nhớ, nhồi nhét nội dung trong một thời gian ĐT. Với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ hiện nay, cách tiếp cận theo nội dung đến nay không còn phù hợp, phần lớn các nước trên thế giới không còn áp dụng nữa. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn còn rất phổ biến ở nước ta.

Cách tiếp cận mục tiêu: Cách tiếp cận này coi trọng việc xác định rò mục tiêu ĐT, chú trọng đến sản phẩm ĐT và coi ĐT là công cụ để tạo nên các sản phẩm với các tiêu chuẩn định sẵn. Theo cách tiếp cận này, người ta quan tâm những thay đổi của người học sau khi kết thúc khoá học về hành vi trong các lĩnh vực về nhận thức, kĩ năng và thái độ. Cách tiếp cận này tạo thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và chất lượng CT được đánh giá thuận lợi [17,tr4]. Tuy nhiên, tiếp cận này có hạn chế là người học bị động, giáo điều máy móc và thiếu sáng tạo, các khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân người học không được quan tâm phát huy, nhu cầu của người học khó được đáp ứng.

Cách tiếp cận phát triển: Theo cách tiếp cận này, người ta chú trọng đến phát triển sự hiểu biết ở người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định trước hay tạo nên sự thay đổi nào đó về hành vi người học. Cách tiếp cận này chú

trọng đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân người học, chú trọng đến những giá trị mà CT đem lại cho từng người học. CTĐT theo cách tiếp cận phát triển xem cá nhân người học như một thực thể chủ động, độc lập suy nghĩ, và quá trình ĐT giúp người học phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề [17,tr5]. Cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm “người học là trung tâm”. Sau khóa học, người học biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo và tự bổ sung hoàn thiện kiến thức.

Cách tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, CT là bản thiết kế tổng thể quá trình ĐT từ khâu đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoá học) với một hệ thống các hoạt động ĐT theo một trình tự chặt chẽ, kết hợp với các hoạt động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn của quá trình ĐT. Theo tiếp cận hệ thống cho việc thiết kế và xây dựng các CTĐT có tính hệ thống, chặt chẽ và logic cao, làm rò vai trò vị trí tác dụng của từng khâu, từng nội dung đảm bảo các mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố CT [3].

Cách tiếp cận theo tín chỉ: Đây là hướng tiếp cận CT hiện đại đã được các nước thực hiện từ lâu nhưng còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Cách tiếp cận này có ưu điểm: Cá thể hoá người học, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của SV, tăng hiệu xuất dạy học và thể hiện rò quan điểm tôn trọng người học; Tạo ra phương thức quản lý ĐT mới cho cả hệ thống, thay đổi căn bản lề lối, thói quen quản lí cũ mang nặng dấu ấn bảo thủ và lạc hậu; Người dạy, người học và người quản lí luôn đối mặt với những yêu cầu đổi mới CT, phương thức giảng dạy và cách thức đánh giá; Tạo điều kiện để có thể hoà nhập quốc tế về ĐT nhân lực. Các khó khăn: Sự hiểu biết của các CBQL giáo dục và GV các trường đại học còn rất mơ hồ, chưa nhận ra các giá trị của phương thức ĐT mới; Nguồn lực các trường (đội ngũ, tài chính) còn hạn hẹp; xuất hiện mâu thuẫn giữa triết lí của ĐT TC với mong muốn tiếp cận ĐT TC trong bối cảnh khó khăn về nguồn lực của các trường đại học ở Việt Nam [12,tr62].

1.4.3. Mục tiêu quản lí phát triển chương trình đào tạo

Mục tiêu ĐT là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình ĐT. Mục tiêu ĐT hay sản phẩm ĐT chính là người SV tốt nghiệp ra trường với nhân cách đã được thay đổi, cải biến thông qua quá trình ĐT. Mục tiêu ĐT là căn cứ để soạn thảo và triển khai CTĐT, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động ĐT.

