nước thải KCN ở địa phương.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:
- Theo đó, Ban quản lý các khu công nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban quản lý các KCN phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo đúng quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp theo uỷ quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các Khu công nghiệp.
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn, tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường, báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) giữa Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường, phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các trường khu kinh tế, khu công nghiệp.
Công khai thông tin về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp. Phối hợp với cơ quan
chức năng giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp. Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp. Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền.
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Qlnn Về Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp Trong Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Đắklắk.
- Thành Phần Nước Thải Một Số Ngành Công Nghiệp Tại Việt Nam
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Khu Công Nghiệp
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Các Khu Công Nghiệp
- Khu Công Nghiệp Hòa Phú, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Biểu Đồ Thể Hiện Nồng Độ Cod Nước Thải Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
+ Có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường, khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, hóa học, sinh học.
+ Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường.
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp hay Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các yêu cầu sau: Quy hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phải phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; có thiết bị đo lưu lượng nước thải. Các công ty Phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải theo đúng kỹ thuật, theo dõi, giám sát hoạt động xả thải nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp.
Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp hay Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải bố trí các bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường đáp ứng điều kiện sau:
+ Người phụ trách về bảo vệ môi trường phải có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường, khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, hóa học, sinh học và có tối thiểu hai
(02) năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực môi trường.
+ Có ít nhất ba (03) người.
Vận hành thường xuyên, liên tục công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường KCN theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường KCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN gửi Ban quản lý các KKT, KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
b. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp
Để quản lý nhà nước về nước thải khu công nghiệp có hiệu quả thì chúng ta phải làm rõ các yếu tố ảnh hưởng cụ thể như sau:
Quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước
Công tác BVMT đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới thông qua việc Nhà nước ta không ngừng kiện toàn cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT. Cơ chế, chính sách là yếu tố tác động trực tiếp đến QLNN về nước thải KCN. Một cơ chế, chính sách tốt sẽ khiến cho toàn bộ hệ thống QLNN từ trung ương đến địa phương vận hành ổn định, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT trong các KCN. Một cơ chế chính sách tốt sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa các nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, người dân. Đảm bảo nhà quản lý thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, doanh nghiệp sản xuất có lợi nhuận, người dân được hưởng môi trường sống an toàn và đảm bảo phúc lợi xã hội[16].
Việc ban hành các quy định một cách cụ thể, chính xác, hợp lý và khoa học góp phần không nhỏ vào việc quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nói chung, nước thải khu công nghiệp nói riêng hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật tác động trực tiếp đến hệ thống các quy định của từng địa phương. Từng địa phương cần cụ thể hóa văn bản pháp luật của trung ương vào điều kiện thực tiễn địa phương để đảm bảo thực thi các chính sách quản lý về nước thải khu công nghiệp đạt hiệu quả cao.
Trình độ năng lực, phẩm chất, đạo đức của nguồn nhân lực quản lý
“Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hiệu quả
hoạt động quản lý môi trường KCN. Đây là đội ngũ trực tiếp thực thi nhiệm vụ QLNN về nước thải KCN, do vậy trình độ, năng lực của họ có vai trò rất quan trọng”[19].
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hiệu quả hoạt động quản lý môi trường KCN. Theo phân cấp, Ban Quản lý KCN là cơ quan QLNN trực tiếp đối với mọi mặt hoạt động của các KCN. Điều này đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách của Ban phải có phẩm chất đạt chuẩn về đạo đức, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực quản lý, có kinh nghiệm thực tiễn và thấu hiểu doanh nghiệp, biết phát huy trình độ, năng lực, tính năng động, sáng tạo trong thực thi công vụ, trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý phải được thường xuyên trau dồi và cập nhật kiến thức mới để bắt kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ tiến tiến. Một mặt là để hướng dẫn, một mặt là để nhận diện một cách đầy đủ và chính xác các ảnh hưởng của nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN từ đó đưa ra được các phương pháp cũng như dự báo được các tình huống có thể xảy ra trong thực tế để phòng ngừa, ngăn chặn. Tuy nhiên, nếu trình độ, năng lực của đội ngũ không ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, nhũng nhiễu, sẽ làm giảm sút niềm tin, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả QLNN về nước thải KCN.
Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động quản lý nói chung, quản lý nước thải Khu công nghiệp nói riêng. Chỉ khi có nguồn lực tài chính hợp lý đầu tư cho công tác quản lý nước thải Khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết thì công tác thu gom, xử lý nước thải Khu công nghiệp mới đạt hiệu quả thực sự đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra. Có nguồn lực tài chính dồi dào đầu tư vào khoa học công nghệ để ứng dụng trong công tác quản lý môi trường, trở thành công cụ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, thiết lập sơ đồ mô hình cảnh báo, điều khiển từ xa, thiết lập các trạm quan trắc tự động để đo các thông số môi trường, lựa chọn các phương án có công nghệ xử lý nước thải có tính thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải công nghiệp còn hạn hẹp, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra, kinh phí cho công tác thu gom, xử lý nước thải công nghiệp còn thấp, công tác đầu tư,
tái đầu tư chưa được chú trọng. Mặt khác, nguồn ngân sách của địa phương, doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT nói chung, xử lý nước thải công nghiệp ở cấp cơ sở còn ít. Để đảm bảo tính bền vững trong công tác BVMT, hiệu quả trong quản lý Nhà nước về nước thải KCN cần có sự vào cuộc, sự đầu tư mạnh mẽ không chỉ từ ngân sách Nhà nước mà còn từ các doanh nghiệp.
Nhận thức của doanh nghiệp
Hầu như các doanh nghiệp đều thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo vì vậy họ không hiểu tác động môi trường là gì, nội dung như thế nào, có trách nhiệm gì hay không.
Một số doanh nghiệp, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, coi đây là giải pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nguy hiểm hơn nữa là có những doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý nước thải, nhưng luôn cố tình vi phạm, lén lút xây dựng hệ thống bí mật, phức tạp, được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn để xả ra môi trường những chất xả thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn [27].
Do đó, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BVMT, cần nghiêm túc thực hiện báo cáo đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường khi có kế hoạch triển khai đầu tư dự án.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh khi có nhu cầu sử dụng nước hoặc các tài nguyên khác để sản xuất, phải làm thủ tục xin cấp phép và xả thải theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp sản xuất sạch để hướng tới sự phát triển bền vững. Nếu một doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao trong BVMT, doanh nghiệp đó sẽ tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, nước thải sẽ được xử lý đảm bảo trước khi xả thải. Ngược lại, một doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật kém không tự giác chấp hành pháp luật QLNN về nước thải KCN, họ luôn tìm cách thậm chí là tìm khe hở của luật pháp để xả nước thải chưa xử lý để tiết kiệm chi phí.
Hội nhập và hợp tác quốc tế
Hiện nay, Việt Nam đã và đang trong tiến trình hội nhập sâu vào khu vực và nền kinh tế toàn cầu, mức độ ảnh hưởng do các yếu tố từ bên ngoài tác
động đến nền kinh tế trong nước và QLNN về kinh tế càng lan tỏa nhanh chóng.
Nước ta đã mở rộng cơ hội hợp tác với các quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ trong lĩnh vực môi trường, tiếp thu các công nghệ cao, công nghệ sản xuất sạch hơn và ít phát sinh chất thải. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. “Khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại này khi muốn xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế thì sẽ phải đạt đầy đủ chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, trong đó có chỉ tiêu đạt chuẩn về môi trường” [21].
Việc đáp ứng các yêu cầu này sẽ tác động rất lớn, thay đổi đáng kể hoạt động QLNN về môi trường nói chung và QLNN về nước thải KCN nói riêng. Cũng từ yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về môi trường nói chung, quản lý nước thải Khu công nghiệp nói riêng thông qua việc củng cố và tăng cường diễn đàn đối thoại chính sách tài nguyên và môi trường của quốc tế, tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin về môi trường giữa các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, các tổ chức, doanh nghiệp.
1.2.3. Quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp
Quản lý là hoạt động tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Trong đó, quản lý xã hội là thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết để đạt những mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động chung của con người trong xã hội. Do đó, quản lý Nhà nước là các công việc của Nhà nước, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan Nhà nước, cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện thông qua hình thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được nhà nước giao quyền thực hiện
chức năng nhà nước.
Quản lý Nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do Nhà nước thực thiện thông qua bộ máy Nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Như quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý Nhà nước về giáo dục, quản lý Nhà nước về môi trường hay quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong các điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua cả 3 loại cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp.
Nhà nước quản lý môi trường khu công nghiệp nhằm khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường từ những hoạt động sản xuất tại các Khu công nghiệp.
Ngành công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng mà còn đóng vai trò tư liệu lao động của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm có ích, hoạt động sản xuất công nghiệp còn thải ra tự nhiên một lượng chất thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sản phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành chất thải. Để giảm thiểu tác động do ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và nước ta cũng đang tập trung các nguồn lực để cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Trong các hoạt động bảo vệ môi trường có xây dựng kế hoạch khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường từ những hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và tại các Khu công nghiệp nói riêng.
Tại các Khu công nghiệp có nhiều cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau như (sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cà phê, sản xuất tái chế thép phế liệu, sản xuất bao bì, sản xuất hàng may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi..), từ đó cho thấy thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về nghiệp vụ chuyên môn trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các cơ sở lại do các ngành khác nhau quản lý, đồng thời đối với từng ngành nghề khác nhau lại có các chất thải khác nhau thải ra môi trường. Để thực hiện tốt việc quản lý môi trường KCN có các ngành nghề sản xuất khác nhau như trên thì cần phải có các công cụ để quản lý về môi trường một cách hợp lý.
Mặt khác ở mỗi địa phương khác nhau thì có tính lịch sử khác nhau, có nguồn nhân lực khác nhau và điều kiện tự nhiên khác nhau,… do vậy khi thực hiện chức năng quản lý môi trường KCN đóng trên từng địa phương khác nhau cần căn cứ các yếu tố trên để xây dựng các công cụ phục vụ cho việc quản lý môi trường cho phù hợp với từng địa phương. Các KCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là các nước đang phát triển thì việc phát triển các KCN đã tạo ra được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn bởi có thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển, chính vì thế, xây dựng các KCN là bước đi hợp lý nhằm tận dụng mọi nguồn lực hiện có phát triển dần dần các ngành công nghiệp ở địa phương theo hướng hiện đại ngay từ ban đầu. Khu công nghiệp tạo không gian để áp dụng chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp. Thực tế cho thấy, việc áp dụng cùng một lúc nhiều chính sách mới ở diện rộng là hết sức khó khăn, trong nhiều trường hợp Nhà nước không đủ nguồn lực hoặc chưa chuẩn bị đủ tiền đề do đó, KCN là nơi thích hợp để thí điểm những chính sách kinh tế mới, đặc biệt là chính sách về thuế, đầu tư và đất đai.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy được mở rộng và phát triển nhanh chóng, dân số ngày càng gia tăng, một mặt tích cực đóng góp cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng chất thải trong đó có nước thải công nghiệp. Các chất thải này thường là các chất thải khó phân hủy và thường ở dạng hóa chất tổng hợp nên rất khó phân hủy trong tự nhiên, đó là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân chính có thể gây nảy sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của con người.
Quản lý nhà nước về môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp