Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Theo Tiếp Cận Cipo


và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết. Việc phát hiện nhân tài, sử dụng nguồn lực hợp lý, đúng vị trí, đồng thời biết lắng nghe chia sẻ với cấp dưới sẽ là cơ sở để phát huy tối đa sức mạnh của bộ máy. Đặc biệt, trong môi trường nghệ thuật, việc truyền cảm hứng cho cán bộ, giảng viên - những người thầy và là những nghệ sỹ, sẽ tạo ra động lực để họ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong quá trình giáo dục, góp phần đưa nhà trường ngày càng phát triển bền vững.

*Về hội nhập giao lưu quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tất yếu dẫn đến hội nhập về giáo dục và giao lưu văn hóa. Việc hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội để trao đổi hợp tác trong nhiều lĩnh vực như trao đổi giữa các chuyên gia, giáo viên; trao đổi sinh viên trong quá trình đào tạo.

Như vậy, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về đào tạo một mặt tạo cơ hội cho chúng ta giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về đào tạo nhưng cũng đang là một thách thức to lớn đối với hệ thống đào tạo của chúng ta trong thập kỷ mới.

*Môi trường đào tạo của trường cao đẳng

Môi trường đào tạo của trường cao đẳng hay môi trường giáo dục khác đều có yếu tố hoạt động đào tạo được thực hiện cơ bản theo một quy trình thống nhất, ít có sự cá biệt theo chương trình khung của Bộ lao động thương binh và Xã hội ban hành. Tuy nhiên, đối với môi trường cao đẳng thì có nhiều nét đặc thù để nâng cao chất lượng đào tạo và chuyên môn nên công tác quản lý đào tạo trong môi trường này cũng chịu nhiều tác động, nếu vẫn thực hiện theo một quy tắc chung thì sẽ không phát huy được hết khả năng sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Đặc thù phải nói đến ở đây là hoạt động dạy của những giảng viên dạy lớp cá nhân và hoạt động học của người trò. Vì thế nếu vẫn quản lý hoạt động giảng dạy theo nguyên tắc theo giờ hành chính thì sẽ dẫn đến việc dạy chống đối của thầy và trò. Hơn nữa, do đặc thù của từng ngành nghề, giảng viên lên lớp về cơ bản là không có giáo án (đối với các môn chuyên ngành một thầy một trò) nên việc quản lý đào tạo cũng cần mềm dẻo, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Việc đánh giá sinh viên của trường cũng cần linh hoạt để tránh tình trạng bỏ phí tài năng.


Như vậy, môi trường đào tạo có ảnh hưởng đáng kể đến công tác quản lý đào tạo, đòi hỏi nhà quản lý phải có những cân nhắc, mềm dẻo trong quá trình quản lý, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là chất lượng đào tạo của nhà trường.

Tóm lại, ảnh hưởng của bối cảnh đến quản lý đào tạo của trường cao đẳng nhà quản lý cần quan tâm là: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô; Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật; Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường; Hội nhập giao lưu quốc tế; Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực; Môi trường đào tạo của nhà trường.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo tại trường cao đẳng theo tiếp cận CIPO

1.3.1. Tình hình kinh tế, xã hội

Các yếu tố tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo tại trường cao đẳng theo tiếp cận CIPO trong nền kinh tế thị trường là rất đáng kể, nó mang đến cho cơ sở giáo dục cả cơ hội và thách thức; tuy nhiên, việc đối mặt với những tác động này ở các cơ sở giáo dục dường như chưa thường xuyên với mức độ sẵn sàng cao, chỉ đạo theo nhận thức của lãnh đạo… gây ra việc chậm trễ trong sự thích ứng và còn những vấn đề hạn chế trong nội dung quản lý.

1.3.2. Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường và hội nhập quốc tế

Tư duy của người quản lý chưa đổi mới, nhạy bén với tình hình kinh tế xã hội, chưa cập nhật sự phát triển khoa học kỹ thuật, phương thức lãnh đạo vẫn lạc hậu, hội nhập giao lưu quốc tế còn hạn chế, không điều chỉnh kịp thời và hợp lý những vấn đề phát sinh trong quá trình đào tạo. Hệ thống quản lý trong các trường gồm nhiều thành phần, nhiều bộ phận cấu thành nhưng khi vận hành hệ thống có những thành phần, những bộ phận hoạt động thiếu linh hoạt, kém hiệu quả. Công cụ, phương pháp quản lý không đổi mới kịp quá trình phát triển của xã hội của thủ đô dẫn đến những khó khăn, phức tạp nảy sinh khi cơ chế, phương thức quản lý.

Quản lý các yếu tố bảo đảm chất lượng chưa được quan tâm tương xứng với tầm quan trọng dẫn đến chuẩn đầu ra, mục tiêu, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất; đội ngũ giáo viên chưa có nhiều điều kiện để phát huy hết năng lực; cơ


sở vật chất, trang thiết bị dạy học không đáp ứng được yêu cầu của đổi mới theo phương thức đào tạo.

1.3.3. Nhu cầu cơ sở sử dụng nguồn nhân lực

Các trường vẫn xây dựng kế hoạch đào tạo, triển khai thực hiện quá trình đào tạo theo hướng “cung” chứ không theo hướng “cầu”, nghĩa là vẫn chưa coi người học, người sử dụng lao động làm mục tiêu hướng đến của quá trình đào tạo. Nhà trường nhận chỉ tiêu được giao, tiến hành đào tạo theo kế hoạch, chương trình; tạo ra những sản phẩm hàng loạt là người học sau khi kết thúc thời gian đào tạo mà không quan tâm sản phẩm có được người sử dụng lao động và xã hội chấp nhận hay không.

Tình trạng mở lớp tràn lan của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong khi chất lượng giáo dục còn yếu, việc mở lớp tràn lan của cơ sở giáo dục nghề nghiệp dẫn đến không quản lý được chất lượng của giáo viên, học tập của học sinh. Chính sách về đào tạo như chỉ tiêu, chế độ, học phí, việc làm. Chính sách về tuyển sinh có tác động rất lớn đến quá trình tuyển sinh đầu vào. Việc tiếp cận các đơn vị sử dụng lao động, nguồn nhân lực ở đầu ra còn khó khăn, chưa gắn kết đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động tức là gắn kết doanh nghiệp nhà trường còn yếu kém. Mối liên hệ giữa các trường với nhau còn hạn chế, trường nào biết trường đầy. Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý đào tạo.

1.3.4. Môi trường văn hóa nhà trường, mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo khác

Các trường chưa quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp chọn nghề, chưa có sự tham gia tư vấn của các doanh nghiệp… Công tác duy trì và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa được chưa mở rộng về cả nội dung, hình thức phối hợp dẫn đến thông tin phản hồi giữa các bên không có và không ai quản lý. Hệ thống đào tạo chưa thiết lập được mối quan hệ mật thiết với sản xuất cũng như chưa có hệ thống thông tin về thị trường lao động, do vậy đào tạo vẫn chưa gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động.


Tiểu kết chương

Trên cơ sở phân tích tài liệu lý luận, đề tài xác định và sử dụng các khái niệm cơ bản trong luận văn:

Quản lý đào tạo là tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố của quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO là tác động của nhà quản lý đến quá trình đào tạo thông qua quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra dưới tác động của bối cảnh nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Quản lý đầu vào gồm các nội dung: Quản lý công tác tuyển sinh; Quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo; Quản lý giảng viên; Quản lý người học; Quản lý cơ sở vật chất.

Quản lý quá trình gồm các nội dung: Quản lý hoạt động dạy của giảng viên; Quản lý hoạt động học của sinh viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá; Quản lý đầu ra gồm: Quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ; Quản lý thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động.

Tác động của bối cảnh đến quá trình đào tạo gồm: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô; Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật; Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường; Hội nhập giao lưu quốc tế; Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực;

Trong hoạt động quản lý đào tạo, các yếu tố về tình hình kinh tế, xã hội của Thủ đô; sự phát triển của khoa học kỹ thuật; trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường; vấn đề hội nhập giao lưu quốc tế; liên kết với các nhà tuyển dụng, sử dụng lao động cùng với sự liên kết giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo khác có tác động đến quản lý đào tạo theo hướng tiếp cận mô hình CIPO tại Trường Cao đẳng hiện nay.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát chung về trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC) tiền thân là trường Cao đẳng nghề FLC do tập đoàn FLC đề xuất thành lập và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép thành lập theo quyết định số 1969/QĐ-LĐTBXH, trực thuộc sự quản lý về hành chính của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội, Với gần 10 năm hoạt động đào tạo nhà trường đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung cấp nhân lực, đào tạo nhân tài và nâng cao dân trí trong cả nước, là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của thủ đô Hà Nội và cả nước.

Về cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội được phân chia vào các phòng ban: Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu; Đảng – Công đoàn đoàng thể; Hội đồng khoa học; Ban tài chính; Ban kiểm soát; Ban đầu tư dự án; Khoa thẩm mỹ; Khoa Y Dược; Phòng Đào tạo; Phòng tài chính; Phòng tài chính quản trị nhân lực; Phòng truyền thông và tuyển sinh công tác học sinh sinh viên; Khoa kinh tế du lịch; Khoa công nghệ; Trung tâm đào tạo thường xuyên hợp tác doanh nghiệp; Trung tâm hợp tác Du học ngoại ngữ và tu nghiệp sinh; Trung tâm dịch vụ thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe; Trung tâm dịch vụ nữ hành; Trung tâm đào tạo và phát triển công nghiệp Golf.

Hiện nay, với trên 1.500 sinh viên đang theo học 20 chuyên ngành bậc Cao đẳng của trường, được đào tạo đa ngành nghề, các lĩnh vực quan trọng đáp ứng kịp thời nhu cầu cao của xã hội.

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và kỹ thuật viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, cùng với một chương trình đào tạo ưu việt gắn với thực tiễn, việc làm và hướng tới các chuẩn mực Quốc tế. Ngoài chương trình đào tạo chính thức trên lớp, sinh viên HIC còn được tạo điều kiện để tham gia vào hàng loạt các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng mềm, các câu lạc bộ phát triển thể chất, các hội thảo kỹ năng, việc làm, các phong trào Đoàn – Hội vui tươi, bổ ích và các hoạt động phục vụ cộng đồng.


Loại hình đào tạo hiện nay của nhà trường là đào tạo chính quy với 20 chuyên ngành đào tạo ở bậc Cao đẳng.

Bảng 2.1: Quy mô, ngành nghề tuyển sinh


TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Cao đẳng

Trung cấp

1

Kỹ thuật chế biến món ăn

6810207

5810207

2

Quản trị khách sạn

6810201

5810201

3

Quản trị lễ tân

6810203

5810203

4

Quản trị mạng máy tính

6480209

5480209

5

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

6340417

5340417

6

Hướng dẫn du lịch

6810103

5810103

7

Kế toán doanh nghiệp

6340302

5340302

8

Kỹ thuật Xây dựng

6580201

5580201

9

Hàn

6520123

5520123

10

Tiếng Anh

6220206

5220206

11

Tiếng Hàn Quốc

6220211

5220211

12

Tiếng Trung Quốc

6220209

5220209

13

Tiếng Nhật

6220212

5220212

14

Công nghệ ô tô

6510216

5510216

15

Cắt gọt kim loại

6520121

5520121

16

Dược

6720201

5720201

17

Điều dưỡng

6720401

5720401

18

Văn Thư Hành chính

6320301

5320301

19

Dịch vụ Pháp lý

6380201

5380201

20

Du lịch Golf



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng đào tạo trường CĐQT Hà Nội)

Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp được nhà trường đặc biệt quan tâm. Nhà trường đã thiết lập được một mạng lưới quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo cho việc thực tập của sinh viên trong thời gian học tại trường và làm việc sau khi ra trường. Nhà trường đã ký kết với nhiều tổ chức nước ngoài nhận sinh viên tốt nghiệp của trường ra nước ngoài làm việc, đặc biệt là các doanh nghiệp, Hàn Quốc, Nhật bản và Đức.


Cơ cấu tổ chức này được thể hiện ở sơ đồ sau:


Sơ đồ 2 1 Cơ cấu Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội Nguồn Phòng đào tạo 1


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

(Nguồn: Phòng đào tạo trường CĐQT Hà Nội)


33


Nhà trường có thay đổi về đội ngũ cán bộ, về chương trình đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ công tác giảng dạy và học tập, phù hợp với môi trường hiện nay trong chiến lược phát triển chung của trường.

2.1.2. Khách thể khảo sát thực trạng

a. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

Địa bàn khảo sát. Đề tài tiến hành khảo sát tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội. Khách thể khảo sát: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên tổng số mẫu khách thể là

270 người. Trong đó nhóm khách thể là cán bộ, 70 cán bộ quản lý và giáo viên, số lượng và các tiêu chí cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu 2.1.

Nhóm khách thể là 200 sinh viên, với các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, số năm học và làm việc tại trường. Số lượng khách thể và các tiêu chí được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Khách thể nghiên cứu và các tiêu chí (nhóm khách thể là sinh viên)


STT

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ %


1


Giới tính

Nam

48

24,0

Nữ

129

64,5

Tổng số

177

88,5

Không trả lời

23

11,5


2


Tuổi

Dưới 30 tuổi

108

54,0

Từ 30 đến 45 tuổi

71

35,5

Tổng số

179

89,5

Không trả lời

21

10,5


3


Số năm

Dưới 1 năm

32

16,0

2 năm

56

28,0

3 năm

78

39,0

Tổng số

166

83,0

Không trả lời

34

17,0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2023