Trên cơ sở mục tiêu ĐT cụ thể, nhà trường triển khai xây dựng các nhiệm vụ ĐT. Mục tiêu và nhiệm vụ ĐT phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

Quản lí phát triển CTĐT nhằm không ngừng điều chỉnh để hoàn thiện CT đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động, phù hợp với xu hướng chung của xã hội và trên thế giới. Quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC trong các trường cao đẳng khối ngành kinh tế - tài chính nhằm ĐT ra đội ngũ cán bộ có trình độ cử nhân về ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững những kiến thức kinh tế và chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính - ngân hàng, về hệ thống thông tin, về quản lí và điều hành hoạt động tài chính - ngân hàng trong các cơ quan Nhà nước và trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Về kiến thức: CTĐT cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và hệ thống về tài chính - ngân hàng, tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bồi dưỡng năng lực tư duy thực tế để người học có thể ứng dụng những kiến thức được trang bị vào điều kiện Việt Nam.

- Về kỹ năng: Hình thành và phát triển cho người học kỹ năng tác nghiệp về quản trị kinh doanh và quản lí Nhà nước trong các lĩnh vực thị trường tài chính, kinh doanh ngân hàng, tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Về thái độ: SV tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của người học khi hoàn thành CTĐT: SV tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, cán bộ giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan Nhà nước, các cơ sở ĐT hoặc tác nghiệp kinh doanh trong các doanh nghiệp, các định chế tài chính - ngân hàng và phi ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực mới ở Việt Nam hiện nay như: Công ty chứng khoán; công ty bảo hiểm; quỹ đầu tư. Nền tảng kiến thức cơ bản vững vàng và phương pháp nghiên cứu được trang bị cũng là cơ sở quan trọng để cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng tiếp tục nghiên cứu ở cấp học cao hơn hoặc tự bổ sung kiến thức khi thâm nhập vào thực tế công tác.

1.4.4. Nội dung quản lí phát triển chương trình đào tạo

1.4.4.1. Quản lí phát triển mục tiêu đào tạo

Quản lí phát triển mục tiêu ĐT nhằm tạo điều kiện đảm bảo và phục vụ quá trình ĐT của ngành Tài chính - Ngân hàng, đáp ứng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Việc xây dựng mục tiêu ĐT luôn đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt, cho phép SV dễ dàng chuyển chuyên ngành ĐT khi có nhu cầu.

1.4.4.2. Quản lí phát triển kế hoạch đào tạo

Trên cơ sở CTĐT của ngành học đã được thiết kế, nhà trường xây dựng tiến trình ĐT toàn khoá (bao gồm kế hoạch học tập, kế hoạch kiểm tra, thi kết thúc học phần, kế hoạch thực hành, thực tập, tốt nghiệp) như một bản đồ của một vùng tri thức lý luận và thực tiễn trên đó người học có thể chọn tuyến đi tới mục đích của mình. Bằng tiến trình ĐT cụ thể, người học có thể điều chỉnh tuyến đi theo mục đích học tập của mình, thay đổi theo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của thị trường nhân lực hoặc phát triển của khoa học và công nghệ. Kế hoạch ĐT mềm dẻo, linh hoạt cho phép người học chuyển đổi ngành học, học thêm một vài ngành khác, chuyển khoa mà vẫn đảm bảo đúng quy chế ĐT. Như vậy, phát triển kế hoạch ĐT trong CTĐT theo HCTC có liên quan trực tiếp đến 03 chủ thể: người học - kế hoạch học tập cá nhân; khoa chuyên môn - kế hoạch ĐT ngành và nhà trường - kế hoạch ĐT của các ngành theo kế hoạch chung của kì học, CT khung của các ngành ĐT. Trong đó, tính chủ thể, tính linh hoạt trong xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân được thể hiện rò, được coi trọng trong CT theo HCTC.

Quản lí phát triển kế hoạch ĐT nhằm đảm bảo mọi hoạt động ĐT của ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC thực hiện đúng CT, tiến trình ĐT đã xây dựng. Các khối kiến thức, môn học bắt buộc, tự chọn được xây dựng theo trình tự đảm bảo điều kiện tiên quyết, khoa học phù hợp CTĐT của ngành. Quản lí phát triển kế hoạch ĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC bao gồm các nội dung sau: Kế hoạch phân giao giờ giảng của GV cấp khoa; kế hoạch học tập toàn khóa, năm học, kì học, thi hết học phần; kế hoạch coi thi, chấm thi; kế hoạch kiểm tra, đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phía người học đối với GV.

1.4.4.3. Quản lí phát triển nội dung đào tạo

Phát triển nội dung ĐT theo HCTC coi trọng xây dựng, phát triển đồng bộ nội dung ĐT trong các khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức ngành và khối kiến thức nghiệp vụ, trong đó, tăng cường điều chỉnh, bổ sung để phát triển khối kiến thức

nghiệp vụ nghề nghiệp; coi trọng phát triển đồng bộ khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự chọn trong mối quan hệ thống nhất với nhau. Với những CTĐT định hướng ứng dụng ở trình độ cao đẳng cần quan tâm nhiều đến các đơn vị kiến thức tự chọn trong từng khối kiến thức.

Nội dung ĐT ngành Tài chính - Ngân hàng hiện nay được cấu trúc thành lĩnh vực kiến thức có từ khoảng 90 đến 120 TC: Khối kiến thức giáo dục đại cương (20 đến 35 TC) gồm các môn học/học phần bắt buộc (lí luận chính trị, khoa học tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, quốc phòng), các môn học/học phần tự chọn; Khối kiến thức chuyên nghiệp (65 đến 80 TC) gồm các môn học/phần bắt buộc thuộc kiến thức cơ sở ngành và khối ngành tài chính - ngân hàng (Lí thuyết tài chính - tiền tệ, Nguyên lí thống kê..), các môn học/học phần bắt buộc thuộc kiến thức ngành và chuyên ngành tài chính - ngân hàng (Tài chính quốc tế, Thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại...), các môn học/ học phần bổ trợ (Toán tài chính, Tin học ứng dụng...), các môn học/học phần tự chọn; Thực tập nghề nghiệp và khóa luận tốt nghiệp (5 TC).

Quản lí phát triển nội dung CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC đảm bảo tính khoa học, có mục tiêu rò ràng, cấu trúc hợp lí, xây dựng theo hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; Nội dung CT thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở tham khảo các ý kiến từ nhà tuyển dụng, phản hồi của SV tốt nghiệp, các trường, các tổ chức giáo dục khác cùng khối ngành tài chính - ngân hàng; Đảm bảo tính liên thông với các trình độ ĐT và CT giáo dục khác. Hội đồng khoa học - ĐT nhà trường dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành CT chi tiết, giáo trình các môn học của ngành Tài chính - Ngân hàng. Công tác biên soạn này đòi hỏi phải có sự tham gia của các giảng viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường.

1.4.4.4. Quản lí phát triển phương pháp đào tạo

Quy chế ĐT theo HCTC có sự thay đổi đáng kể so với quy chế ĐT tổ chức theo niên chế. Phương pháp ĐT, với tư cách tổ hợp các cách thức hoạt động, tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học, có chức năng xác định những phương thức hoạt động dạy và học theo nội dung nhất định nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Phát triển phương pháp ĐT theo HCTC coi trọng phương pháp dạy tự học, phương pháp tổ chức hoạt động thực hành, ứng dụng kiến thức để giải quyết các tình huống, nhiệm vụ thực tiễn. Muốn vậy, cần có những điều kiện về bồi dưỡng năng lực dạy học theo phương thức dạy phương pháp tự học cho GV; cung ứng đủ những điều kiện cơ bản về phương tiện, trang thiết bị và đồ dùng dạy học để SV được sử dụng các phương pháp học tập độc lập (phương pháp học cá nhân, nghiên cứu khoa học); phương pháp học tập phối hợp (nhóm SV, trao đổi với GV, chuyên gia, thảo luận, seminar); phương pháp thực hành, trải nghiệm; phương pháp tự đánh giá.

Quản lí phát triển các phương pháp ĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC trên cơ sở quản lí hoạt động dạy của GV, hoạt động học của SV nhằm hình thành động cơ nhận thức, các phương pháp nhận thức, bồi dưỡng cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV, tăng cường sử dụng các phương pháp phát huy năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tăng cường các giờ học thực tế tại phòng thực hành, ngân hàng, cơ quan tài chính, chứng khoán,....

1.4.4.5. Quản lí phát triển hình thức tổ chức hoạt động đào tạo

Xuất phát từ mục tiêu CTĐT, nội dung CTĐT, hình thức tổ chức hoạt động ĐT cũng phải được phát triển một cách phù hợp. Cần tổ chức hoạt động ĐT mềm dẻo, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc sắp xếp kế hoạch dạy học phù hợp với nhu cầu của người học và tiến trình tích lũy kiến thức. Kết hợp các hình thức học tập trên lớp, học tập ở nhà với dạy học qua mạng; thực tế, thực hành tại cơ sở phối hợp ĐT (là nơi sử dụng lao động sau ĐT).

Quản lí phát triển hình thức tổ chức hoạt động ĐT vừa đảm bảo đúng quy chế của BGD&ĐT vừa phải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của ngành Tài chính - Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của người học, và thực tiễn xã hội. Quản lí phát triển hình thức tổ chức hoạt động ĐT đi vào đổi mới phát triển hình thức lập kế hoạch; hình thức tổ chức lớp học, tổ chức thi, chấm thi; hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV.

1.4.4.6. Quản lí người dạy và hoạt động giảng dạy

Quản lí người dạy và hoạt động giảng dạy của GV ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC thực chất là quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ của GV tham gia giảng dạy, bao gồm các nội dung: quản lí việc người GV thực hiện quy chế ĐT; quản

lí việc thực hiện kế hoạch và nội dung ĐT; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức ĐT, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Mọi trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của GV thực hiện theo các văn bản, nghị định, chỉ thị của Chính phủ, của BGD&ĐT, của ngành và của Nhà trường như: Luật giáo dục; Thông tư quy định chế độ làm việc GV số 47/2004/BGDĐT ngày 31/12/2015 của BGD&ĐT và được cụ thể hóa trong từng nhà trường,....

Trong hoạt động ĐT, GV là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình ĐT, bằng hoạt động dạy của mình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của SV. Vì vậy, mỗi GV cần không ngừng học tập để trở thành “tấm gương đạo đức, tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo” cho SV. Ngoài công tác chuyên môn, GV cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của người học.

1.4.4.7. Quản lí người học và hoạt động học tập

Người học là đối tượng của hoạt động dạy, là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Kết quả ĐT phụ thuộc vào tính tích cực nhận thức của người học. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc áp dụng HCTC là tạo điều kiện để người học phát huy được tối đa vai trò chủ thể trong hoạt động học tập, nghiên cứu của mình. Người học được quyền chủ động nắm bắt CT, lịch trình ĐT, chủ động đăng kí môn học, GV, chủ động về nội dung, lên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ học tập dựa vào năng lực và thời gian của mình. Nội dung then chốt trong hoạt động học tập của người học là đổi mới phương pháp học tập, nghiên cứu của mình. Người học phải tích cực, chủ động học tập dưới sự hướng dẫn, đánh giá của GV; nghe giảng, thảo luận trên lớp, tự học, tự nghiên cứu, làm bài tập theo các yêu cầu mà GV đã nêu trong đề cương chi tiết môn học. Do đó, để bắt kịp CTĐT theo HCTC, người học phải có tính tự giác cao, có khả năng tư duy nhạy bén, độc lập và sáng tạo thì mới thực hiện được các nhiệm vụ học tập của mình.

Quản lí người học và hoạt động học tập SV ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC gồm nhiều vấn đề như: đảm bảo SV thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế học tập và rèn luyện của CTĐT và nhà trường; đổi mới phương pháp học tập; xây dựng phương pháp tự kiểm tra, đánh giá; xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập. Nội dung then chốt trong quản lí hoạt động học của SV là đổi mới phương pháp học tập, tự nghiên cứu của SV. Tổ chức thực hiện và kiểm tra SV chấp hành nội quy, quy chế học tập và rèn luyện sẽ góp phần hình thành đạo đức nghề nghiệp cho SV. Thường

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí